Ấn Độ là đất nước đa ngôn ngữ
Các ngôn ngữ tại Ấn Độ thuộc một số ngữ hệ khác nhau, trong đó có ngữ chi Indo-Arya (được 72% người Ấn Độ sử dụng) và ngữ hệ Dravida (được 25% người Ấn Độ sử dụng). Các ngôn ngữ khác tại Ấn Độ thuộc về các ngữ hệ Hán-Tạng, ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Tai-Kadai và một số ngữ hệ phụ và các ngôn ngữ biệt lập.
Ngôn ngữ chính thức thứ nhất tại Cộng hòa Ấn Độ là tiếng Hindi tiêu chuẩn trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức thứ hai Hiến pháp của Ấn Độ quy định "Ngôn ngữ chính thức của Liên bang là tiếng Hindi với hệ thống chữ viết Devanagari." Cả Hiến pháp cũng như luật pháp của Ấn Độ đều không quy định rõ ngôn ngữ quốc gia, đây là một quan điểm được hỗ trợ bởi một phán quyết của Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, các ngôn ngữ được liệt kê trong Mục lục 8 của Hiến pháp Ấn Độ 8 đôi khi được nhắc tới, không giá trị pháp lý, là ngôn ngữ quốc gia của Ấn Độ.
Ấn Độ có tổng cộng 22 ngôn ngữ đồng chính thức. Điều này cũng dễ hiểu vì Ấn Độ rất đông dân mà không có một ngôn ngữ đồng nhất như quốc gia láng giềng Trung Quốc. Sau đây là danh sách các ngôn ngữ phổ biến nhất tại Ấn Độ, bao gồm cả ngôn ngữ chính thức lẫn ngôn ngữ sử dụng phổ biến trên thực tế.
Việc người dân bản địa nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau thật sự không mấy ngạc nhiên, đơn giản vì nơi đây có nền du lịch phát triển từ rất sớm, sự xuất hiện của rất nhiều du khách từ các nước khác giúp người dân nơi đây tiếp xúc được nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trên hết chất lượng giáo dục được Ấn Độ rất chú trọng, dân địa phương được phổ cập rất nhiều ngôn ngữ khác nhau.