Top 7 Lưu ý quan trọng nhất giúp kéo dài tuổi thọ của nồi cơm điện

Nồi cơm điện là thiết bị quen thuộc trong mọi gia đình, tuy nhiên cũng vì lý do đó mà nhiều người thường bỏ qua khâu tìm hiểu cách sử dụng nồi sao cho đúng. ... xem thêm...

  1. Top 1

    Vo gạo trước khi nấu

    Trước khi nấu cơm bạn cần thực hiện bước vo gạo thật kỹ, đổ nước đục và tiến hành vo gạo 3 lần là hợp lý nhất.


    Không chỉ giúp làm sạch bụi bẩn mà việc vo gạo còn để loại bỏ lớp bột talc - một loại bột mịn được sử dụng như một chất bảo quản trong quá trình lưu trữ gạo.


    Lưu ý: Không nên vo gạo trực tiếp trong nồi con để không làm mất lớp chống dính của nồi, hoặc méo nồi do va chạm - đây là nguyên nhân khiến tình trạng gia nhiệt kém vì tiếp xúc với mâm phát nhiệt không còn tốt như ban đầu.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  2. Top 2

    Chú ý tỉ lệ gạo và nước

    Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện là đun sôi để làm chín gạo, vì vậy quá trình nấu cơm sẽ phụ thuộc vào lượng nước trong nồi. Nếu nước chỉ vừa đủ thì gạo sẽ không chín, nhưng quá nhiều nước thì cơm sẽ nhão.


    Tỉ lệ gạo và nước được thực hiện theo công thức sau: 1 chén gạo = 1 chén nước + 1/4 chén nước.


    Tuy nhiên tỉ lệ trên cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào loại gạo, loại nồi mà gia đình bạn sử dụng, gạo khô hay dẻo. Trong quá trình sử dụng nồi cơm điện bạn sẽ tự rút ra được kinh nghiệm cho bản thân để có thể nấu được nồi cơm thơm ngon.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  3. Top 3

    Giữ chế độ hâm nóng cơm sau khi đã sôi

    Khi cơm chín, nồi cơm sẽ phát ra một tiếng "bíp" để báo rằng cơm lúc này đã chín và đang chuyển sang chế độ hâm nóng. Sau tiếng "bíp", gạo cần phải được hâm nóng khoảng từ 5 cho đến 10 phút để cân bằng độ ẩm, bốc hơi lượng nước còn thừa bám trên gạo. Nhờ vậy, tạo nên độ xốp của gạo giúp cơm ngon hơn, quá trình này chính là quá trình ủ cơm. Trong cả quá trình này tốt nhất bạn không nên mở nắp nồi cơm ra.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  4. Top 4

    Không nên rút phích cắm ngay khi vừa mới nấu cơm xong

    Ngay cả khi nấu cơm xong bạn cũng không nên rút phích cắm của nồi ra ngay lập tức vì sau khi cơm được nấu chín, nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ giữ ấm.


    Cơm được giữ ấm và ăn sau 12 phút thì cơm sẽ ngon hơn, tuy nhiên bạn không nên giữ ấm cơm quá lâu bởi lúc này cơm có thể bị biến dạng như khô, gãy,...

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  5. Top 5

    Không được bỏ vật dụng kim loại vào trong nồi

    Đa số các sản phẩm nồi cơm điện được bày bán hiện nay đều được thiết kế lòng nồi chống dính. Tuy nhiên điểm hạn chế là lòng nồi này rất dễ bị xước nếu như bạn sử dụng dĩa hoặc thìa bằng kim loại. Nhất là thói quen sử dụng thìa kim loại cạo cơm ở đáy nồi, tốt nhất hãy sử dụng thìa nhựa để không gây xước cho nồi, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  6. Top 6

    Vệ sinh nồi

    Tất cả các thiết bị gia dụng đều cần phải tiến hành vệ sinh thường xuyên và nồi cơm điện cũng vậy. Sau khi sử dụng nếu bạn chưa thể rửa nồi ngay được thì gãy đổ nước vào nồi để tránh cho cơm bị khô cứng, bám vào thành nồi.


    Tiến hành vệ sinh sạch cơm còn sót lại trong nồi và đợi cho đến khi khô hẳn thì mới nên cất vào bên trong nồi.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  7. Top 7

    Không được mở nắp nồi trong quá trình nấu cơm

    Khi nấu cơm bạn không được mở nắp nồi ra bởi lúc này hơi nóng sẽ bị bốc hơi ra ngoài, khiến cho lượng nhiệt đang sử dụng để nấu cơm mất ổn định. Kết quả khiến cho cơm không được ngon, thậm chí là cơm không chín.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy