Top 12 Sự thật thú vị về đất nước Ấn Độ
Ấn Độ gồm 27 bang và 7 lãnh thổ liên bang. Lãnh thổ Ấn Độ nằm phần lớn trên tiểu lục địa Ấn Độ. Các bang phía Bắc và Đông Bắc Ấn Độ nằm một phần trên dãy ... xem thêm...Himalaya. Phần còn lại ở phía bắc, Trung và Đông Ấn Độ là vùng đồng bằng Ấn - Hằng phì nhiêu. Ở phía Tây là sa mạc Thar. Miền Nam gồm toàn bộ đồng bằng Deccan, được bao bọc bởi hai dãy núi ven biển Tây Ghats và Đông Ghats. Hôm nay, Toplist sẽ mang đến cho các bạn những sự thật thú vị về đất nước Ấn Độ.
-
Dân số Ấn Độ có thể vượt Trung Quốc vào năm 2022
Trung Quốc và Ấn Độ hiện chiếm 37% trong 7,7 tỷ dân trên toàn cầu, trong đó Trung Quốc có khoảng 1,4 tỷ người, còn Ấn Độ là 1,3 tỷ. Tuy nhiên, theo báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới 2019 của Liên Hợp Quốc được công bố hôm 17/6, đến năm 2027, Ấn Độ sẽ có đông dân hơn Trung Quốc và vào năm 2050, khoảng cách giữa hai nước sẽ khá xa.
"Từ năm 2019 đến 2050, 55 quốc gia hoặc khu vực dự kiến giảm dân số ít nhất 1%", báo cáo cho hay, nêu ra nguyên nhân chủ yếu là tỷ lệ sinh thấp và một số nước có lượng người di cư cao. "Tại quốc gia đứng đầu về dân số, Trung Quốc, dân số dự kiến giảm 31,4 triệu người, tương đương 2,2%".
Điều này có nghĩa là dân số Trung Quốc dự kiến giảm còn 1,1 tỷ người, trong khi dân số của Ấn Độ sẽ là 1,5 tỷ người. Đến năm 2050, báo cáo dự đoán dân số toàn cầu là 9,7 tỷ người, mức tăng đáng kinh ngạc chỉ trong một thế kỷ. 5 năm sau khi Liên Hợp Quốc thành lập vào năm 1950, dân số thế giới khi đó chỉ là 2,6 tỷ người.
Trung quốc là đất nước có nên kinh tế tăng trưởng chóng mặt , những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng sinh sản được quan tâm rất nhiều và trung quốc và ấn độ là hai nước có số lượng dân số thuộc hàng đông nhất thế giới. Theo một số thông tin và dự án được đặt ra đã khẳng định rằng dân số Ấn Độ có thể vươt mặt Trung Quốc trong năm 2022, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các nước những người dân Ấn Độ sẽ có nguy cơ di dân sang các nước khác như đã sảy ra ở một thập kỷ trước.
-
Ấn Độ là đất nước đa ngôn ngữ
Các ngôn ngữ tại Ấn Độ thuộc một số ngữ hệ khác nhau, trong đó có ngữ chi Indo-Arya (được 72% người Ấn Độ sử dụng) và ngữ hệ Dravida (được 25% người Ấn Độ sử dụng). Các ngôn ngữ khác tại Ấn Độ thuộc về các ngữ hệ Hán-Tạng, ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Tai-Kadai và một số ngữ hệ phụ và các ngôn ngữ biệt lập.
Ngôn ngữ chính thức thứ nhất tại Cộng hòa Ấn Độ là tiếng Hindi tiêu chuẩn trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức thứ hai Hiến pháp của Ấn Độ quy định "Ngôn ngữ chính thức của Liên bang là tiếng Hindi với hệ thống chữ viết Devanagari." Cả Hiến pháp cũng như luật pháp của Ấn Độ đều không quy định rõ ngôn ngữ quốc gia, đây là một quan điểm được hỗ trợ bởi một phán quyết của Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, các ngôn ngữ được liệt kê trong Mục lục 8 của Hiến pháp Ấn Độ 8 đôi khi được nhắc tới, không giá trị pháp lý, là ngôn ngữ quốc gia của Ấn Độ.
Ấn Độ có tổng cộng 22 ngôn ngữ đồng chính thức. Điều này cũng dễ hiểu vì Ấn Độ rất đông dân mà không có một ngôn ngữ đồng nhất như quốc gia láng giềng Trung Quốc. Sau đây là danh sách các ngôn ngữ phổ biến nhất tại Ấn Độ, bao gồm cả ngôn ngữ chính thức lẫn ngôn ngữ sử dụng phổ biến trên thực tế.
Việc người dân bản địa nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau thật sự không mấy ngạc nhiên, đơn giản vì nơi đây có nền du lịch phát triển từ rất sớm, sự xuất hiện của rất nhiều du khách từ các nước khác giúp người dân nơi đây tiếp xúc được nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trên hết chất lượng giáo dục được Ấn Độ rất chú trọng, dân địa phương được phổ cập rất nhiều ngôn ngữ khác nhau.
-
Có rất nhiều siêu thành phố
Ấn Độ là một liên bang gồm 28 bang và 8 lãnh thổ liên bang. Toàn bộ các bang, cùng các lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir, Puducherry và Delhi, bầu nên cơ quan lập pháp và chính phủ theo hệ thống Westminster. Năm lãnh thổ liên bang còn lại do Trung ương quản lý trực tiếp thông qua các quản trị viên được bổ nhiệm.
Năm 1956, dựa theo Luật Tái tổ chức các bang, các bang của Ấn Độ được tái tổ chức dựa trên cơ sở ngôn ngữ. Kể từ đó, cấu trúc các bang phần lớn vẫn không thay đổi. Mỗi bang hay lãnh thổ liên bang được chia thành các huyện. Các huyện chia tiếp thành các tehsil và cuối cùng là các làng.
Có khoảng 23,3 triệu người sống ở thành phố New Dlhi một con số rất lớn ,chỉ riêng dân số của thành phố này đã có thể gấp nhiều lần dân số một số nước khác. Và thủ đô mumbai cũng có số dân lên đến 23 triệu người, kolkata có số dân khoảng 16 triệu người và còn rất nhiều thành phố lớn khác với số dân đông đúc, những con số cực kì ấn tượng.
Việc có rất nhiều dân số trong những khu thành phố như vậy sự ách tắc giao thông, chật chội trong cuộc sống người dân là điều không thể tránh khỏi. Dù có sảy ra những thiên tai thì con số thiệt hại về người vẫn chỉ là con số nhỏ so với hàng triệu người vẫn phải bon chen sinh sống tại các thành phố chật trội để sinh tồn.
-
Có những cuộc bầu cử sôi động nhất thế giới
Ấn Độ là một liên bang với một hệ thống nghị viện nằm dưới sự khống chế của Hiến pháp Ấn Độ. Đây là một nước cộng hòa lập hiến với chế độ dân chủ đại nghị, trong đó "quyền lực đa số bị kiềm chế bởi các quyền thiểu số được bảo vệ theo pháp luật". Chế độ liên bang tại Ấn Độ xác định rõ sự phân chia quyền lực giữa chính phủ liên bang và các bang. Chính phủ tuân theo sự kiểm tra và cân bằng của Hiến pháp.
Hiến pháp Ấn Độ có hiệu lực vào ngày 26 tháng 1 năm 1950, trong lời mở đầu của nó có viết rằng Ấn Độ là một nước cộng hòa có chủ quyền, xã hội, thế tục, dân chủ. Mô hình chính phủ của Ấn Độ theo truyền thống được mô tả là "bán liên bang" do trung ương mạnh và các bang yếu, song kể từ cuối thập niên 1990 thì Ấn Độ đã phát triển tính liên bang hơn nữa do kết quả của các thay đổi về chính trị, kinh tế và xã hội.
Với một lượng lơn cử tri đông đảo như thế thì những cuộc bầu cử ắc hẳn sẽ rất nhộn nhịp, hãy tưởng tượng với dân số đứng thứ 2 thế giới thì số lượng được bầu cử sẽ là bao nhiêu, cho đù là chỉ một phần nào đó nhưng chắc chắn vẫn hơn số dân của một số nước khác.
Những cuộc bầu cử ở Ấn Độ có được sự thành công mỹ mãn đều phụ thuộc vào những người dân nghèo khó cơ cực nhưng họ vẫn luôn có lòng tin vào cuộc sống, vẫn có những tia hy vọng là những điều để họ tạo nên sự thành công.
-
Ấn Độ là một quốc gia Hồi Giáo
Lịch sử văn hóa Ấn Độ kéo dài hơn 4.500 năm. Trong thời kỳ Vệ Đà (k. 1700 – 500 TCN) các nền tảng của triết học, thần thoại, văn học Ấn Độ giáo được hình thành, ngoài ra còn có sự hình thành của nhiều đức tin và thực hành vẫn tồn tại cho đến nay, chẳng hạn như Dharma, Karma, yoga và moksha.
Ấn Độ có sự đa dạng về mặt tôn giáo, trong đó Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Hồi giáo, Kitô giáo và Jaina giáo nằm trong số các tôn giáo lớn của quốc gia. Ấn Độ giáo là tôn giáo chiếm ưu thế, được định hình thông qua nhiều trường phái mang tính lịch sử về tư tưởng, bao gồm các tư tưởng trong Áo nghĩa thư, kinh Yoga, phong trào Bhakti và từ triết học Phật giáo.
Nếu bạn đã từng xem phim cổ đại của Ấn Độ thì chắc chắn bạn sẽ luôn có chủ đề xoay quanh sự độc lập của hai tầng lớp khác nhau và có được sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống . Nên tản Ấn độ tin tưởng và trung thành với niềm tin về Hồi Giáo.
Ấn Độ có nhiều nền tôn giáo khác nhau, có thể nhìn qua nền tôn giáo này có thể kém nền kinh tế kia nhưng thực sự họ đều là những người có chung dòng máu. Họ sống chân thành và không có sự phân biệt đối sử tất cả những gì họ nghĩ là cuối đời đều dược chôn cất trong một ngôi mộ cùng kích thước, nằm trên cùng mặt đất và dưới cùng của mặt trời.
-
Đất nước của tắc đường và tai nạn giao thông
Ấn Độ là nước được xếp vào hàng có nhiều tai nạn giao thông nhất thế giới, nguyên nhân chính là lượng lớn dân số tập trung tại các thành phố và cơ sở hạ tầng không được đảm bảo. Những con đường nhỏ và gần nhau khiến tai nạn giao thông sảy ra liên tục, một vấn đề nữa với thiết kế đường không có nhiều hành lan an toàn nên việc di chuyển ở đây khá tự do làm sự an toàn giao thông không được đảm bảo.
Bạn cứ thử tưởng tưởng chỉ trên một con đường nhỏ có hàng trăm người đi xe máy, đi xe đạp, xe ba bánh, xe kéo, taxi hay con đường bụi bặm cùng với những con vật chạy xung quanh, các em bé chạy khắp nơi những người dân qua đường đông đúc, người vô gia cư ngủ dọc theo các mép đường. Điều này thật sự khiến bạn cảm thấy ngạt thở và cảm thấy kinh khủng.
Nếu bạn là người ưa mạo hiểm, tham gia giao thông ở Ấn Độ có thể mang đến một trải nghiệm thú vị giúp bạn thỏa mãn niềm đam mê. Bằng không, hãy thuê một lái xe chuyên nghiệp đưa bạn luồn lách qua những tuyến phố đông như mắc cửi, nơi các phương tiện từ sang trọng hào nhoáng của những tay chơi sành sỏi đến thô sơ lạc hậu mà có lẽ ở đâu đó chỉ còn thấy trong viện bảo tàng, lưu thông theo những quy luật bất thành văn.
-
Lượng sản xuất và tiêu thụ xoài lớn nhất thế giới
Xoài là mặt hàng trái cây được ưa thích tại nhiều thị trường trên thế giới, việc trồng và tiêu thụ xoài ngày càng được mở rộng tại nhiều nơi. Dưới đây là diễn biến thị trường ở một số thị trường nhập khẩu lớn. Xoài là cây ăn quả nhiệt đới được trồng ở hơn 90 nước trên thế giới với diện tích khoảng 1,8-2,2 triệu ha. Xoài được ưa chuộng, với lượng tiêu thụ nhiều thứ hai trong các loại hoa quả, chỉ đứng sau chuối.
Sản lượng xoài toàn cầu đã tăng gấp hai chỉ trong vòng 10 năm từ năm 2001 đến 2010. Năm 2014, sản lượng xoài đạt khoảng 28,8 triệu tấn, chiếm 35% sản lượng quả nhiệt đới toàn cầu, trong đó khoảng 69% tổng sản lượng đến từ châu Á – Thái Bình Dương (Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Philippines và Thái Lan), 14% ở Mỹ Latinh và Caribê (Brazil và Mexico) và 9% ở châu Phi. Sản lượng xoài của các nước phát triển (Hoa Kỳ, Israel và Nam Phi) khoảng 158.000 tấn.
Với số dân đông đúc thì lượng tiêu thụ hàng hóa cũng thuộc hàng khủng đặc biệt là xoài , người ta thường nghĩ việc ăn xoài có nghĩa người dân ăn chay thực tế thì hầu hết người dân Ấn Độ đều thích xoài, bất kể chủng tộc hay sắc tộc trái cây luôn là thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Là nước sản xuất và tiêu thụ xoài lớn nhất thế giới. Do đó bạn có thể tưởng tượng bao nhiêu cây và các trang trại Mango nằm rải rác trên khắp đất nước được cuối cùng là đủ để nuôi mỗi người ăn xoài ở Ấn Độ. Việc sản xuất xoài ở Ấn Độ đã được báo cáo trong năm 2012 là khoảng 15.250.000 tấn và nhiều hơn Trung Quốc, kenya, Thái Lan, Indonesia, Pakistan, Mexico, Brazil, Bangladesh và Nigeria.
-
Những việc làm mạo hiểm nhất thế giới
Xã hội truyền thống Ấn Độ được xác định theo đẳng cấp xã hội, hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ là hiện thân của nhiều xếp tầng xã hội và nhiều hạn chế xã hội tồn tại trên tiểu lục địa Ấn Độ. Các tầng lớp xã hội được xác định theo hàng nghìn nhóm đồng tộc thế tập, thường được gọi là jāti, hay "đẳng cấp".
Ấn Độ tuyên bố tiện dân là bất hợp pháp vào năm 1947 và kể từ đó ban hành các luật chống phân biệt đối xử khác và khởi xướng phúc lợi xã hội, tuy vậy nhiều tường thuật vẫn cho thấy rằng nhiều Dalit (tiện dân cũ) và các đẳng cấp thấp khác tại các khu vực nông thôn tiếp tục phải sống trong sự cách ly và phải đối mặt với ngược đãi và phân biệt.
Tại những nơi làm việc ở đô thị của Ấn Độ, tại các công ty quốc tế hay công ty hàng đầu tại Ấn Độ, tầm quan trọng của hệ thống đẳng cấp bị mất đi khá nhiều. Các giá trị gia đình có vị trí quan trọng trong văn hóa Ấn Độ, và các gia đình chung sống gia trưởng đa thế hệ là quy tắc tiêu chuẩn tại Ấn Độ, song các gia đình hạt nhân cũng trở nên phổ biến tại những khu vực thành thị.
Nhìn vào mắt một con rắn hổ mang chúa và thổi sáo khiến con rắn lắc lư theo hoặc đến gần và hôn vào một con rắn đó chỉ có thể là người dân Ấn Độ, điều này thật sự mạo hiểm với bất kì ai nhưng lại là điều hết sức phổ biến của người dân bản địa.
-
Vận chuyển tên lửa bằng xe đạp
Tổng thống Ấn Độ là thống soái tối cao của lực lượng vũ trang quốc gia với 1,6 triệu quân tại ngũ và xếp thứ ba thế giới trên tiêu chí này. Quân đội Ấn Độ gồm có lục quân, hải quân, và không quân; các tổ chức phụ trợ gồm có Bộ tư lệnh chiến lược (Strategic Forces Command) và ba nhóm bán quân sự: Đội quân súng trường Assam, Lực lượng biên cảnh đặc chủng, và Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ.
Ngân sách quốc phòng chính thức của Ấn Độ giai đoạn 2012-17 chiếm khoảng 2,5% GDP. Năm 2012, Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới;từ năm 2007 đến năm 2011, tiền mua vũ khí của Ấn Độ chiếm 10% tổng phí tổn dành cho mua sắm vũ khí. Phần lớn chi tiêu quân sự tập trung vào phòng thủ đối với riêng Pakistan và chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, một sự thật điên rồ nhưng cũng vô cùng thú vị đó là tên lửa đầu tiên của Ấn Độ được vận chuyển bằng xe đạp, nó thật sự khó tin nhưng đây là sự thật. Hãy tưởng tượng việc vận chuyển một quả tên lửa có thể giết chết hàng trăm người chỉ bằng một chiếc xe đạp thật sự là một chuyện điên rồ.
-
Loài cá mập cá sống ở sông Hằng linh thiêng
Một trong những điều thú vị nhất ở đây đó là ít người biết đến là có một loài cá mập sinh sống trên dòng sông thánh thiêng liêng của người dân Ấn Độ. Sông hằng được biết đến trong nhiều thế kỷ bởi ý nghĩa tâm linh và người Ấn Độ tin rằng Sông Hằng giúp bảo vệ và gột rửa tội lỗi của họ.
Người dân tắm ở sông Hằng để làm sạch cơ thể thoát khỏi linh hồn quỷ dữ, tội lỗi. Người Ấn Độ vẫn tin rằng ma quỷ, rắn nước, côn trùng hay những thứ độc hại khác đều không thể tiếp cận con người khi ở dưới dòng sông Hằng.
Tuy nhiên, có một sự thật là dưới sông tồn tại một loài cá mập như một mối đe dọa rất lớn với hàng trăm người tắm trên dòng sông này. Đó là một trong 5 loài cá mập nước ngọt nguy hiểm mặc dù rất hiếm gặp nhưng nó cũng là một mối đe dọa tiềm tàng với những người tắm ở sông Hằng.
-
Ấn Độ là vương quốc bò lớn nhất thế giới
Trên toàn lãnh thổ Ấn Độ có khoảng 44,9 triệu chú bò, chiếm 17,2% lượng bò gia súc trên toàn thế giới. Những tín đồ Hindu coi bò là một sinh vật đặc biệt hào phóng, ngoan ngoãn, mang lại cho con người nhiều hơn những gì nhận từ họ. Người ta tin rằng con bò tạo ra năm thứ: sữa, pho mát, bơ (còn gọi là ghee), nước tiểu và phân. Ba thứ đầu tiên được dùng để thờ cúng các vị thần và làm thức ăn, hai thứ cuối cùng để sám hối hay làm nhiên liệu để đốt. Trên thực tế, người theo đạo Hindu cũng lấy một số động vật để đại diện cho các vị thần mà họ thờ phụng như khỉ (thần Hanuman), voi (thần Ganesh), hổ (thần Durga), chuột (thần Ganesh)... Nhưng không con vật nào được tôn kính như bò.
Phần lớn tín đồ theo đạo Hindu ăn chay, những người ăn thịt sẽ tránh ăn thịt bò và họ coi bò là biểu tượng thiêng liêng của cuộc sống, cần được bảo vệ và tôn kính. Trong bộ kinh lâu đời nhất của Hindu giáo - kinh Veda, con bò được kết nối với Aditi, mẹ của các vị thần.
Trong những bức tranh Hindu giáo, con bò được xuất hiện có màu trắng, rất xinh đẹp và đeo tràng hoa như một dấu hiệu cho lòng tôn kính đặc biệt trong đức tin của họ. Theo nhiều blogger đã trải nghiệm du lịch tại đây, đến với Ấn Độ chúng ta sẽ không có gì lấy làm lại khi thấy bò có mặt khắp nơi ở các nẻo đường Ấn Độ và chính vì sự tín ngưỡng "thái quá" này mà trong một số thực phẩm của Ấn Độ có nguyên liệu được làm từ phân bò, các vị thuốc nam cho đến xà phòng được làm từ nước tiểu bò. Và ấn tượng hơn cả, là khi Ấn Độ trở thành điểm nóng của dịch Covid 19, một số người dân ở đây còn tắm bằng phân bò với niềm tin Phân bò sẽ chữa khỏi bệnh.
Dẫu biết rằng văn hóa tĩn ngưỡng mỗi quốc gia có một đặc trưng riêng, nhưng với những việc như ăn đồ ăn làm từ phân bò, sử dụng đồ dùng bằng nước tiểu bò thì chắc chỉ có Ấn Độ mà thôi. Quá thú vị luôn phải không ạ???
-
Đất nước ô nhiễm nhất thế giới
Theo báo cáo của IQAir, công ty Thụy Sĩ chuyên đo lường chất lượng không khí dựa trên nồng độ bụi mịn PM2.5, thủ đô New Delhi của Ấn Độ là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới trong năm thứ ba liên tiếp vào năm 2020. Báo cáo Chất lượng không khí thế giới năm 2020 của IQAir cho thấy, 35 trong số 50 thành phố ô nhiễm nhất thế giới nằm tại Ấn Độ. Báo cáo này tổng hợp dữ liệu từ 106 quốc gia, dựa trên nồng độ PM2.5, loại bụi mịn có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư và các vấn đề tim mạch.
Trong năm 2020, nồng độ PM2.5 trung bình hằng năm tại New Delhi ở mức 84,1. Theo một nghiên cứu gần đây của tổ chức Greenpeace Southeast Asia Analysis và IQAir, ô nhiễm không khí ước tính gây ra gần 54.000 ca tử vong ở New Delhi vào năm 2020.
Theo Reuters, trong năm 2020, có 20 triệu người dân tại New Delhi đã được hưởng bầu không khí sạch kỷ lục vào mùa hè nhờ các biện pháp kiềm chế dịch bệnh. Tuy nhiên, không khí ô nhiễm trở lại vào mùa đông, sau sự gia tăng của tình trạng đốt rơm rạ tại bang Punjab.
Khi hoạt động này lên đến đỉnh điểm, nồng độ PM2.5 tại New Delhi đạt trung bình 144 mcg/m3 vào tháng 11 và lên đến 157 mcg/m3 ở tháng sau đó, cao hơn 14 lần so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).