Top 10 Trò chơi củng cố kiến thức trong các tiết học cho trẻ mầm non hay nhất

Phương Trinh 39119 0 Báo lỗi

Trau dồi kiến thức cho trẻ dưới hình thức “chơi” sẽ giúp trẻ nhanh tiếp thu kiến thức và nhớ lâu hơn cả. Vì vậy, những trò chơi củng cố kiến thức cho trẻ mầm ... xem thêm...

  1. Top 1

    Trò chơi củng cố kiến thức về các phép đếm

    Trò chơi Thi ai đếm đúng: Chuẩn bị: 5-7 dây có thắt nút đủ tốt để trẻ có thể sờ và nhận ra được số lượng dây, Băng bịt mắt, trống. Cách chơi: Khi chơi trẻ không được nhìn, chỉ dùng tay đếm. Trẻ chơi theo nhóm, sau khi bịt mắt trẻ, quản trò phát cho mỗi trẻ 1 dây có thắt nhiều nút. Trẻ dùng tay sờ đếm xem dây của mình có bao nhiêu nút thắt, khi có hiệu lệnh nhóm trẻ lên chơi bắt đầu đếm thi xem ai đếm nhanh.


    Trò chơi Trồng cây chuối: Trẻ lần lượt nắm chặt tay lại và đặt chồng lên nhau. Sau đó, trẻ cùng đọc bài đồng dao. Một trẻ dùng ngón tay chỉ từ trên xuống dưới kết thúc bài đồng dao, chỉ trúng tay ai thì người đó phải rút tay về. Sau mỗi lần như thế trẻ cùng đếm số tay còn lại và tiếp tục chơi tiếp.


    Trò chơi "Tìm quả cho cây":

    • Mục đích: Củng cố khả năng nhận biết số lượng và luyện đếm cho trẻ. Phát triển khả năng quan sát
    • Chuẩn bị: Một số cây nhựa hoặc cây bằng bìa cứng và một số quả rời. Các thẻ số (Chuẩn bị theo số mà trẻ đã học)
    • Cách tiến hành:
      • Cô chuẩn bị 3 cây, trên mỗi cây chia làm các tán nhỏ và gắn thẻ số lên các tán cây. Chia trẻ làm 3 đội, chơi theo hình thức “chạy tiếp sức”.
      • Mỗi trẻ trong 3 đội có nhiệm vụ sẽ đi qua con đường hẹp lên trên bàn lấy quả và dán lên mỗi tán của đội mình. Bạn trước chạy về sẽ vỗ vào vai bạn tiếp theo để bạn tiếp tục lên chơi. Thời gian chơi là 1 bản nhạc.
      • Đội nào gắn nhanh và đúng với số lượng quả trên các tán cây mà cô đã đặt thẻ số thì đội đó là đội chiến thắng.
      • Sau khi trẻ gắn xong, cô nhận xét:
        + Các con vừa làm gì? (Gắn quả lên cây)
        + Các con làm như thế nào? (Gắn quả lên các tán cây đúng với số lượng
        trong thẻ số).
      • Cô cho trẻ kiểm tra kết quả và tìm ra đội thắng cuộc.


    Trò chơi Úp lá khoai:

    • Mục đích yêu cầu: Dạy trẻ biết đếm theo thứ tự.
    • Chuẩn bị: Sân chơi rộng rãi, thoáng mát.
    • Cách tiến hành: Mỗi bạn chơi ngồi thành vòng tròn, úp 2 bàn tay xuống đất. Khi bắt đầu đọc “Úp lá khoai” thì 1 người lấy tay của mình phủ lên tay của tất cả mọi người, lúc đó mọi người ngửa hết bàn tay lên. Một người lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay, vừa chỉ vừa hát tiếp: “Mười hai chong chóng/ Đứa mặc áo trắng / Đứa mặc áo đen / Đứa xách lồng đèn / Đứa cầm ống thụt/ Thụt ra thụt vô / Có thằng té xuống giếng / Có thằng té xuống xình / Úi chà, úi da!”. Hát đến chữ cuối cùng, người chỉ để vào tay của người nào thì tay người đó phải thụt vào. Sau đó, trẻ đếm số bàn tay còn lại và tiếp tục chơi tiếp.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Trò chơi củng cố kiến thức về các phép đếm
    Trò chơi củng cố kiến thức về các phép đếm

  2. Top 2

    Trò chơi củng cố kiến thức: làm quen với chữ cái

    Tìm thẻ chữ theo hiệu lệnh của cô:

    • Mục đích: Củng cố sự nhận biết chữ cái và phát âm đúng các âm đã học
    • Chuẩn bị: Mỗi cháu 5-6 thẻ chữ cái đã học, thẻ chữ cái cho cô.
    • Cách chơi: Chơi cả lớp hoặc theo nhóm
      • Cách chơi thứ nhất: Cô đặt thẻ chữ cái lên bàn của cô. Sau đó, cô gọi một cháu lên bàn tìm thẻ chữ cái theo yêu cầu của cô (chữ ă). Cháu được gọi lên tìm đúng thẻ chữ cái (ă) giơ lên cao, quay về phía các bạn và đọc to, rõ rang âm của chữ cái đó. Trẻ đọc đúng – cô khen ngợi, cả lớp hoan hô.
      • Cách thứ hai: Cô tổ chức cho cả lớp cùng chơi. Cô phát cho mỗi cháu 5-6 thẻ chữ cái đã học. Khi nào cô đọc 1 âm, kèm theo hiệu lệnh là tiếng xắc xô hoặc tiếng gõ. Các cháu tìm trong số thẻ chữ cái mà cô vừa đọc và giơ lên cao. Cô quan sát cả lớp, cháu nào tìm đúng, nhanh và giơ thẻ chữ ngay ngắn, cô khen kịp thời. Cháu nào tìm chưa đúng hoặc giơ ngược thẻ chữ, cô sửa lại cho các cháu. Ví dụ: Cô đọc âm “d” cáccháu tìm thẻ chữ cái "d", giơ lên cao. Trò chơi lại tiếp tục, cô đọc âm khác.


    Trò chơi Ong tìm chữ:

    • Cách chơi: Ở kia cô có những chiếc vòng tròn tượng trưng cho những chiếc tổ ong và chúng mình sẽ là những chú ong, sẽ bay quanh những chiếc vòng này, trong khi bay chú ý nghe khi nào cô nói về tổ, về tổ thì chúng mình hãy nhảy thật nhanh vào vòng nhé, chúng mình hãy chú ý là mỗi tổ chỉ có 1 chú ong bên trong thôi nhé!
    • Luật chơi: Nếu chú ong nào không tìm cho mình được 1 chiếc tổ thì chú ong đó sẽ phải nhảy lò cò. Để hiểu hơn về trò chơi này chúng mình cùng quan sát cô thực hiện chơi mẫu trước nhé

    Trò chơi Xếp hột hạt theo đúng chữ cái:

    • Mục đích: Củng cố sự nhận biết chữ cái của trẻ, luyện khả năng khéo léo của bàn tay trẻ.
    • Chuẩn bị: Số hạt bằng nhựa ( cúc áo ) hoặc hạt na…đủ cho các cháu chơi. Hạt cho cô xếp mẫu.
    • Cách chơi: Cho cả lớp chơi ở ngoài sân hoặc ở trong lớp. Cô phát cho từng cháu số hạt đã chuẩn bị. Sau đó, cô yêu cầu các cháu nhìn xem cô xếp mẫu chữ cái. Cô vừa xếp vừa hướng dẫn trẻ xếp thứ tự các nét chữ, xếp từ trên xuống, từ trái sang phải. sau khi xem cô xếp mẫu, cô cho các cháu tự xếp thành hình chữ cái.Khi xếp, các cháu nhìn theo mẫu và xếp theo thứ tự từng nét. Hoặc cô có thể vẽ hình chữ cái để các cháu xếp theo. Trong khi trẻ xếp, cô quan sát các cháu, nếu cháu nào không tự xếp được, cô kịp thời đến hướng dẫn cháu xếp cho đúng.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Trò chơi củng cố kiến thức: làm quen với chữ cái
    Trò chơi củng cố kiến thức: làm quen với chữ cái
  3. Top 3

    Trò chơi củng cố kiến thức trong các tiết dạy thơ

    Trò chơi chiếc hộp bí mật

    • Cách chơi: Đặt câu hỏi trong chiếc hộp và cô cho trẻ chọn họp theo số thứ tự. Các câu hỏi sẽ liên quan đến nội dung bài thơ và cô cho trẻ trả lời.


    Trò chơi đọc thơ nối tiếp

    • Cách chơi: Cô giao cho cả lớp một bài thơ đã học, cCô giơ tay về phía tổ nào tổ ấy đọc tiếp câu tiếp theo


    Trò chơi Ghép tranh theo nội dung bài thơ

    • Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đến 4 nhóm, mỗi nhóm có một tấm bảng và các bức tranh rời. Sau khi nghe hiệu lệnh hoặc bắt đầu một bài hát, các nhóm chọn các bức tranh phù hợp với thứ tự nội dung bài thơ và ghép chúng theo thứ tự. Kết thức đoạn nhạc, cô kiểm tra kết quả của các nhóm.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Trò chơi củng cố kiến thức: làm quen với chữ cái
    Trò chơi củng cố kiến thức: làm quen với chữ cái
  4. Top 4

    Trò chơi củng cố phía trên dưới - trước sau

    Trò chơi chim mẹ chim con

    • Cách chơi: Cô nói chim bay về phía sau trẻ chạy nhanh đứng sau cô, các phía khác cũng vậ, chẳng hạn chim bay dưới cái quạt trẻ sẽ chạy nhanh đứng dưới quạt trần.


    Trò chơi Giấu chân

    • Cách chơi:
      • Cô giáo hô: Chân đâu, chân đâu. Chúng mình có nhìn thấy chân của mình không? Làm thế nào con nhìn thấy chân của mình? Vì sao phải cúi xuống mới nhìn thấy? Vì chân ở phía nào của con?
      • Cho trẻ đọc: Phía dưới. - Những gì mà các con phải cúi xuống mới nhìn thấy được thì gọi là phía dưới. Ngoài chân ra, phía dưới con còn có gì?
      • Phía trước- “Giấu tay”2- Có nhìn thấy tay không? Vì sao? Tay ở phía nào?
      • Cho trẻ đọc: Phía sau.- Những gì mà mình phải quay đầu ra sau mới nhìn thấy được thì gọi là phía sau
      • Vậy các con hãy quay đầu ra sau xem phía sau các con có gì?
      • Phía trước- “Tay đâu”2- Có nhìn thấy tay không? Vì sao? Tay ở phía nào? Cho trẻ đọc: Phía trước


    Trò chơi Bé trồng hoa:

    • Cách chơi: Cô nói Mũ ở phía trên – trẻ đội mũ lên đầu, dép ở phía dưới- trẻ đeo dép vào chân, trồng hoa ở phía trước, tay ở phía sau.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Trò chơi củng cố phía trên dưới - trước sau
    Trò chơi củng cố phía trên dưới - trước sau
  5. Top 5

    Trò chơi tiết âm nhạc

    Trò chơi hát theo hình vẽ

    • Chuẩn bị: Tranh vẽ nội dung các bài hát.
    • Cách chơi:
      • Cô có các tranh nhỏ vẽ mô phỏng ý nghĩa nội dung các bài hát "Hoa bé ngoan”, “Những khúc nhạc hồng”, “Sắp đến tết rồi”, "Mùa xuân đến rồi”... (tùy thuộc vào nội dung giờ học mà giáo viên chọn tranh vẽ phù hợp với nội dung bài hát)
      • Từng trẻ lên rút tranh, nếu rút tranh có hình vẽ tương ứng với bài hát nào thì nói tên bài hát, tên tác giả và bài hát đó cho cả lớp cùng nghe.
      • Khi trẻ không nhận ra được bài hát, trẻ sẽ được cô gợi ý hoặc trực tiếp giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và động viên trẻ hát bài hát đó.
      • Trẻ cũng có thể mời một vài bạn lên cùng hát hoặc múa minh hoạ hay gõ đệm cho mình hát.
      • Hát xong, trẻ sẽ được giới thiệu một bạn khác lên tiếp tục chơi.

    Trò chơi tai ai tinh:

    • Chuẩn bị: Xắc xô, kèn, trống.
    • Cách chơi: cô giới thiệu cho trẻ các loại dụng cụ phát ra âm thanh mà cô có: xắc xô, trống, mõ. Cô mời 1 trẻ lên, đội mũ chóp lên, sau đó cô mời 1 bạn lên gõ một trong những loại dụng cụ cô có. Sau đó cô cho trẻ đoán xem bạn vừa gõ dụng cụ gì.

    Trò chơi nghe nhạc nhảy vào vòng:

    • Trò này có 2 cách chơi như sau:
      • Cách 1: Trên sàn lớp các các vòng tròn (vòng thể dục hoặc vẽ bằng phấn). Số trẻ tham gia chơi nhiều hơn số vòng. Ví dụ: 4 vòng 5 trẻ, hoặc 5 vòn 6 trẻ. Trẻ nghe cô hát và đi xung quanh chỗ để vòng: Cô hát nhanh, trẻ đi nhanh. Cô hát chậm, trẻ đi chậm. Cô hát nhỏ trẻ đi chậm gần vào vòng. Cô hát to trẻ nhanh chân nhảy vào vòng. Mỗi vòng 1 người, bạn nào không chiếm được vòng là thua phải nhảy lò cò xung quanh lớp. Trong khi bạn nhảy lò cò, cả lớp đọc hoặc hát phụ họa một bài…
      • Cách 2: Cô không hát to, nhỏ, nhanh, chậm mà hát bình thường nhưng đến câu hát cô đã định trước thì nhảy vào chuồng. Ví dụ: Cô định trước câu “Cô dạy cháu múa ca” trong bài “Cô giáo miền xuôi”, đến từ “múa ca” thì nhảy vào vòng. Lưu ý: Trẻ chỉ thực hiện chơi với những bài hát đã thuộc và hát thường xuyên.

    Trò chơi hát đúng từ theo câu hát:

    • Cách chơi:
      • Giáo viên chọn những từ ngữ gần gũi với trẻ, thường thấy trong các bài hát mầm non. Ví dụ: như từ “hoa” hoặc từ “chim”
      • Cô nêu từ đã chọn để trẻ nhớ lại xem từ đó có trong câu hát nào thì hát câu hát đó lên.
      • Từ “hoa” trong câu hát “hoa lá như tươi hơn”
      • Từ “con chim” trong câu hát “con chim nó hót líu lo”.
      • Trẻ chơi với nhiều hình thức như: chơi cả lớp, chơi thi đua theo tổ, một nhóm. Nếu ai không hát được sẽ bị loại còn ai là người cuối cùng vẫn hát được thì được thưởng.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Trò chơi tiết âm nhạc
    Trò chơi tiết âm nhạc
  6. Top 6

    Trò chơi củng cố: 5 giác quan

    Trò chơi Mắt - tai - mũi - miệng

    • Mắt - nhìn
    • Tai - nghe
    • Mũi - ngửi
    • Miệng - ăn
    • Quản trò hô nhìn thì người chơi chỉ mắt, nghe thì chỉ tai, ngửi thì chỉ mũi, ăn thì chỉ miệng. Quản trò hô càng nhanh để người chơi rối và dễ bị hơn.

    Trò chơi hộp quà kỳ diệu:

      • Cách chơi: Một hộp quà có rất nhiều trò chơi cho trẻ dùng các giác quan để đoán xem đồ chơi đó tên gì, công dụng làm gì đoán đúng tặng đồ chơi đó cho trẻ.

      Chơi với các giác quan và một số bộ phận trên cơ thể.

      • Cách chơi: Cô chơi cùng với trẻ . Cô nói đến giác quan nào thì trẻ phải chỉ vào giác qua đó kết hợp nói tên, đặc điểm hoặc tác dụng của các giác quan và đồng thời làm động tác minh hoạ .
      • Cách tiến hành:
        • Cô nói“Mắt đâu, mắt đâu"
        • Cô nói tiếp: “Làm gì làm gì”?
        • Trẻ nói : “mắt đây , mắt đây”, kết hợp ngón tay trỏ và ngón tay cái khoanh tròn để hai bên mắt như hai mắt kính và đầu lắc l nhẹ sang hai bên theo nhịp của lời nói.
        • Trẻ :“Để nhìn, để nhìn” kết hợp tay để như trên và giả làm động tác -“Mấy mắt mấy mặt?”, "Hai mắt, hai mắt"
        • “Tai đâu tai đâu?”-“Làm gì làm gì?”
        • “Mũi đâu mũi đâu?”-“Làm gì, làm gì?"
        • “Miệng, đâu miệng đâu?”-“Làm gì ,làm gì?”
        • “Tay đâu, tay đâu?”
        • Làm tương tự
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Trò chơi củng cố: 5 giác quan
      Trò chơi củng cố: 5 giác quan
    • Top 7

      Trò chơi củng cố các loại hình học cơ bản

      Trò chơi ghi nhớ bước chân

      • Đây là một trong những trò chơi nhằm củng cố kiến thức về các loại hình cơ bản ở hoạt động làm quen với toán cho trẻ.
      • Mục đích: Giúp trẻ nhớ đợc tên các loại hình học cơ bản như: (hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật). Rèn kĩ năng quan sát và phản xạ nhanh ở trẻ.
      • Chuẩn bị: Cô vẽ các dạng hình học như: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật
      • Luật chơi: Phải đi vào đúng ô hình theo yêu cầu, hiệu lệnh của cô. Ai đi sai phải quay trở lại và nhường lượt chơi cho đội bạn. Đội nào hết người trước là đội thắng cuộc.
      • Cách chơi: cho trẻ chơi theo nhóm (trước khi chơi cô có thể cho trẻ bốc thăm hoặc oản tù tì để chọn lợt chơi). Khi cô nói đến tên hình nào thì trẻ phải đi vào hình đó (VD: Cô nói hình vuông trẻ phải đi vào hình vuông, cô nói hình chữ nhật trẻ phải đi vào hình nhữ nhật), nếu bước sai phải nhường lượt chơi cho đội bạn và ngược lại. Kết thúc lần chơi, đôi nào hết người trước thì đội đó thắng cuộc.
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Trò chơi củng cố các loại hình học cơ bản
      Trò chơi củng cố các loại hình học cơ bản
    • Top 8

      Trò chơi nhận biết, phân biệt trừ các con vật.

      Trò chơi “bé khéo tay”

      • Mục đích yêu cầu: Hình thành cho trẻ biểu tượng đầy đủ về các con vật sống trên trời (Chim én, chim yến, chim sâu, …)
        Qua tình huống trò chơi để trẻ nhận biết, phân biệt rừ các con vật.
      • Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với những con vật để nắm được đặc điểm của chúng, biết được tên gọi, ích lợi của chúng.
      • Luật chơi: Trẻ biết tên gọi, nêu đặc điểm, lợi ích của các con vật (chim én, chim sâu, chim hải yến, con cò,…) dựng các kỹ năng đó học trẻ vẽ các con vật sống trờn trời và núi (giới thiệu sản phẩm của mình).
      • Cách tiến hành:
        • Chuẩn bị: Cô chuẩn bị 3 bức tranh các con vật sống trên trời gắn liền với cảnh khác nhau (như cảnh biển, đảo vẽ chim Hải yến…)... Mỗi trẻ có 2 tờ giấy vẽ khổ A4, bỳt chì, hộp màu sáp, bàn ghế đủ để trẻ ngồi, 2 cái giá để trưng bày sản phẩm, mỗi rổ trưng bày một số tranh lô tô vẽ các con vật.
        • Tiến hành: Cô cho trẻ đứng xung quanh, cô hát bài “ Chim én mùa xuân” cùng trò chuyện về một số con vật sống trên trời.
        • Cho trẻ về vị trí thành 3 hàng, cô lần lượt đua ra các bức tranh, cho trẻ quan sát từng con vật và giới thiệu tên gọi, đặc điểm, lợi ích của chúng bằng cách cô đặt câu hái, gợi ý để trẻ tri giác và trả lời ( hái cá nhân, tập thể) sau khi trẻ đó nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các con vật.
      • Cô nói luật chơi:
        • Khi nghe câu đố, tiếng kêu của con vật nào trẻ chọn đúng con vật đó giơ lên (chon tranh lô tô), nói tên, đăc điểm của các con vật đó.Sau đó cô cho trẻ vào bàn, trẻ thi đua “vẽ các con vật sống trên trời” Ai khéo tay vẽ được nhiều con vật và phân tích theo nhóm các động vật sống trên không ở cá vùng khác nhau hoặc về cấu tạo màu sắc thì người đó sẽ thắng (thời gian của trò chơi là một bản nhạc).
        • Lần 1: Cô cho trẻ lựa chọn con vật gọi theo yêu cầu của cô.
        • Lần 2: Cô yêu cầu trẻ chọn các con vật theo đặc điểm, hình dáng, màu sắc, nơi sống.
        • Lần 3: Cho trẻ chọn các con vật sống trên trời. Sau đó cho trẻ về bàn, trẻ tự chọn giấy vẽ, bút chì, sáp màu cho mình và cho bạn rồi vẽ.
        • Trong quá trình thực hiện cô nhắc nhở động viên trẻ để trẻ thực hiện (nhắc trẻ cầm bút, tư thế ngồi, chọn màu, bố cục bức tranh, phân nhóm các con vật cho chính xác). Cuối buổi chơi trẻ lên treo các bức tranh của mình, trẻ nhận xét bài của mình, của bạn vẽ như thế nào, bạn vẽ con vật gì, sống ở đâu, đặc điểm của con vật đó. Cô nhận xét chung, chọn bài đẹp, vẽ sắc nét, phân nhóm đúng để tuyên dương trẻ.
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Trò chơi nhận biết, phân biệt trừ các con vật.
      Trò chơi nhận biết, phân biệt trừ các con vật.
    • Top 9

      Trò chơi củng cố kiến thức một cách tổng hợp

      Trò chơi Tìm đúng nhà

      • Mục đích: cung cấp và giúp trẻ nhớ lâu hơn kiến thức của chủ đề đang học một cách tổng hợp. Kích thích tính tò mò ham học hỏi ở trẻ.
      • Chuẩn bị: một sa bàn cỏ hoa trên đó cô tạo ra những khoảng trống để làm đường đi đến từng ngôi nhà. Ba ngôi nhà giống hệt nhau để trên sa bàn đó. Ở trong mỗi ngôi nhà là những hình ảnh khác và một trong ba ngôi nhà đó có hình ảnh giống với hình ảnh bên ngoài (VD: ở chủ đề “Động vật” cô để một ngôi nhà có hình ảnh con gà, một ngôi nhà có hình ảnh con mèo,một ngôi nhà có hình ảnh con thỏ và một hình ảnh con mèo bằng đồ chơi ngoài ngôi nhà).
      • Cách chơi: Lần lượt mở cửa từng ngôi nhà để kiểm tra xem có đúng nhà cần tìm không. Khi cửa được mở ra bên trong là hình ảnh gì thì trẻ sẽ thể hiện cử chỉ hành động bất kì họăc một bài hát phù hợp với hình ảnh đó.
      • Chú ý: Khi sắp xếp các ngôi nhà cô nên đê ngôi nhà cần tìm ở vị trí cuối cùng. Trò chơi này có thể áp dụng vào hoạt động cho trẻ làm quen với âm nhạc, môi trường xung quanh. Khi cho trẻ thể hiện theo các hình ảnh cô có thể cho trẻ thể hiện theo cá nhân trẻ hoặc theo tổ, nhóm trẻ. Trong quá trình chơi ai thể hiện được tốt sẽ được thưởng để khích lệ trẻ chơi.
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Ảnh minh họa (Nguồn internet)
      Trò chơi củng cố kiến thức một cách tổng hợp
      Trò chơi củng cố kiến thức một cách tổng hợp
    • Top 10

      Trò chơi học tập: Người mua sắm giỏi

      Mục đích của trò chơi Người mua sắm giỏi chính là giúp trẻ được biết đến nhiều chất liệu và sản phẩm gia dụng khác nhau. Giáo viên cần chủ động chuẩn bị một số vật dụng quen thuộc như: Bát, chén, chảo, nồi, ấm


      • Cách chơi:
        • Quản trò cho hai vật chạm nhẹ để phát ra âm thanh, trẻ dựa vào đó mà lựa chọn đồ dùng có chất liệu tưong tự. Sau mỗi lần đi chợ (chọn đồ dùng), quản trò dặn trẻ đây là đồ dùng bằng sứ (hoặc thủy tinh) dễ vỡ, khi dùng phải cẩn thận, nhẹ nhàng.
      • Trò chơi bắt đầu
        • Quản trò nói: “Đi chợ. Đi chợ!”.
        • Trẻ nói: “Mua gì? Mua gì?”.
        • Quản trò nói: Đồ dùng để đựng thức ăn, Bát, chén, đĩa bằng sứ (quản trò làm cho các đồ dùng bằng sứ va chạm vào nhau để trẻ có thể nghe thấy)”.
      • Tiếp tục vòng 2
        • Quản trò nói: “Đi chợ, đi chợ!”.
        • Trẻ nói: “Mua gì? Mua gì?”.
        • Quản trò nói: Đồ dùng để uống, ly thủy tinh (quản trò làm cho các đồ dùng bằng thủy tinh va chạm vào nhau để trẻ có thể nghe thấy).
      • Tiếp tục vòng 3
        • Quản trò nói: “Đi chợ, đi chợ!”.
        • Trẻ hỏi: “Mua gì? Mua gì?”
        • Quản trò nói: Đồ dùng để nấu bằng nhôm. Chảo, nồi, ấm bằng nhôm.
      Trò chơi học tập: Người mua sắm giỏi
      Trò chơi học tập: Người mua sắm giỏi
      Trò chơi học tập: Người mua sắm giỏi
      Trò chơi học tập: Người mua sắm giỏi




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy