Top 10 Sự thật thú vị về trẻ sơ sinh khiến bố mẹ bất ngờ nhất

Mai Hương 132 0 Báo lỗi

Ai cũng thích thú khi nhìn ngắm những đứa trẻ khi mới ra đời, khoảnh khắc ấy những đứa bé thật đáng yêu. Nhưng có có thể có những sự thật bạn chưa biết về ... xem thêm...

  1. Khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, cơ thể em bé sẽ mọc lông. Những chiếc lông này sẽ dài và lan rộng dần ra khắp cơ thể trong 1 tháng sau. Tuy nhiên, trước khi chào đời, những chiếc lông này sẽ rụng hết. Và em bé trong bụng sẽ ăn hết những sợi lông này.


    Cho đến lúc chào đời, số lông này sẽ được tiêu hóa hết và trở thành phân su - phân trong tã của trẻ em có màu hơi xanh đen, đặc, dính, gần như dầu xe máy. Nó được tạo nên từ dịch ối, các tế bào da, nước nhầy và các thành phần khác được tiêu hóa trong tử cung. Đây là phân đầu tiên trong đời của em bé.

    Trẻ tự ăn lông trên cơ thể trước khi chào đời
    Trẻ tự ăn lông trên cơ thể trước khi chào đời
    Tự ăn lông trên cơ thể mình trước khi trào đời
    Tự ăn lông trên cơ thể mình trước khi trào đời

  2. Tiền thân của đôi mắt là hai đường rãnh nhỏ xuất hiện trên phôi thai ở ngày thứ 22 của thai kỳ. Từ đây, hình thành dây thần kinh thị giác và sau đó là đôi mắt. Do các tế bào thần kinh trong võng mạc và não kiểm soát tầm nhìn vẫn chưa đầy đủ nên chưa thể phân biệt được màu sắc. Bé chỉ có thể nhìn thấy màu đen, trắng và xám, và chỉ nhìn được trong khoảng cách gần từ 20 cm đến 40 cm. Thực tế phải vài tuần sau sinh, trẻ mới bắt đầu nhận thức được sự khác nhau của màu sắc và khoảng cách nhìn lớn dần.


    Một số nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh có thể phân biệt được những màu sắc cơ bản như đỏ, xanh dương và xanh lá cây. Tuy nhiên, bé không phân biệt được các màu tương tự nhau như màu đỏ và màu cam. Điều này có nghĩa là bé vẫn có thể nhận biết được các màu sắc nhưng không phân biệt được các sắc thái màu.

    Trẻ chỉ nhận biết được màu trắng, đen và xám
    Trẻ chỉ nhận biết được màu trắng, đen và xám
    Không phân biệt được màu sắc
    Không phân biệt được màu sắc
  3. Trẻ sơ sinh thường xuyên khóc sau khi sinh: Đói khóc, gắt ngủ khóc, khó chịu khóc… Mẹ thường xuyên phải đối diện với những cơn hờn khóc có khi dai dẳng từ 15 – 20 phút. Nếu quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy không hề có nước mắt chảy ra. Điều này là do tuyến nước mắt của trẻ mới sinh chưa thực sự phát triển đầy đủ ngay khi chào đời. Đôi khi, đôi mắt trẻ ẩm ướt là do tuyến nước mắt chỉ đủ khả năng làm cho mắt có chút rơm rớm. Điều này có thể duy trì suốt 2 tháng đầu đời.

    Theo các chuyên gia, lý do khi mới chào đời, tuyến nước mắt của trẻ sơ sinh chỉ sản xuất với số lượng nhỏ đủ để giúp bôi trơn và bảo vệ đôi mắt của trẻ. Vì thế, bé sẽ không có nước mắt dư thừa để có thể tạo thành những giọt nước mắt trào ra trên khóe mắt mỗi khi khóc. Tuyến nước mắt chỉ thực sự hoạt động sau 3 tuần tuổi.

    Trẻ khóc không có nước mắt
    Trẻ khóc không có nước mắt
    Khóc không hề có nước mắt
    Khóc không hề có nước mắt
  4. Khả năng tuyệt vời này sẽ gợi cho ta nhiều suy nghĩ về tổ tiên thực sự của loài người - rất có thể đã từng sống dưới nước. Mỗi trẻ sơ sinh sở hữu khả năng sinh tồn như vận động viên bơi lội thực sự. Người ta gọi nó là “phản ứng bradycardic” (tạm dịch là phản xạ lặn).


    Nó được mô tả như sau: Khi những em bé dưới 6 tháng tuổi bị nhúng mặt xuống nước, các bé vẫn giữ được hơi thở một cách tự nhiên, không hề có biểu hiện bị sặc nước như những người chưa biết bơi. Khi ấy, tim đứa trẻ sẽ tự động đập chậm lại giúp chúng giữ được oxy, đồng thời, máu sẽ luân chuyển nuôi các bộ phận quan trọng như tim và não. Thật đáng tiếc, khả năng này mất dần đi theo năm tháng, khi mà bộ não dần dần kiểm soát hầu như tất cả các phản ứng của con người.


    Bên cạnh đó, khi bị đặt úp bụng xuống nước, các bé liền quạt tay đạp chân một cách tự nhiên. Tuy các bé không biết ngoi đầu lên để thở, nhưng kết hợp với phản xạ lặn, các bé có thể vùng vẫy trong nước một thời gian mà không bị sặc nước.

    Bản năng dưới nước
    Bản năng dưới nước
    Bản năng dưới nước
    Bản năng dưới nước
  5. Hiện tượng ngủ mở mắt là hiện tượng hoàn toàn bình thường, các mẹ không phải lo lắng gì đâu nhé. Đây được gọi là chứng hở mi về đêm và xuất hiện vào độ tuổi khi bé từ 12 - 18 tháng.


    Theo một nghiên cứu, trẻ ngủ mở mắt có thể là do di truyền. Nếu một trong hai vợ chồng có thói quen ngủ mở mắt thì nhiều khả năng bé cũng sẽ thừa hưởng điều này từ bạn.


    Lý do thứ hai không phổ biến và ít khi xảy ra. Một số bác sĩ nói rằng mở mắt khi ngủ là một dấu hiệu tổn thương thần kinh trên khuôn mặt, do khối u hoặc các vấn đề về tuyến giáp. Nếu bạn thấy trẻ ngủ mở mắt trong một thời gian dài, hãy đưa bé đi khám bác sĩ.

    Ngủ mở mắt là hiện tượng hoàn toàn bình thường
    Ngủ mở mắt là hiện tượng hoàn toàn bình thường
    Ngủ mở mắt
    Ngủ mở mắt
  6. Đã bao giờ bạn thử vừa thở vừa nuốt cùng một lúc chưa? Hãy thử đi, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm được điều này. Nhưng một em bé 6 tháng tuổi có thể thở và nuốt cùng một lúc đấy.

    Con người là loài động vật có vú duy nhất không thể nuốt và thở cùng lúc. Các loài thú có vú khác và kể cả các loài không phải là thú có vú, đều có thể thở trong khi đang ăn. Thực tế, trẻ sơ sinh có thể làm được như vậy để chúng có thể thở được trong khi bú nhưng khả năng này mất đi khi trẻ được 9 tháng tuổi, là lúc thanh quản bắt đầu phát triển.

    Trẻ có khả năng nuốt và thở cùng lúc
    Trẻ có khả năng nuốt và thở cùng lúc
    Nuốt và thở cùng lúc
    Nuốt và thở cùng lúc
  7. Người trưởng thành có 206 chiếc xương, chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Một sự thật khó tin đó là những đứa trẻ sơ sinh lại có số xương nhiều hơn người lớn. Những chiếc xương đó đang phát triển và thay đổi hình dạng mỗi ngày.

    Ước tính bộ xương trẻ sơ sinh có khoảng 300 chiếc xương. Mặc dù xương có vẻ ngoài cứng nhưng chúng thực ra được tạo thành từ mô sống và canxi. Chúng trải qua quá trình tích tụ cũng như thải bỏ trong suốt cuộc đời của bạn.


    Trẻ em có nhiều xương hơn bởi chúng cần phải lớn lên. Xương dính vào nhau khi chúng ta lớn dần lên là nguyên nhân khiến số lượng xương bị giảm. Và qua tuổi trưởng thành, chúng ta sẽ khó có thể cao hơn được bởi lớp đĩa sụn tiếp hợp đã hết. Nhưng chúng ta vẫn có thể khỏe hơn vì độ cứng và độ dày của xương vẫn sẽ tiếp tục phát triển.

    Trẻ sơ sinh có 270 cái xương khi chào đời
    Trẻ sơ sinh có 270 cái xương khi chào đời
    Có nhiều xương hơn người lớn
    Có nhiều xương hơn người lớn
  8. Trẻ sơ sinh gần như ngủ cả ngày. Vì não bộ của bé có thể tiêu thụ tới 50% lượng đường glucozo để giúp bé phát triển não bộ. Vì thế , bé thường ngủ rất nhiều. Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiêu, tiểu. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ, một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.


    Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ khi sinh ra đời:

    • Trẻ sẽ tăng dần về chiều cao trong khi ngủ.
    • Phát triển trí não.
    • Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.
    • Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần.
    • Có được hệ miễn dịch khỏe mạnh.
    • Những giấc ngủ ngon có thể giúp con bạn trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh của trẻ.
    Ngủ chiếm hầu hết thời gian trong ngày
    Ngủ chiếm hầu hết thời gian trong ngày
    Hầu hết thời gian trẻ sơ sinh dành cho việc ngủ
    Hầu hết thời gian trẻ sơ sinh dành cho việc ngủ
  9. Xương bánh chè - một đoạn xương nhỏ nằm ở phần đầu gối, trước khớp gối, nằm ở trước đầu dưới xương đùi, che chở mặt trước của khớp gối – rất cứng và dễ bị gãy. Nó có thể bị gãy hoặc gây khó khăn trong quá trình sinh nở.

    Đây chính là lý do mà trẻ sơ sinh không có xương bánh chè. Thay vào đó, bé sẽ có sụn mềm dẻo nằm ở khớp gối. Sau này, lớp sụn sẽ cứng lại và trở thành xương bánh chè. Phải đến khi 3 tuổi trở lên phần sụn này mới được thay thế dần bằng xương. Đó là lý do tại sao trẻ thường trườn, bò bằng tay thay vì kết hợp cả chân.

    Khi mới sinh trẻ không có xương bánh chè
    Khi mới sinh trẻ không có xương bánh chè
    Khi mới sinh ra không có xương bánh chè
    Khi mới sinh ra không có xương bánh chè
  10. Khi em bé đang ở trong bụng mẹ, được tiếp xúc với estrogen của mẹ. Sau khi sinh ra, các kích thích tố trong cơ thể của trẻ nhanh chóng suy giảm, gây ra hiện tượng “chảy máu rút” tương tự như một giai đoạn nhỏ trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ trưởng thành. Điều này hoàn toàn vô hại và bình thường.


    Hiện tượng nàu ra trong vòng một đến hai tuần đầu tiên, phổ biến nhất vào ngày thứ năm của bé gái. Bạn có thể thấy xuất hiện âm đạo màu trắng ngay trước khi máu chảy ra.

    Nhưng nếu em bé bị chảy máu âm đạo kéo dài hoặc quá mức, điều quan trọng là yêu cầu bác sĩ thăm khám lại vì đây có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn chảy máu cơ bản.

    Bé gái có thể trải qua thời kỳ kinh nguyệt
    Bé gái có thể trải qua thời kỳ kinh nguyệt
    Bé gái có thể có kinh nguyệt
    Bé gái có thể có kinh nguyệt



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy