Top 10 Loài hoa đại diện cho các nước trong khối ASEAN

Hạ Lan Quân 6676 1 Báo lỗi

Quốc hoa là loài hoa biểu trưng cho một nước, được cho là bắt nguồn từ biểu tượng của nhà vua thời Trung cổ ở châu Âu. Cùng với Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc phục thì ... xem thêm...

  1. Từ lâu đời, Hoa Sen hồng (tên khoa học là Nelumbo nucifera) luôn được đa số người Việt Nam yêu thích và tôn vinh, dư luận quốc tế công nhận. Chính phủ đã tổ chức bầu chọn Quốc hoa trong đông đảo người dân Việt Nam, và hoa sen luôn đạt được số phiếu cao nhất bên cạnh các loài hoa khác như: hoa mai, hoa đào, hoa lúa... Mọc ở nhiều ao hồ, sen hồng (Nelumbo nucifera) có vị trí đặc biệt trong tâm linh và văn hóa của người Việt Nam.


    Một loài hoa vươn lên từ bùn lầy để đón ánh sáng, là loài hoa tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của con người trước mọi nghịch cảnh. Hình tượng hoa sen có vai trò rất quan trong trong các công trình kiến trúc, điêu khắc và tác phẩm văn học nghệ thuật trải dài trong nhiều thế kỷ của người Việt.

    HOA SEN - VIỆT NAM
    HOA SEN - VIỆT NAM
    HOA SEN - VIỆT NAM
    HOA SEN - VIỆT NAM

  2. Quốc hoa của Thái Lan là hoa Muồng hoàng yến (còn có tên khác là Muồng hoàng hậu - tên khoa học là Cassia fistula), loài hoa màu vàng nở thành chùm rực rỡ. Muồng Hoàng Yến thuộc loại cây gỗ, có thể cao tới 10-20m, có màu vàng tươi, mọc thành chùm dài khoảng 30-40m buông rũ xuống trông rất đẹp.


    Những người dân Thái coi màu vàng của loài hoa này như là màu sắc của Phật giáo và sự vinh quang, nó cũng tượng trưng cho sự đoàn kết và hòa hợp của người Thái. Hoa Muồng hoàng yến thường được trồng dọc theo lề đường phố ở Thái Lan.

    HOA MUỒNG HOÀNG YẾN - THÁI LAN
    HOA MUỒNG HOÀNG YẾN - THÁI LAN
    HOA MUỒNG HOÀNG YẾN - THÁI LAN
    HOA MUỒNG HOÀNG YẾN - THÁI LAN
  3. Hoa Dâm bụt (tên khoa học là Hibiscus rosa-sinensis) còn có tên khác là Bunga Raya.Ngày 28 tháng 7 năm 1960 chính phủ Malaysia đã chính thức công bố hoa Dâm bụt là Quốc hoa của Malaysia và được in trong tiền cắc của đất nước này.


    Loài hoa 5 cánh có màu đỏ tươi đại diện cho “Năm Nguyên tắc quốc gia” - triết lý quốc gia của Malaysia trong việc tăng cường đoàn kết và hòa giải dân tộc, trong khi màu đỏ tượng trưng cho lòng quả cảm. Loài hoa này cũng được trồng làm cây cảnh tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hoa lớn, màu đỏ sậm nhưng ít có hương. Nhiều giống, thứ, lai được tạo ra, với màu hoa khác nhau từ trắng tới vàng và cam, hồng, đỏ tươi, với cánh đơn hay cánh đôi.

    HOA DÂM BỤT - MALAYSIA
    HOA DÂM BỤT - MALAYSIA
    HOA DÂM BỤT - MALAYSIA
    HOA DÂM BỤT - MALAYSIA
  4. Hoa Rumdul có tên khác là Mitrella mesnyi (tên khoa học là Melodorum fruticosum), cây cao từ 8 - 15m, đường kính từ 20 - 30 cm.Rumdul có mặt ở hầu hết các đường phố Campuchia và là Quốc hoa của đất nước này.


    Hoa có màu vàng nhạt, hình dáng tròn trĩnh, có 3 cánh xòe 3 cánh úp, các cánh xen kẽ đều nhau.Nhiều thế kỷ qua, hoa Rumdul thường được ví von với những cô gái Khmer: luôn vui vẻ, dí dỏm và toát lên vẻ đẹp thanh tao, duyên dáng. Khi hòa mình trong vũ điệu truyền thống Apsara, họ giống như những nàng tiên vui đùa với cây cỏ, mang đến sự sinh sôi nảy nở cho muôn loài.

    HOA RUMDUL - CAMPUCHIA
    HOA RUMDUL - CAMPUCHIA
    HOA RUMDUL - CAMPUCHIA
    HOA RUMDUL - CAMPUCHIA
  5. Singapore được biết như thiên đường của các loài hoa lan, hoa có mặt ở khắp mọi nơi. Và trong số các loài hoa lan thì hoa phong lan Vanda Miss Joaquim được vinh dự chọn làm Quốc hoa vào ngày 15-4-1981. Đây là một loài lan thanh nhã với những cánh phớt hồng mang tên người phụ nữ đã tìm ra nó vào năm 1893 – bà Agnes Joaquim.


    Với vẻ đẹp sắc sảo, phong lan Miss Joaquim đã chinh phục trái tim những người yêu hoa và được trồng rộng rãi trên đảo quốc sư tử. Ngày nay khi viếng thăm vườn Thảo mộc Singapore, du khách sẽ thấy những hàng cây Vanda Miss Joaquim tuyệt đẹp.

    HOA MISS JOANQUIM - SINGAPORE
    HOA MISS JOANQUIM - SINGAPORE
    HOA MISS JOANQUIM - SINGAPORE
    HOA MISS JOANQUIM - SINGAPORE
  6. Hoa Đại (hay còn được gọi là hoa Champa) cái tên thể hiện cái hồn dân tộc. Hoa được trồng phổ biến trên lãnh thổ Lào, đặc biệt là ở các khu vực gần các tu viện, chùa tháp. Hoa Champa là loài hoa duy nhất hội tụ đầy đủ những ý nghĩa triết học nhân sinh cao quý, là ý nghĩa về với đạo lý nhà Phật, là tính cách đôn hậu, hiền hòa của người dân xứ Champa.


    Đối với người dân Lào, hoa Champa đại diện cho sự chân thành và niềm vui trong cuộc sống. Loài hoa này thường được sử dụng để trang trí các nghi lễ hoặc làm thành vòng hoa chào đón khách. Vào dịp Tết cổ truyền Bunpimay, người dân Lào thường kết vòng hoa Champa cài lên tóc cầu mong may mắn, khách đến nhà sẽ được chủ nhà cài hoa lên ngực áo và buộc vào cổ tay vòng chỉ xanh hoặc đỏ biểu tượng cho hạnh phúc, sức khỏe.

    HOA ĐẠI - LÀO
    HOA ĐẠI - LÀO
    HOA ĐẠI - LÀO
    HOA ĐẠI - LÀO
  7. Hoa Simpor (có tên khoa học là Dillenia suffruticosa), hoa có 5 cánh lớn màu vàng tươi gần giống như hoa Mai. Lá Simpor có kích thước lớn và rộng, hình bầu dục, người dân Brunei thường sử dụng lá Simpor để gói thức ăn khi mang đi xa, tạo nên một nét văn hóa thật gần gũi và dễ thương. Lá và rễ cây có thể được sử dụng để chống viêm, ngứa, đau dạ dày và phục hồi sức khỏe.


    Hình tượng hoa Simpor xuất hiện rộng rãi trong các mẫu mã thủ công truyền thống của Brunei và được đưa lên đồng tiền 1 dollar của quốc gia này. Loài hoa này thường được tìm thấy ở khắp nơi trên toàn quốc, dọc theo các con sông ở Brunei, đặc biệt là sông Temburong, và cả các khu vực đầm lầy hoặc cát trắng. Đôi khi, ta cũng có thể bắt gặp Simpor trên các sườn đồi và rặng núi.

    HOA SIMPOR - BRUNEI
    HOA SIMPOR - BRUNEI
    HOA SIMPOR - BRUNEI
    HOA SIMPOR - BRUNEI
  8. Dường như một loài hoa thôi chưa đủ mà Indonesia còn có hẳn 3 loài hoa được chọn làm biểu tượng hoa của đất nước, đó là hoa nhài, lan mặt trăng và hoa xác thối.


    Hoa Nhài còn có tên gọi khác là Melati (tên khoa học Jasminum sambac). Hoa nhài là loài hoa quen thuộc ở nhiều nước châu Á, tượng trưng cho sự cao quý và tinh khiết.


    Hoa Lan mặt trăng còn tên gọi khác là Anggrek bulan (tên khoa học Phalaenopsis amabilis). Loài hoa này là một loài hoa đẹp mọc khắp nơi trên lãnh thổ Indonesia.


    Hoa Xác thối còn có tên gọi khác là Bunga bangkai (tên khoa học Amorphophallus titanum). Tuy nó có mùi đặc trưng như miếng thịt thối nhưng nó lại là loài quý hiếm, đặc hữu chỉ có trên đảo Sumatra, nổi tiếng thế giới với kích thước khổng lồ.

    HOA NHÀI, LAN MẶT TRĂNG, HOA XÁC THỐI - INDONESIA
    HOA NHÀI, LAN MẶT TRĂNG, HOA XÁC THỐI - INDONESIA
    HOA NHÀI, LAN MẶT TRĂNG, HOA XÁC THỐI - INDONESIA
    HOA NHÀI, LAN MẶT TRĂNG, HOA XÁC THỐI - INDONESIA
  9. Loài hoa đại diện của Philippines là hoa Nhài Ả Rập (tên gọi khác là Sampaguita - tên khoa học là Jasminum sambac).Ý nghĩa của hoa là biểu tượng cho tinh khiết, khiêm nhường, giản dị và sức mạnh được Philippines công nhận là Quốc hoa vào ngày 01/02/1934.


    Loài hoa này có màu trắng, các cánh tỏa ra hình ngôi sao với hương thơm ngọt ngào đặc trưng. Xuất hiện trong các truyền thuyết, truyện dân gian và các bài hát của Philippines.

    NHÀI Ả RẬP - PHILIPPINES
    NHÀI Ả RẬP - PHILIPPINES
    NHÀI Ả RẬP - PHILIPPINES
    NHÀI Ả RẬP - PHILIPPINES
  10. Nhắc đến Myanmar, người ta không thể nào quên được loài hoa đại diện cho quốc gia này - hoa Giáng hương mắt chim. Hoa Giáng hương mắt chim còn có tên gọi khác là hoa Padauk (tên khoa học là Pterocarpus indicus), mọc thành chùm nhỏ màu vàng, hương thơm nhẹ nhàng. Người dân quan niệm rằng hoa là biểu tượng cho tuổi trẻ căng tràn sức sống, tình yêu và sự lãng mạn.


    Hoa Giáng hương mắt chim đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ truyền thống và tôn giáo của Myanmar. Ngoài ra thì một số bộ phận của loài cây này có thể được dùng làm thuốc.

    HOA GIÁNG HƯƠNG MẮT CHIM - MYANMAR
    HOA GIÁNG HƯƠNG MẮT CHIM - MYANMAR
    HOA GIÁNG HƯƠNG MẮT CHIM - MYANMAR
    HOA GIÁNG HƯƠNG MẮT CHIM - MYANMAR




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy