Đoàn Nhữ Hài- Học không cần sách.
Top 2 trong Top 10 Gương hiếu học của Việt Nam.
Đoàn Nhữ Hài người làng Hội Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu ( tỉnh Hải Dương ). Ông sinh năm Canh Thìn 1280, nổi tiếng thông minh, hoạt bát, tính khí cương trực.
Ngay khi còn nhỏ, Nhữ Hài đã vô cùng hiếu học, tay không lúc nào rời khỏi quyển sách. Đến tuổi thiếu niên, ông lên kinh đô trọ học, lại càng miệt mài sôi kinh nấu sử, lắm lúc đọc sách mê mải đến quên cả trời đất xung quanh. Nhưng lạ một nỗi, lên kinh đô để học, song Nhữ Hài chỉ học một mình, không chịu theo một thầy nào cả.
Một lần, ông tình cờ gặp vua Trần Anh Tông và cuộc gặp gỡ ấy đã làm thay đổi cuộc đời ông một cách đáng kể.
Câu chuyện bắt nguồn từ việc thượng hoàng Trần Nhân Tông từ Thiên Trường về thăm kinh đô, nhân lúc bất chợt đi dạo các cung điện, đến cung vua thì thấy Anh Tông còn đang ngủ mê mệt khi mặt trời đã lên đến đỉnh đầu, hỏi ra mới biết đêm hôm trước uống rượu quá say. Thượng hoàng giận lắm, lập tức lệnh cho xa giá về ngay Thiên Trường, sau khi xuống chiếu cho các quan hai hôm sau phải về Thiên Trường triều hội. Tả hữu túc vệ hoảng sợ, chạy vào lay Anh Tông dậy, tâu lại sự việc, Anh Tông không kịp mặc áo, chạy ra khỏi điện để kịp gặp Thượng hoàng nhưng Nhân Tông đã đi xa lắm rồi. Khi chạy ngang qua chùa Tư Phúc, vua chạm phải một chàng trai mải đứng dựa cột ngẫm nghĩ điều gì, thấy vua đến mà không tránh. Vua đang cuống cuồng lo lắng, nên bực bội hỏi:
- Ngươi là ai? Làm gì ở đây?
- Thưa, thần là Đoàn Nhữ Hài, là học trò, thần đang học ạ.
- Sách vở đâu mà bảo là học?
Người học trò đáp:
- Cần gì phải có sách vở mới học được?
Anh Tông nghe nói thế cũng phải phì cười, chẳng những không giận, lại dịu giọng hỏi:
- Ngươi là học trò, có thể giúp ta việc này được chăng?
Vua kể lại câu chuyện vừa xảy ra, rồi nói tiếp:
- Trẫm say rượu quá nên đắc tội với Thượng hoàng. Nay muốn về tạ tội, nhưng về hai tay không thì không dám. Vậy người làm hộ trẫm một bài biểu.
Nhữ Hài điểm nhiên hỏi:
- Bệ hạ hối hận thật ư?
Vua đáp:
- Sao lại không thực? Ngươi há chẳng trông thấy hay sao?
- Vậy xin được tội, bệ hạ hứa sẽ chừa rượu chứ
- Nhất định là chừa.
Nhữ Hài xin giấy bút rồi thảo ngay tại chỗ một bài biểu dâng vua. Vua kén ba mươi lực sĩ, dùng thuyền nhẹ đi ngay, lại không quên đem cả Nhữ Hài đi theo. Thuyền đi hai ngày, hai đêm thì tới nơi. Vua ở ngoài bến, sai Nhữ Hài đội biểu vào chầu. Thượng hoàng trông thấy hỏi:
- Ai đây?
Quân hầu chạy ra hỏi rồi vào tâu?
- Là người dâng biểu của quan gia.
Thượng hoàng ngảnh lưng lại không nói gì. Trời đã chuyển trưa, sang chiều. Chợt có một cơn mưa giông dội, sấm vang, sét nổ, mưa đổ như trút, Nhữ Hài vẫn quỳ không nhúc nhích, như là không xảy ra việc gì. Nhân Tông thượng hoàng sực nhớ lại người dâng sớ buổi sáng liền hỏi:
- Người ngoài sân còn đấy không? - Rồi sai lấy tờ biểu vào xem, thấy lời lẽ khẩn khoản, thống thiết, chân thành, liền triệu Anh Tông vào và bảo:
- Trẫm còn nhiều con, không đứa này nối ngôi thì đứa khác. Kẻ làm vua không thể rượu chè bê tha như thế. Trẫm đang sống mà còn thế, sau này thì làm thế nào?
Anh Tông cúi đầu khóc lóc, tạ tội. Thượng hoàng lại hỏi?
- Người soạn biểu là ai? Đỗ đạt gì chưa?
Vua thưa:
- Đó là Đoàn Nhữ Hài, chỉ là một học trò nghèo.
Thượng hoàng lấy làm lạ lắm, cho triệu vào và bảo:
- Nhà ngươi soạn biểu rất hợp ý trẫm.
Rồi xuống chiếu cho vua và trăm quan trở lại kinh sư và dặn vua cất nhắc cho Nhữ Hài.
Về đến kinh, vua liền cho Nhữ Hài giữ chức Ngự sử trung tán. Bấy giờ Đoàn Nhữ Hài mới có hai mươi tuổi.
Ngay khi còn nhỏ, Nhữ Hài đã vô cùng hiếu học, tay không lúc nào rời khỏi quyển sách. Đến tuổi thiếu niên, ông lên kinh đô trọ học, lại càng miệt mài sôi kinh nấu sử, lắm lúc đọc sách mê mải đến quên cả trời đất xung quanh. Nhưng lạ một nỗi, lên kinh đô để học, song Nhữ Hài chỉ học một mình, không chịu theo một thầy nào cả.
Một lần, ông tình cờ gặp vua Trần Anh Tông và cuộc gặp gỡ ấy đã làm thay đổi cuộc đời ông một cách đáng kể.
Câu chuyện bắt nguồn từ việc thượng hoàng Trần Nhân Tông từ Thiên Trường về thăm kinh đô, nhân lúc bất chợt đi dạo các cung điện, đến cung vua thì thấy Anh Tông còn đang ngủ mê mệt khi mặt trời đã lên đến đỉnh đầu, hỏi ra mới biết đêm hôm trước uống rượu quá say. Thượng hoàng giận lắm, lập tức lệnh cho xa giá về ngay Thiên Trường, sau khi xuống chiếu cho các quan hai hôm sau phải về Thiên Trường triều hội. Tả hữu túc vệ hoảng sợ, chạy vào lay Anh Tông dậy, tâu lại sự việc, Anh Tông không kịp mặc áo, chạy ra khỏi điện để kịp gặp Thượng hoàng nhưng Nhân Tông đã đi xa lắm rồi. Khi chạy ngang qua chùa Tư Phúc, vua chạm phải một chàng trai mải đứng dựa cột ngẫm nghĩ điều gì, thấy vua đến mà không tránh. Vua đang cuống cuồng lo lắng, nên bực bội hỏi:
- Ngươi là ai? Làm gì ở đây?
- Thưa, thần là Đoàn Nhữ Hài, là học trò, thần đang học ạ.
- Sách vở đâu mà bảo là học?
Người học trò đáp:
- Cần gì phải có sách vở mới học được?
Anh Tông nghe nói thế cũng phải phì cười, chẳng những không giận, lại dịu giọng hỏi:
- Ngươi là học trò, có thể giúp ta việc này được chăng?
Vua kể lại câu chuyện vừa xảy ra, rồi nói tiếp:
- Trẫm say rượu quá nên đắc tội với Thượng hoàng. Nay muốn về tạ tội, nhưng về hai tay không thì không dám. Vậy người làm hộ trẫm một bài biểu.
Nhữ Hài điểm nhiên hỏi:
- Bệ hạ hối hận thật ư?
Vua đáp:
- Sao lại không thực? Ngươi há chẳng trông thấy hay sao?
- Vậy xin được tội, bệ hạ hứa sẽ chừa rượu chứ
- Nhất định là chừa.
Nhữ Hài xin giấy bút rồi thảo ngay tại chỗ một bài biểu dâng vua. Vua kén ba mươi lực sĩ, dùng thuyền nhẹ đi ngay, lại không quên đem cả Nhữ Hài đi theo. Thuyền đi hai ngày, hai đêm thì tới nơi. Vua ở ngoài bến, sai Nhữ Hài đội biểu vào chầu. Thượng hoàng trông thấy hỏi:
- Ai đây?
Quân hầu chạy ra hỏi rồi vào tâu?
- Là người dâng biểu của quan gia.
Thượng hoàng ngảnh lưng lại không nói gì. Trời đã chuyển trưa, sang chiều. Chợt có một cơn mưa giông dội, sấm vang, sét nổ, mưa đổ như trút, Nhữ Hài vẫn quỳ không nhúc nhích, như là không xảy ra việc gì. Nhân Tông thượng hoàng sực nhớ lại người dâng sớ buổi sáng liền hỏi:
- Người ngoài sân còn đấy không? - Rồi sai lấy tờ biểu vào xem, thấy lời lẽ khẩn khoản, thống thiết, chân thành, liền triệu Anh Tông vào và bảo:
- Trẫm còn nhiều con, không đứa này nối ngôi thì đứa khác. Kẻ làm vua không thể rượu chè bê tha như thế. Trẫm đang sống mà còn thế, sau này thì làm thế nào?
Anh Tông cúi đầu khóc lóc, tạ tội. Thượng hoàng lại hỏi?
- Người soạn biểu là ai? Đỗ đạt gì chưa?
Vua thưa:
- Đó là Đoàn Nhữ Hài, chỉ là một học trò nghèo.
Thượng hoàng lấy làm lạ lắm, cho triệu vào và bảo:
- Nhà ngươi soạn biểu rất hợp ý trẫm.
Rồi xuống chiếu cho vua và trăm quan trở lại kinh sư và dặn vua cất nhắc cho Nhữ Hài.
Về đến kinh, vua liền cho Nhữ Hài giữ chức Ngự sử trung tán. Bấy giờ Đoàn Nhữ Hài mới có hai mươi tuổi.