Top 12 Sự thật thú vị nhất về loài chuồn chuồn

Hoàng Thu Thuỷ 310 0 Báo lỗi

Quay trở lại khoảng 300 triệu năm trước, loài chuồn chuồn là một trong những loài côn trùng đầu tiên sống trên hành tinh này. Quá trình tiến hóa đã giúp chúng ... xem thêm...

  1. Chuồn chuồn là loài côn trùng tuyệt đẹp đã tồn tại hơn 300 triệu năm qua. Những con chuồn chuồn đầu tiên xuất hiện có kích thước lớn hơn rất nhiều so với loài chuồn chuồn ngày nay. Theo đó, hóa thạch của một con chuồn chuồn khổng lồ có đôi cánh dài khoảng 76cm từ kỷ Permi đã được tìm thấy ở bang Kansas, Mỹ.


    Không giống như nhiều loài côn trùng khác, chuồn chuồn hoàn toàn vô hại. Nó đã truyền cảm hứng cho nhiều câu chuyện thần thoại. Chúng còn được đặt nhiều biệt danh vì tính lẩn tránh, đôi cánh xinh đẹp và kiểu bay thất thường của nó. Một số biệt hiệu độc đáo dành cho loài vật này:

    • Cây kim mạng của ác quỷ: Vì người ta cho rằng chuồn chuồn sẽ khâu miệng những đứa trẻ xấu tính khi chúng ngủ.
    • Bác sĩ rắn: Chuồn chuồn được xem là loài vật bảo hộ rắn, sẽ giúp lũ rắn khâu vết thương hoặc giúp chúng hồi sinh.
    • Đầy tớ của rắn: Tên gọi này có nguồn gốc từ cái tên “gwas-y-neidr” trong tiếng Wales vì mối liên hệ của chuồn chuồn và rắn.

    Mặc dù đa số các câu chuyện thần thoại kể về loài vật này đều mang ý nghĩa tiêu cực, nhưng nó lại là loài côn trùng có ích cho con người. Do đó, ở Nhật Bản chuồn chuồn rất được tôn kính và nó cũng chính là biểu tượng văn hóa quốc gia của đất nước Mặt Trời mọc.

    Nguồn gốc của loài chuồn chuồn
    Nguồn gốc của loài chuồn chuồn
    Nguồn gốc của loài chuồn chuồn
    Nguồn gốc của loài chuồn chuồn

  2. Chuồn chuồn là nỗi khiếp sợ nếu bạn là một con muỗi, muỗi vằn hoặc những loài bọ nhỏ bé khác. Chúng không chỉ đơn giản là đuổi theo con mồi. Thay vào đó, chúng chặn con mồi giữa không trung bằng các cuộc phục kích trên không. Chuồn chuồn có thể đánh giá tốc độ và quỹ đạo của con mồi rồi điều chỉnh hướng bay của chúng và sau đó chặn đứng chúng. Do có những kỹ năng điêu luyện như vậy nên trong các cuộc săn mồi của chuồn chuồn thì tỷ lệ thành công là 95%.


    Một nhóm nghiên cứu đã xác nhận rằng hệ thống thần kinh của chuồn chuồn có thể tập trung và định vị rõ ràng 1 mục tiêu mặc dù con mồi đó đang bay giữa đàn đang chuyển động của chúng với số lượng lớn. Điều này giống như việc bạn vào một nhà hàng ồn ào nhưng vẫn có thể tập trung nói và nghe được những câu chuyện từ những người bạn. Các nhà nghiên cứu cũng xác định được một loại mạch chủ gồm 16 tế bào thần kinh kết nối với bộ não của chuồn chuồn và động cơ bay trong lồng ngực. Với sự trợ giúp của khối dây thần kinh đó, chuồn chuồn có thể theo dõi mục tiêu đang di chuyển, tính toán một quỹ đạo để đánh chặn chúng và điều chỉnh tinh vi đường đi khi cần thiết. Theo quy luật, cuộc đi săn nào cũng có những thiếu sót cho đến khi nó kết thúc.


    Về cơ bản, người ta thường liên tưởng đến “máy bay chiến đấu tàng hình” khi nhắc đến khả năng săn mồi một cách nhanh chóng, hiệu quả và thông minh của chuồn chuồn.

    Chuồn chuồn có thể chặn đứng con mồi giữa không trung
    Chuồn chuồn có thể chặn đứng con mồi giữa không trung
    Chuồn chuồn có thể chặn đứng con mồi giữa không trung
    Chuồn chuồn có thể chặn đứng con mồi giữa không trung
  3. Với chiến lược săn mồi ấn tượng, nhưng khả năng xé toạc con mồi của chuồn chuồn mới thực sự nâng năng lực ăn mồi sống của chúng lên một cấp độ khác.


    Chuồn chuồn và chuồn chuồn kim đều thuộc họ Chuồn Chuồn, có nghĩa là “những kẻ có răng.” Lý do của tên gọi này bởi vì hàm dưới của chúng có răng. Khi săn mồi, chuồn chuồn chộp lấy con mồi bằng chân, xé toạc cánh bằng hàm răng sắc nhọn để chúng không thể trốn thoát, rồi sau đó xẻ chúng ra từng mảnh mà không cần phải hạ cánh xuống đất.


    Bên cạnh kỹ thuật săn mồi ấn tượng, khả năng xé xác con mồi của chuồn chuồn cũng là vô cùng đáng sợ. Khi đi săn, chuồn chuồn bắt và giữ chặt con mồi bằng chân, xé đôi cánh của con mồi bằng hàm sắc nhọn để nó không thể trốn thoát và bắt đầu bữa ăn ngay lập tức - tất cả đều được thực hiện trên không.

    Chuồn chuồn có bộ hàm dưới cực kỳ sắc nhọn
    Chuồn chuồn có bộ hàm dưới cực kỳ sắc nhọn
    Chuồn chuồn có bộ hàm dưới cực kỳ sắc nhọn
    Chuồn chuồn có bộ hàm dưới cực kỳ sắc nhọn
  4. Có rất ít loài trong vương quốc động vật có thể bắt kịp khả năng bay ngoạn mục của chuồn chuồn. Chúng có hai đôi cánh với phần cơ bắp ở ngực để có thể làm việc một cách độc lập. Điều này cho phép chúng thay đổi góc của mỗi đôi cánh và thể hiện sự linh hoạt cao trong không trung.


    Chuồn chuồn có thể bay theo bất kỳ hướng nào bao gồm cả bay ngang và bay lùi, và cũng có thể bay lơ lửng ở một chỗ duy nhất trong vòng một phút hoặc hơn. Khả năng tuyệt vời này là một trong những yếu tố tạo nên thành công của một kẻ “sát thủ trên không” – chúng có thể di chuyển xung quanh con mồi từ bất kỳ hướng nào mà không hề gây nghi ngờ.


    Chúng không chỉ lanh lợi mà còn rất nhanh nhẹn khi một số loài chuồn chuồn có thể đạt tốc độ tối đa 18 dặm một giờ (30km/h). Chúng cũng nổi tiếng với sự khéo léo và bền bỉ của mình. Một số loài được gọi là kẻ gan dạ toàn cầu – Chuồn chuồn ngô, vì chúng có thể bay qua đại dương trong quá trình di chuyển với quãng đường lên tới 11.000 dặm(>17.000 km) và đạt danh hiệu loài côn trùng di cư dài nhất thế giới.


    Với tốc độ, khoảng cách và tính linh hoạt khi săn mồi, chuồn chuồn là một trong những động vật phi thường nhất trên hành tinh.

    Chuồn chuồn là những sinh vật bay kỳ lạ
    Chuồn chuồn là những sinh vật bay kỳ lạ
    Chuồn chuồn là những sinh vật bay kỳ lạ
    Chuồn chuồn là những sinh vật bay kỳ lạ
  5. Nếu bạn nhìn vào đầu của con chuồn chuồn, bạn có thể nhận thấy một điều rất đặc biệt. Hay nói cách khác, có hơn 30.000 thứ đặc biệt.


    Khu vực đầu của chuồn chuồn chủ yếu là khu tổng hợp mắt khổng lồ của chúng chứa 30.000 khía cạnh khác nhau, mỗi khía cạnh lại mang thông tin về môi trường xung quanh chúng. Chuồn chuồn có tầm nhìn 360 độ và chỉ với một điểm mù đằng sau chúng. Tầm nhìn phi thường này là một trong những lý do tại sao chúng có thể dễ dàng quan sát một con mồi đơn lẻ trong một đám côn trùng và đi sau chúng để tránh va chạm với những đám côn trùng khác.


    Chúng không chỉ có một tầm nhìn đặc biệt mà còn có thể nhìn thế giới bằng những màu sắc mà chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng được. Theo Nhà khoa học mới: Con người có thị lực ba màu, nghĩa là những màu sắc mà chúng ta thấy là sự kết hợp của màu đỏ, xanh dương và xanh lá cây. Điều này là do ba loại protein nhạy cảm với ánh sáng trong mắt chúng ta, được gọi là opsins. Chúng ta không đơn độc: vì ngoài ra còn có thị lực hai màu và bốn màu tồn tại chủ yếu trong thế giới động vật, từ động vật có vú đến chim và các loài côn trùng. Một nghiên cứu về 12 loài chuồn chuồn đã phát hiện ra rằng mỗi loài có dưới 11 loại opsins, và một số loài lớn hơn thì có 30 loại opsins khác nhau.

    Đầu của con chuồn chuồn là nơi chứa tất cả các mắt
    Đầu của con chuồn chuồn là nơi chứa tất cả các mắt
    Đầu của con chuồn chuồn là nơi chứa tất cả các mắt
    Đầu của con chuồn chuồn là nơi chứa tất cả các mắt
  6. Chuồn chuồn đẻ trứng trong nước, và khi ấu trùng nở, chúng sống dưới nước trong vòng hai năm. Trên thực tế, tùy thuộc vào độ cao và phạm vi sinh sống, một số loài có thể ở trong trạng thái ấu trùng đến sáu năm. Chúng sẽ lột da lên đến 17 lần cho đến khi phát triển và sẵn sàng bơi lên bề mặt nước và biến thành những con chuồn chuồn mà chúng ta thấy trên không trung.


    Chúng đặc biệt thích nghi với cuộc sống dưới nước ở giai đoạn này với khả năng săn mồi và tốc độ cực nhanh. Chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm các loại ấu trùng côn trùng, nòng nọc và cá! Và đôi khi chúng cũng ăn những con ấu trùng chuồn chuồn khác. Những anh chàng này cũng là những kẻ săn mồi cực mạnh.

    Chuồn chuồn có thể sống 2 năm dưới nước
    Chuồn chuồn có thể sống 2 năm dưới nước
    Chuồn chuồn có thể sống 2 năm dưới nước
    Chuồn chuồn có thể sống 2 năm dưới nước
  7. Trứng chuồn chuồn được đẻ vào mặt nước hoặc trên cành, lá thủy sinh gần ao, hồ, và các khu vực ẩm ướt hoặc trong mô cây ở nước, và nở thành tiền ấu trùng sống bằng các chất dinh dưỡng có trong trứng. Sau đó chúng tiếp tục biến thái thành thiếu trùng với khoảng 9-14 lần lột xác (ở hầu hết các loài), và trở thành loài ăn thịt tham lam đối với các loài sinh vật sống trong nước, kể cả những loài cá con.


    Tuy nhiên trong một phát hiện, nhà côn trùng học Chris Goforth viết: "Có rất ít côn trùng sống trong đại dương. Một số ý tưởng đã đưa ra lí do tại sao … nhưng một trong những lý do rõ ràng là nước biển rất mặn và một số côn trùng không thể sống sót trong môi trường đó. Điều này có vẻ không phải là vấn đề đối với loài chuồn chuồn. Một số loài như chuồn chuồn ven biển (Erythrodiplax berenicei) có thể thành công trong việc sinh con đẻ cái trong môi trường nước mặn hơn gấp nhiều lần so với nước biển."


    Thật vậy, chuồn chuồn ven biển là một loài đặc trưng bởi môi trường sống của nó bao gồm đầm lầy muối, rừng ngập mặn và hồ nước muối.

    Một số loài chuồn chuồn đẻ trứng trong nước mặn
    Một số loài chuồn chuồn đẻ trứng trong nước mặn
    Một số loài chuồn chuồn đẻ trứng trong nước mặn
    Một số loài chuồn chuồn đẻ trứng trong nước mặn
  8. Chuồn chuồn cần được bảo vệ khỏi những nguy hiểm mà con người tạo ra, từ sự ô nhiễm đến việc mất dần môi trường sống. May thay, có rất nhiều khu bảo tồn trên khắp thế giới. Vương quốc Anh đã có khu bảo tồn chuồng chuồn đầu tiên mang tên Trung tâm Chuồn chuồn vào năm 2009.


    Theo Guardian, “Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Wicken Fen ở Cambridgeshire, trung tâm mới này với hy vọng sẽ làm thay đổi sự suy giảm của 42 loài được tìm ở Anh quốc. Các nhà bảo tồn đang đổ lỗi sự suy giảm này là do việc mất dần các khu đầm lầy, thuốc trừ sâu và tác hại của chúng lên các khu đất nông nghiệp."


    Những người yêu thích chuồn chuồn có thể ghé thăm một khu bảo tồn ở phía Tây nam Hoa Kỳ. Khu ao bảo tồn chuồn chuồn Sanctuary ở Albuquerque, New Mexico, là khu ao bảo tồn đầu tiên của quốc gia này và là nơi có nhiều loài chuồn chuồn đa dạng nhất.

    Trên khắp Thái Bình Dương, những người yêu thích chuồn chuồn có thể tận mắt quan sát loài sinh vật này trong nhiều khu bảo tồn động vật hoang dã ở Nhật Bản. Chúng được tạo ra để đảm bảo môi trường sống của con chuồn chuồn cũng như sự đa dạng của loài vật này.

    Chuồn chuồn thực hiện nhiệm vụ rất thú vị đó là giúp con người kiểm soát số lượng côn trùng, đặc biệt là những con vật gây hại cho chúng ta nhất chẳng hạn như muỗi và ruồi. Chúng cũng truyền cảm hứng cho chúng ta để tạo ra những công nghệ mới dựa trên kỹ năng bay và tầm nhìn đáng kinh ngạc của chúng. Việc nhỏ nhất mà con người chúng ta có thể là là hỗ trợ việc bảo tồn môi trường sống của chuồn chuồn để chúng có thể tiếp tục tồn tại trong 300 triệu năm nữa.

    Bạn có thể ghé thăm nơi trú ẩn của chuồn chuồn trên khắp thế giới
    Bạn có thể ghé thăm nơi trú ẩn của chuồn chuồn trên khắp thế giới
    Bạn có thể ghé thăm nơi trú ẩn của chuồn chuồn trên khắp thế giới
    Bạn có thể ghé thăm nơi trú ẩn của chuồn chuồn trên khắp thế giới
  9. Chuồn chuồn phát triển thông qua 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và trưởng thành. Vòng đời của chuồn chuồn nhanh hay chậm phải tùy thuộc vào nhiệt độ và nguồn thức ăn và khí hậu.


    Vòng đời của chuồn chuồn – TRỨNG: Vòng đời của chuồn chuồn bắt đầu với hình dạng trứng, chúng giao phối và đẻ trứng trong nước ngọt, một số trường hợp trứng chuồn chuồn được đặt gần nguồn nước. Con chuồn chuồn cái mở các khe của cành cây thủy sinh, đặt trứng vào bên trong thân cây. Ở một số loài, con cái ngâm mình xuống nước và đẻ trứng lên các cây thực vật trong nước. Thời gian nở trứng rất khác nhau. Ở một số loài, trứng chỉ nở trong vài ngày, trong khi ở loài khác, trứng có thể nở vào mùa xuân năm sau. Một con ấu trùng non sẽ nở ra từ trứng trong nước và nhanh chóng lột da để thành dạng ấu trùng thật sự. Nếu ấu trùng non nở từ một quả trứng được đặt trên đất, nó sẽ bò xuống nước trước khi lột da.


    Vòng đời của chuồn chuồn – ẤU TRÙNG: Ấu trùng là giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của chuồn chuồn. Giai đoạn ấu trùng có hình dạng hoàn toàn khác so với con chuồn chuồn trưởng thành. Tất cả ấu trùng chuồn chuồn và chuồn chuồn kim đều là loài thủy sinh, và vẫn ở trong nước cho đến khi sẵn sàng lột xác vào giai đoạn trưởng thành. Trong giai đoạn thủy sinh vật này, ấu trùng thở qua mang. Mang của ấu trùng chuồn chuồn kim nằm ở cuối bụng, trong khi mang của ấu trùng chuồn chuồn được tìm thấy bên trong trực tràng. Ấu trùng chuồn chuồn bơi bằng hút nước vào trực tràng để hô hấp. Khi chúng dùng lực đẩy nước ra, chúng sẽ bị đẩy về phía trước. Ấu trùng chuồn chuồn kim bơi bằng cách gợn sóng cơ thể.


    Vòng đời của chuồn chuồn – TRƯỞNG THÀNH: Một khi ra khỏi nước và được bảo vệ bởi một tảng đá hoặc cây cối, ấu trùng mở rộng ngực của nó, làm cho bộ xương ngoài mở ra. Từ từ, hình dạng trưởng dần lộ diện với sự biến đổi ngoài da (được gọi là exuvia) và bắt đầu mở rộng đôi cánh, quá trình này có thể mất một giờ để hoàn thành. Chuồn chuồn trưởng thành non sẽ yếu và nhạt màu, khả năng bay hạn chế. Chuồn chuồn trưởng thành non dễ bị tổn thương hơn đối với động vật ăn thịt vì chúng có thân mềm và cơ yếu hơn. Chỉ vài ngày sau khi lên bờ, chuồn chuồn hoặc chuồn chuồn kim sẽ phô diễn màu sắc của người trưởng thành và đạt được khả năng bay rất cao

    Vòng đời của loài chuồn chuồn trải qua 3 giai đoạn chính
    Vòng đời của loài chuồn chuồn trải qua 3 giai đoạn chính
    Vòng đời của loài chuồn chuồn trải qua 3 giai đoạn chính
    Vòng đời của loài chuồn chuồn trải qua 3 giai đoạn chính
  10. Về chế độ ăn, Chuồn chuồn không hề kén ăn. Nó là côn trùng ăn thịt và sẽ ăn bất cứ thứ gì có sẵn. Thông thường, chế độ ăn uống của chúng bao gồm muỗi, ruồi, thậm chí là cả chuồn chuồn nhỏ. Chuồn chuồn trưởng thành bắt được con mồi côn trùng của chúng trong những chuyến bay, tận dụng tầm nhìn và khả năng bay phi thường của chúng. Để bắt con mồi, chuồn chuồn tạo ra một cái giỏ bằng chân. Sau đó, chúng sà vào bắt con mồi bằng chân và cắn nó để giữ nó tại chỗ. Chúng sẽ thường ăn những gì chúng bắt được khi chúng vẫn đang bay.


    Phần lớn cuộc đời của chuồn chuồn được dành trong giai đoạn ấu trùng, nơi nó lột xác từ 6 đến 15 lần. Vào thời điểm chin muồi, nó bò lên khỏi mặt nước và lột xác lần cuối, rũ bỏ lớp da cũ và bay lên với đôi cánh mỏng manh trong suốt. Không giống như bướm và bọ cánh cứng , chuồn chuồn không có giai đoạn nhộng trung gian trước khi trưởng thành. Bởi vì điều này, chuồn chuồn còn đượ gọi là một dạng biến thái "không hoàn chỉnh".

    Chuồn chuồn là loài động vật ăn tạp
    Chuồn chuồn là loài động vật ăn tạp
    Chuồn chuồn là loài động vật ăn tạp
    Chuồn chuồn là loài động vật ăn tạp
  11. Tục ngữ Việt Nam có câu:

    • Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

    hay

    • Chuồn chuồn bay thấp trời mưa,
      Bay cao trời nắng, bay vừa trời râm.

    Đồng dao Việt Nam cũng có câu: Chuồn chuồn cắn rốn, bốn ngày biết bơi, với "niềm tin" rằng nếu ai đó bắt buồn chuồn cho cắn rốn thì có thể biết bơi.


    Bắt chuồn chuồn là một thú vui của trẻ em ở khu vực nông thôn Việt Nam vào những ngày hè, với các câu đồng dao như:

    Chuồn chuồn có cánh thì bay, Có thằng cu Tí thò tay bắt chuồn.

    Chuồn chuồn có cánh thì bay, Có thằng kẻ trộm bắt mày đi tu...


      Tại Trung Quốc từ thời nhà Thương, có một loại đồ chơi mang tên chuồn chuồn tre. Người ta lấy mảnh tre vót mỏng như cánh quạt máy bay trực thăng, ở giữa khoan một cái lỗ, cắm trục tre, khi chơi dùng hai bàn tay kẹp trục xoay mạnh, chuồn chuồn tre sẽ bay lên trên không.


      Tại Việt Nam người ta cũng làm ra những con chuồn chuồn đồ chơi từ lá cây, kim loại..., và thường được bày bán ở vỉa hè hay trong các cửa hàng lưu niệm.

      Chuồn chuồn là loài động vật có dấu ấn đặc biệt trong văn hóa người Châu Á
      Chuồn chuồn là loài động vật có dấu ấn đặc biệt trong văn hóa người Châu Á
      Chuồn chuồn là loài động vật có dấu ấn đặc biệt trong văn hóa người Châu Á
      Chuồn chuồn là loài động vật có dấu ấn đặc biệt trong văn hóa người Châu Á
    • Một số sự thật thú vị khác về loài chuồn chuồn:

      • Chuồn chuồn xuất hiện từ thời cổ đại, trước cả khủng long vào khoảng 300 triệu năm trước.
      • Phần lớn thời gian sống của chuồn chuồn là ở trong nước dưới dạng ấu trùng. Ấu trùng chuồn chuồn sống dưới nước khoảng 1-5 năm. Khi trưởng thành sống trung bình chỉ khoảng 5 tuần.
      • Chuồn chuồn là một phi công bậc thầy. Tốc độ bay của chuồn chuồn rất đáng nể. Trong 1s, nó có thể bay được một quãng đường dài gấp 100 lần chiều dài cơ thể.
      • Chuồn chuồn đực có lãnh thổ riêng và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ nó.
      • Chuồn chuồn có tầm nhìn 360 độ
      • Chuồn chuồn dường như đặc biệt phổ biến như thức ăn trên đảo Bali ở Indonesia
      • Một con chuồn chuồn đậu trên đầu được coi là điềm may mắn
      Một số sự thật thú vị khác về loài chuồn chuồn
      Một số sự thật thú vị khác về loài chuồn chuồn
      Một số sự thật thú vị khác về loài chuồn chuồn
      Một số sự thật thú vị khác về loài chuồn chuồn



    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy