Nguyễn Toàn An - Anh lính đỗ Thám Hoa
Top 5 trong Top 10 Gương hiếu học của Việt Nam.
Vào đời vua Lê Thánh Tông, thiên hạ thái Bình thịnh trị, nhà vua vẫn hay họp hội Tao đàn để ngâm vịnh thơ phú, các vị trong hội Tao đàn tới điện để dự tiệc và ngâm vịnh vui chơi. Rủi thay, đêm ấy trăng lại bị mây che lấp, thành ra đêm trung thu mà tưởng như đêm không trăng. Nhà vua nhân thế liền lấy ngay chuyện đêm trung thu không trăng làm đề rồi bảo các quan cùng vịnh thơ, ai xong trước, xong sau thì cứ theo thứ tự đó mà vào dự yến tiệc.
Lúc ấy, có Nguyễn Toàn An người xã Thời Cử, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương là cấm binh đang đứng gác trước điện, nghe lỏm được đề thơ thì cũng lẩm nhẩm họa chơi một bài.
Trong khi các quan, các vị Tao đàn còn đang vắt óc chưa nghĩ ra câu gì, thì Nguyễn Toàn An đã chực dâng bài của mình lên vua. Các quan đều khinh là hạng lính quèn và cho đó là hành động xấc láo, múa rìu qua mắt thợ. Nhưng nhà vua đã kịp trông thấy liền nói đùa:
- Té ra người lính canh cửa của ta mà cũng là khách làng thơ à?
Rồi vua truyền viên hoàng môn quan lấy bài thơ ấy lên coi. Bài thơ có hai câu kết như sau:
Trăng nay chớ có xem thường
Thu sau trăng sáng như gương giữa trời.
Vua đọc xong, không ngớt lời khen ngợi ý thơ đẹp đẽ, còn trăm quan, kể cả các vị Tao đàn bấy giờ cũng đều giật mình về tài văn thơ của anh lính bình thường.
Sau đó, vua ban thưởng cho Nguyễn Toàn An riêng một cỗ yến và đặc ân tha lính cho về nhà học hành, thi cử.
Đến khoa Nhâm Dần (1482), Nguyễn Toàn An đỗ thám hoa. Bấy giờ,nhiều người truyền tụng rằng: "Anh lính trơn mà náo động cả hội Tao đàn".
Lúc ấy, có Nguyễn Toàn An người xã Thời Cử, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương là cấm binh đang đứng gác trước điện, nghe lỏm được đề thơ thì cũng lẩm nhẩm họa chơi một bài.
Trong khi các quan, các vị Tao đàn còn đang vắt óc chưa nghĩ ra câu gì, thì Nguyễn Toàn An đã chực dâng bài của mình lên vua. Các quan đều khinh là hạng lính quèn và cho đó là hành động xấc láo, múa rìu qua mắt thợ. Nhưng nhà vua đã kịp trông thấy liền nói đùa:
- Té ra người lính canh cửa của ta mà cũng là khách làng thơ à?
Rồi vua truyền viên hoàng môn quan lấy bài thơ ấy lên coi. Bài thơ có hai câu kết như sau:
Trăng nay chớ có xem thường
Thu sau trăng sáng như gương giữa trời.
Vua đọc xong, không ngớt lời khen ngợi ý thơ đẹp đẽ, còn trăm quan, kể cả các vị Tao đàn bấy giờ cũng đều giật mình về tài văn thơ của anh lính bình thường.
Sau đó, vua ban thưởng cho Nguyễn Toàn An riêng một cỗ yến và đặc ân tha lính cho về nhà học hành, thi cử.
Đến khoa Nhâm Dần (1482), Nguyễn Toàn An đỗ thám hoa. Bấy giờ,nhiều người truyền tụng rằng: "Anh lính trơn mà náo động cả hội Tao đàn".