Top 14 Sự thật thú vị nhất về loài đà điểu

Hoàng Thu Thuỷ 133 0 Báo lỗi

Chim đà điểu là loài chim lớn nhất thế giới. Và chúng không bay được. Nhưng bên cạnh đó, loài chim đáng yêu này còn có những tập tục sinh sống. Cũng như những ... xem thêm...

  1. Bộ Đà điểu (Struthioniformes) là một bộ gồm các loài chim lớn, không biết bay có nguồn gốc từ Gondwana, phần lớn trong chúng hiện nay đã tuyệt chủng. Không giống như các loài chim không bay khác, các loài đà điểu không có xương chạc trên xương ức của chúng và như thế thiếu nơi neo đủ mạnh cho các cơ cánh của chúng, vì thế chúng không thể bay được mặc dù chúng có các cánh phù hợp cho việc bay lượn.


    Phần lớn khu vực đại lục Gondwana cổ đã do các loài đà điểu chiếm lĩnh, hoặc có chúng cho đến thời gian tương đối gần đây.


    Các loài còn sinh tồn:

    • Đà điểu châu Phi là loài đà điểu lớn nhất hiện còn tồn tại. Thành viên lớn nhất của loài này có thể cao tới 3 m, cân nặng 135 kg và chạy nhanh hơn ngựa.
    • Đà điểu Emu là loài đứng thứ hai về kích thước, cao tới 2 m và cân nặng khoảng 60 kg. Giống như đà điểu châu Phi, nó chạy nhanh, là loài chim đầy sức mạnh của đồng bằng và miền rừng.
    • Cũng có nguồn gốc ở Australia và các đảo phía bắc là 3 loài Đà điểu đầu mào. Chúng ngắn hơn Emu và có cơ thể rắn chắc, đà điểu đầu mào ưa thích các cánh rừng nhiệt đới rậm rạp. Chúng có thể rất nguy hiểm khi bị dồn vào thế bí hay khi chúng bị bất ngờ. Tại New Guinea, trứng của đà điểu đầu mào bị lấy đi và cho nở thành con non để ăn thịt như là một loại đặc sản, mặc dù có (hay có lẽ do) những rủi ro mà chúng gây ra đối với tính mạng con người.
    • Các loài chim chạy nhỏ nhất là 5 loài chim kiwi ở New Zealand. Kiwi có kích thước cỡ như gà, chúng nhút nhát và nóng tính. Chúng làm tổ trong các hang sâu và sử dụng cơ quan khứu giác phát triển cao để bới đất nhằm tìm kiếm các loài côn trùng nhỏ. Kiwi đáng chú ý vì chúng đẻ trứng có tỷ lệ rất lớn so với kích thước cơ thể. Trứng chim kiwi có thể tương đương với 15-20% trọng lượng cơ thể chim mái.
    • Nam Mỹ có 2 loài đà điểu châu Mỹ có kích thước trung bình, chạy nhanh trên những cánh đồng cỏ hoang (pampa) ở Nam Mỹ. Các cá thể lớn nhất của loài đà điểu Nam Mỹ lớn (Rhea americana) có thể cao tới 1,5 m và cân nặng 20 – 25 kg. Tại Nam Mỹ còn có 47 loài[4] trong 9 chi, bao gồm các loài chim nhỏ và cư trú dưới đất nhưng không phải là không bay được, thuộc họ Tinamidae và chúng có họ hàng gần với các loài đà điểu.
    Các loài đà điểu hiện nay
    Các loài đà điểu hiện nay
    Các loài đà điểu hiện nay
    Các loài đà điểu hiện nay

  2. Aepyornis, tức "chim voi" ở Madagascar, đã từng là loài chim lớn nhất được biết. Mặc dù chúng thấp hơn những con moa cao nhất, nhưng những cá thể to lớn nhất có thể cân nặng tới 450 kg. Có hai loài đã từng tồn tại khi con người di cư đến từ Borneo và châu Phi, có lẽ trong thế kỷ I. Cả hai dường như đã sống sót một thời gian khá dài: loài Aepyornis mullerornis nhỏ hơn có thể đã biến mất trước còn loài Aepyornis maximus to hơn có thể còn tồn tại cho đến tận đầu thế kỷ XVII.

    Họ Dinornithidae (moa) có ít nhất là 11 loài khác nhau từng sinh sống tại New Zealand cho đến khi con người bắt đầu xuất hiện nhiều tại đây vào thế kỷ XIII hay sớm hơn. Chúng có kích thước dao động trong khoảng từ cỡ như gà tây cho tới moa khổng lồ (Dinornis giganteus) với chiều cao đạt 3,3 m và cân nặng tới 250 kg (550 lb). Giống như đà điểu đầu mào, moa chủ yếu sống trong các cánh rừng không có kẻ thù là các loài các động vật ăn thịt. Chúng được cho là bị tuyệt chủng vào khoảng năm 1500 do sự săn bắn trong vài trăm năm kể từ khi có sự định cư của con người. Tuy nhiên, một số người vẫn tin rằng các quần thể nhỏ có thể vẫn còn tồn tại trong các khu vực hoang vắng biệt lập cho tới thời gian gần đây.


    Ngoài ra, các mảnh vỏ trứng tương tự như vỏ trứng của Aepyornis cũng được tìm thấy trên quần đảo Canary. Các mảnh này có niên đại tới Trung hay Hậu Miocen, và không có giả thuyết phù hợp nào đã được đề ra là chúng tới đây như thế nào do sự không chắc chắn về việc các đảo này có từng được nối liền với đại lục hay không.

    Các loài tuyệt chủng
    Các loài tuyệt chủng
    Các loài tuyệt chủng
    Các loài tuyệt chủng
  3. HIện tại tồn tại 2 phương thức tiếp cận phân loại học trong phân loại chim chạy: phương thức thứ nhất, được sử dụng tại bài này, kết hợp các nhóm như là các họ trong bộ Struthioniformes, trong khi phương thức thứ hai cho rằng các dòng dõi đã tiến hóa chủ yếu là độc lập với nhau và vì thế nâng các họ lên cấp bộ.


    Một số nghiên cứu dựa trên hình thái học, miễn dịch học và trình tự DNA chỉ ra rằng các loài chim chạy là đơn ngành. Miêu tả truyền thống về tiến hóa của chim chạy là một nhóm xuất hiện ở dạng chim không bay tại Gondwana trong kỷ Creta, sau đó đã tiến hóa theo các hướng tách biệt do các châu lục bị trôi dạt ra xa nhau. Tuy nhiên, phân tích gần đây về biến thiên gen giữa các loài chim chạy lại mâu thuẫn với điều đó: phân tích DNA dường như chỉ ra rằng các loài chim chạy đã rẽ nhánh ra khỏi nhau quá gần đây để có thể chia sẻ cùng một tổ tiên Gondwana chung. Bên cạnh đó, hóa thạch Trung Eocen của "tiền-đà điểu" Palaeotis từ Trung Âu có thể ngụ ý rằng giả thuyết "ngoài Gondwana" là sai. Ngoài ra, phân tích gần đây với 20 gen hạt nhân đã đặt câu hỏi về tính đơn ngành của nhóm, gợi ý rằng các loài tinamou có thể bay được cũng gộp lại trong phạm vi dòng dõi chim chạy.


    Nghiên cứu so sánh đối với toàn bộ trình tự DNA ti thể của các loài chim chạy còn sinh tồn cộng với 2 loài moa (khủng điểu) đặt moa tại vị trí cơ sở, tiếp theo là đà điểu châu Mỹ, tiếp nữa là đà điểu châu Phi, tiếp theo là kiwi, với đà điểu Úc (emu) và đà điểu đầu mào là các họ hàng gần gũi nhất. Một nghiên cứu khác lại đảo lại vị trí tương đối của moa và đà điểu châu Mỹ và chỉ ra rằng chim voi không phải là họ hàng gần của đà điểu châu Phi hay các loài chim chạy khác,[8] trong khi nghiên cứu các gen hạt nhân lại chỉ ra là đà điểu châu Phi rẽ nhánh đầu tiên, tiếp theo là đà điểu châu Mỹ và tinamou, sau đó là kiwi tách ra từ đà điểu Úc và đà điểu đầu mào. Các nghiên cứu chia sẻ các niên đại rẽ nhánh ngụ ý rằng trong khi các tổ tiên của moa có thể từng tồn tại ở New Zealand kể từ khi nó tách ra khỏi các phần khác của Gondwana, các tổ tiên của kiwi dường như bằng một cách nào đó đã phát tán tới đây từ Australia gần đây hơn, có lẽ thông qua cầu đất liền hay bằng cách "nhảy" qua các đảo. Theo các phân tích có sớm hơn thì đà điểu châu Phi dường như đã tới châu Phi theo một lộ trình nào đó sau khi nó tách khỏi Nam Mỹ, nhưng các dữ liệu hạt nhân chỉ ra rằng đà điểu châu Phi rẽ nhánh đầu tiên có lẽ phù hợp với trình tự tách mảng kiến tạo của Gondwana. Các khía cạnh khác (nhưng không phải tất cả) trong cổ địa sinh học chim chạy là phù hợp với giả thuyết hình thành loài theo địa lý.


    Các nghiên cứu bộ gen phát sinh loài gần đây gợi ý rằng tinamou trên thực tế có thể thuộc về nhóm này. Nếu như thế, nó làm cho nhóm 'chim chạy' trở thành cận ngành chứ không phải đơn ngành. Điều này cũng đặt ra câu hỏi đáng chú ý về tiến hóa của khả năng bay được và khả năng không bay được trong nhóm này, do chim chạy theo truyền thống được cho là có tổ tiên không bay được và là nhóm đơn ngành, trong khi sự rẽ nhánh của tinamou trong phạm vi dòng dõi chim chạy chỉ ra rằng hoặc là khả năng bay được đã tái tiến hóa ở tinamou, hoặc là đã mất đi ở các loài chim chạy khác.

    Tiến hóa và hệ thống học
    Tiến hóa và hệ thống học
    Tiến hóa và hệ thống học
    Tiến hóa và hệ thống học
  4. Về cân nặng, đà điểu có cân nặng từ 90 đến 130 kg . Hơn vậy có một số đà điểu trống có thể nặng đến 155kg. Những con đà điểu trống trưởng thành có lông hàu hết là màu đen với một vài điểm màu trắng ở cánh và cả đuôi. Về đà điểu mái và đà điểu con thì có màu xám nâu nhạt với vài đốm trắng.Cách thức gọi bạn tình của đà điểu trống đó là dùng đôi cánh nhỏ của mình để múa gọi bạn tình. Và đôi cánh đó còn dùng che chở cho đà điểu con.


    Về bộ lông, đà điểu có bộ lông mềm và khác lạ so với lông vũ của bất cứ loài chim bay nào. Phần cánh thì vẫn có móng và mọc đều ở hai cánh của chúng. Về cặp chân khỏe, chim đà điểu có cặp chân khỏe và không có lông. Đặc điểm khá thú vị đó là chân của chúng có hai ngón. Và có một ngón lớn hơn trông giống như móng ngựa vậy. Chính bởi đặc điểm thú vị này đã gia tăng khả năng chạy của loài chim này. Ngoài ra, đà điểu còn có một cặp lông mi rậm và đôi mắt được coi là to nhất so với các loài chim.


    Về chiều cao, vào tuổi trưởng thành là 2 cho đến 4 năm, đà điểu trống cao từ 1m8 đến 2m7, đà điểu mái cao từ 1m7 đến 2 m. Và vào những năm đầu tiên, đà điểu con có thể tăng tới 25cm vào mỗi tháng. Và vào một tuổi đầu thì đà điểu đã có thể nặng tới 45kg.


    Đà điểu châu Phi nặng từ 90 đến 130 kg (200 đến 290 pound). Một số đà điểu trống đã được ghi nhận là có thể nặng đến 155 kg (340 pao). Đà điểu trống trưởng thành có lông chủ yếu là màu đen với một vài điểm trắng ở cánh và đuôi. Đà điểu mái và con non có màu xám nâu nhạt với vài đốm trắng. Đà điểu trống dùng đôi cánh nhỏ do thoái hóa của nó để múa gọi bạn tình và che chở cho đà điểu con. Bộ lông của chúng mềm và khác biệt so với lông vũ của loài chim bay. Vẫn còn những cái móng trên hai cánh của chúng. Cặp chân khỏe của chúng không có lông. Chân có hai ngón với một ngón lớn hơn trông giống như móng ngựa. Điểm độc đáo này giúp cho khả năng chạy của đà điểu. Với lông mi rậm và đen, cặp mắt của đà điểu lớn nhất trong các loài động vật trên cạn còn sống.

    Đặc điểm của chim đà điểu
    Đặc điểm của chim đà điểu
    Đặc điểm của chim đà điểu
    Đặc điểm của chim đà điểu
  5. Đà điểu sống theo từng nhóm 5–50 con, du cư theo những loài thú ăn cỏ khác như ngựa vằn hay linh dương. Chúng ăn chủ yếu là hạt hay cây cỏ, đôi khi chúng ăn cả những động vật nhỏ như cào cào. Không có răng, chúng phải nuốt sỏi để giúp cho việc nghiền thức ăn trong mề. Chúng có thể đi trong một thời gian dài không cần đến nước, mà chỉ dựa vào độ ẩm của những cây cỏ chúng nuốt vào. Tuy nhiên chúng thích nước và thường hay tắm.


    Với khả năng nghe và nhìn thính nhạy, chúng có thể phát hiện những loài thú săn mồi như sư tử từ khoảng cách xa.


    Theo một truyền thuyết phổ biến, đà điểu nổi tiếng về việc chui đầu vào cát khi gặp nguy hiểm. Tác giả La Mã Pliny – bậc trưởng lão, trong cuốn Lịch sử tự nhiên đã mô tả về đà điểu và việc giấu đầu vào bụi rậm của chúng. Tuy nhiên lại không có quan sát đã được ghi nhận nào về hành vi này. Một phản bác khá nổi tiếng là: một loài có hành vi như thế sẽ không thể tồn tại lâu dài. Truyền thuyết này có lẽ bắt nguồn từ sự thật rằng: quan sát từ khoảng cách xa sẽ thấy khi ăn, đà điểu vùi đầu vào cát, bởi vì chúng chủ tâm nuốt cát và sạn vào để giúp cho việc nghiền thức ăn. Chứ nếu vùi đầu vào cát thì đà điểu sẽ chết ngạt mất. Khi nằm xuống để tránh thú săn mồi, đà điểu ép sát đầu và cổ xuống đất, trông xa giống như là một ụ đất nhỏ. Khi gặp nguy hiểm, đà điểu hoảng loạn bỏ chạy và tự làm bị thương nặng bởi những cú đá từ cặp giò khỏe mạnh của chúng.


    Trong kinh Phúc Âm soạn bởi Job, đà điểu được mô tả với cặp cánh ngắn ngủn buồn cười, không chú ý đến an toàn của tổ trứng, đối xử khắc nghiệt đối với đàn con, thiếu khôn ngoan, nhưng lại làm con ngựa phải hổ thẹn với tốc độ của chúng.

    Hành vi
    Hành vi
    Hành vi
    Hành vi
  6. Đà điểu trưởng thành hoàn toàn ở độ tuổi 2 - 4 năm, con trống chậm hơn con mái khoảng 6 tháng. Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 3 hay 4 đến tháng tháng 8, tùy thuộc vào vùng địa lý. Đà điểu trống dùng tiếng rít và những âm thanh khác để đánh nhau, chiếm lãnh thổ và quyến rũ hậu cung có từ 2 – 5 đà điểu mái. Kẻ chiến thắng sẽ giao phối với toàn hậu cung nhưng chỉ lập một "hậu" mà thôi.


    Đà điểu là loài đẻ trứng. Toàn hậu cung sẽ cùng đẻ trứng có phôi vào một tổ của "hậu", đó chỉ đơn giản là một cái hố sâu từ 30 – 60 cm. Trứng nặng từ 1,3 – 1,4 kg (3 pao), dài 15 cm (6 inch), rộng 13 cm (5 inch), là loại trứng lớn nhất và có phôi lớn nhất, nhưng lại là nhỏ nhất nếu so sánh tương đối với kích thước của đà điểu. Mỗi tổ có từ 15 – 60 trứng màu trắng nhạt và bóng láng. Con cái ấp trứng vào ban ngày còn con trống thì vào ban đêm, bởi vậy chúng có màu lông khác nhau để tránh bị phát hiện khi đang ấp trứng. Quá trình ấp từ 35 – 45 ngày và con trống thường đón chào con con mới nở. Tuổi thọ của đà điểu châu Phi là từ 30 - 70 năm, trung bình là 50 năm.


    Đà điểu con mới nở đã mở mắt và trong vòng 1, 2 tiếng chúng đã có thể chạy nhảy được rồi. Hầu như những loài chim không bay, con của chúng mở mắt lúc mới chào đời và có lớp lông tơ bảo vệ, thân hình của đà điểu con cũng không ngoại lệ. Còn những loài biết bay, thì hầu như con của chúng không có lông và không mở mắt, chúng phải nhờ vào mẹ hay bố tìm mồi. Đà điểu con rất hiếu động, bố mẹ chúng phải tập họp chúng lại như một nhà trẻ di động. Chúng chạy lung tung và trong vòng nửa năm đầu đà điểu con rất dễ chết vì những lý do khác ngoài thiên nhiên, nhưng sau đó chúng lớn rất nhanh.

    Tập tính sinh sản
    Tập tính sinh sản
    Tập tính sinh sản
    Tập tính sinh sản
  7. Trước đây đà điểu bị săn bắt và được nuôi vì bộ lông của chúng, đã từng là vật trang trí cho mũ của các quý bà. Bộ da của chúng cũng rất có giá trị. Vào thế kỷ XVIII, chúng đã bị săn bắt gần đến tuyệt chủng. Chúng được nuôi từ thế kỷ XIX. Thị trường lông đà điểu sụp đổ sau Thế Chiến I. Chăn nuôi thương mại bắt đầu trở lại vào thập niên 1970 để lấy lông và sau đó là da. Đà điểu Ả Rập và Nam Tây Á bị tuyệt chủng vào giữa thế kỷ XX.


    Ngày nay, đà điểu được nuôi khắp thế giới, tại cả những vùng khí hậu lạnh như Thụy Điển. Chúng thích nghi với nhiệt độ từ 30 đến – 10 °C; được nuôi tại hơn 50 nước trên thế giới, nhưng phần lớn là ở Nam Phi. Do hệ số chuyển đổi thức ăn của đà điểu là thấp nhất (3,5:1 so với của gia súc là 6:1), nên chúng rất hấp dẫn đối với nông dân. Mặc dù đà điểu được nuôi chủ yếu để lấy da, tiếp đến là thịt; nhưng còn những sản phẩm phụ khác như là trứng, phụ phẩm, lông. Người ta cho rằng da đà điểu hiện đang có giá trị thương mại lớn nhất.


    Thịt đà điểu có vị như thịt bò nạc, mỡ và cholesterol thấp, nhưng lại giàu calci, đạm và sắt. Đà điểu lớn đến mức một người tầm vóc trung bình có thể cưỡi nó; thông thường người cưỡi nắm lấy đôi cánh của chúng. Ở một số vùng ở Bắc Phi và Ả Rập, chúng được huấn luyện để cưỡi lên núi. Các tổ chức bảo vệ quyền động vật chỉ trích việc cưỡi đà điểu ở Hoa Kỳ, nhưng những cuộc đua này ít phổ biến rộng rãi vì khó có thể đóng yên đà điểu và chúng cũng hơi nóng tính.


    Đà điểu bị xếp là động vật nguy hiểm ở Úc, Hoa Kỳ và Anh. Chúng đã tấn công và giết chết người. Con mái lớn rất cục bộ, hung hãn và có thể tấn công và đá rất mạnh. Đà điểu có thể chạy nhanh hơn cả một vận động viên điền kinh. Trứng của đà điểu dùng làm vật trang trí, vì vỏ của chúng dày, khó vỡ. Có người lấy vỏ trứng và làm đèn ngủ, hay để cả nguyên vỏ chỉ lấy hết ruột ra. Có nhiều tiệm hoàn kim còn dát vàng lên vỏ trứng đà điểu và bán rất cao giá.

    Đà điểu và con người
    Đà điểu và con người
    Đà điểu và con người
    Đà điểu và con người
  8. Chim đà điểu có nguồn gốc từ châu Phi, chúng sống hoang dã trong tự nhiên theo bầy đàn nhỏ lẻ. Đà điểu là một loài chim đặc biệt nhất trong thế giới các loài chim. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là chúng có một thân hình cao lớn. Cân nặng của một con đà điểu trưởng thành (2-3 năm) có thể đạt từ 90 – 130 kg. Con lớn nhất cân nặng lên tới 150 kg.


    Đà điểu có một cái đầu nhỏ hình thoi bẹt. Chiếc cổ cao, không có lông giúp chúng có thể quan sát mọi việc trong một không gian rộng để xử lí với mọi tình huồng nguy hiểm từ xa. Điều kì lạ mặc dù là một loài chim nhưng chúng lại không biết bay. Đôi cánh vốn dĩ dùng để bay bị thoái hóa nhỏ lại và dùng vào những điệu múa để gọi bạn tình, che chở cho những chú chim con của nó. Bộ lông của chúng mềm mại nhưng cũng có điểm khác biệt so với loài chim khác. Cặp chân dài mảnh khảnh, lênh khênh mang một sức mạnh phi thường. Chân đà điểu không có lông. Chân có hai ngón, một ngón lớn hơn cả giống hình móng ngựa.


    Người ta ước chừng vận tốc lớn nhất mà một con đà điểu trưởng thành đạt được tương đương với tốc độ của một con ngựa đua, khoảng 70 km/h. Mỗi bước chạy của chúng có thể lên tới 5 m. Vì vậy ở một số nước có tổ chức các cuộc đua đà điểu được rất nhiều người hưởng ứng.


    Đà điểu thích nghi được với mọi môi trường sống, đặc biệt là những nơi có điều kiện khắc nghiệt như hoang mạc, cao nguyên khô cằn. Chúng là động vật đẻ trứng. Đà điểu con thường rất khó nuôi nên loài chim này trong tự nhiên đang có nguy cơ giảm về số lượng.

    Đà điểu – Loài chim có sức mạnh phi thường
    Đà điểu – Loài chim có sức mạnh phi thường
    Đà điểu – Loài chim có sức mạnh phi thường
    Đà điểu – Loài chim có sức mạnh phi thường
  9. Nhiều người cho rằng thân hình giống quả trứng của đà điểu khiến chúng có dáng chạy vụng về. Nhưng một nghiên cứu mới tìm thấy hình dáng kỳ quặc của con vật thực ra lại giúp loài chim không biết bay này chuyển động nhịp nhàng trong khi chạy.


    Nhà sinh vật học Devin Jindrich tại Đại học bang Arizona, Mỹ, đã phát triển các mô hình toán học để phỏng đoán loài vật này di chuyển thế nào, dựa trên chỉ số cơ thể, tốc độ chạy, vị trí chân và quán tính. Các nhà khoa học đã huấn luyện cho 8 con đà điểu chạy trên một con đường cao su dài 23 m và trên một chiếc đĩa đo lực chân chạm vào mặt đất. Họ cũng sử dụng 8 camera để ghi lại vị trí chuyển động của cơ thể. Phần mềm sẽ phân tích cử động và vị trí các khớp nối trên cơ thể đà điểu. Các con chim hoặc chạy trên đường thẳng hoặc chạy quanh chướng ngại vật.


    Để có thể chuyển hướng thành công, người chạy cần không được xoay mình quá đà. Con người giảm tốc độ để tránh bị quay quá đà, trong khi đó các nhà nghiên cứu tìm thấy đà điểu không mất nhiều nỗ lực để giảm tốc độ khi chúng chuyển hướng.


    Theo tính toán của Jindrich, thân hình giống quả trứng và cơ thể nằm ngang của đà điểu có quán tính cao hơn khi chạy so với thân hình thẳng đứng của con người. Điều này khiến đà điểu khó quay mình hơn và không dễ bị quay quá đà như ở con người. Các con chim chuyển hướng chỉ bằng cách xoay mình về hướng mục tiêu. Jindrich cho rằng kết quả có thể giúp tạo ra các thiết bị giúp bệnh nhân bị tổn thương cột sống có thể đi lại dễ dàng hơn.

    Thân hình kỳ quặc giúp đà điểu chạy nhanh
    Thân hình kỳ quặc giúp đà điểu chạy nhanh
    Thân hình kỳ quặc giúp đà điểu chạy nhanh
    Thân hình kỳ quặc giúp đà điểu chạy nhanh
  10. Đà điểu thực sự là duy nhất trong số các loài chim có 3 dạ dày. đây là một trong những đặc điểm độc đáo của chúng. Những dạ dày này được sử dụng cho các chức năng khác nhau vì dạ dày tuyến đóng vai trò như túi mật và dạ dày cơ bắp nghiền thức ăn trước khi nó đi vào các đường tiêu hóa rộng lớn của nó. Nước tiểu và phân của đà điểu được tách ra ở dạ dày thứ 3.


    Đà điểu lấy gần như toàn bộ thức ăn từ thực vật; tuy nhiên, chúng sẽ uống từ lỗ tưới nước khi bị mất nước. Chúng có thể tăng cường độ ấm cho cơ thể để tránh mất nước trong những ngày nắng nóng. Đà điểu ăn rễ, trái cây, lá và hạt, ngoài ra còn có thằn lằn, động vật gặm nhấm và côn trùng. Cây cung cấp đủ độ ẩm để chúng có thể chịu đựng trong 2 tuần mà không cần bổ sung nước.


    Đà điểu tạo âm thanh bấm còi, rít, kêu, huýt sáo, trống, gầm gừ và bùm. Đà điểu đực tạo ra âm thanh bùng nổ khi giao phối, nhưng tiếng rít có nghĩa là tránh xa. Đà điểu đực phát ra tiếng nổ thấp và sâu. Chúng ngậm chặt mỏ trong khi duỗi cổ. Trong quá trình giao phối, con đực “bùng nổ” để biểu thị lãnh thổ. Trong khi mở mỏ, đà điểu cái rít lên.


    Ngoài ra, “Vùi đầu vào cát”, biểu hiện này có thể đến từ việc đà điểu giấu đầu khỏi những kẻ săn mồi. Tuy nhiên, trái với niềm tin phổ biến, đà điểu không vùi đầu vào cát. Người ta cho rằng niềm tin này bắt đầu sau khi quan sát cách làm tổ của đà điểu, trong đó chúng chôn trứng của mình trong các lỗ trên mặt đất.

    Một con đà điểu có 3 dạ dày
    Một con đà điểu có 3 dạ dày
    Một con đà điểu có 3 dạ dày
    Một con đà điểu có 3 dạ dày
  11. Tất cả các loài chim biết bay đều có 4 ngón chân trên mỗi bàn chân, trong khi các loài không biết bay chỉ có 3 ngón chân trên mỗi bàn chân. Tuy nhiên, đà điểu là loài chim duy nhất có 2 ngón chân trên mỗi bàn chân. Những ngón chân này có kích thước như móng guốc và nhô ra khỏi lòng bàn chân, và điều này giúp chúng giữ thăng bằng.


    Đà điểu không bay được vì chúng thiếu xương keel, có chức năng giữ các cơ ở cánh. Xương chim rỗng, có nghĩa là chúng di động và có thể bay. Đà điểu là loài chim không có keel, không biết bay và đôi cánh nhỏ không thể nâng cơ thể nặng nề của chúng lên khỏi mặt đất. Khi chạy nước rút và chuyển hướng, đà điểu sử dụng đôi cánh để giữ thăng bằng.


    Ngoài ra, lông của đà điểu đực dùng để dụ đà điểu cái. Đà điểu đực thực hiện các điệu múa tán tỉnh, vỗ cánh, cúi cánh để lôi kéo con cái. Ở đà điểu, cổ của con đực phát sáng đỏ khi nó sẵn sàng giao phối với bạn đời của mình, trong khi lông của con cái trở nên bạc.


    Đó là một cảnh tượng đáng chú ý, nghi thức tán tỉnh của đà điểu. Vào mùa sinh sản, màu mỏ và ống chân của chim đực chuyển sang màu đỏ thẫm. Chúng nhảy múa gợi cảm để thiết lập quyền lực đối với các quý cô.

    Đà điểu là loài chim không bay duy nhất có 2 ngón chân
    Đà điểu là loài chim không bay duy nhất có 2 ngón chân
    Đà điểu là loài chim không bay duy nhất có 2 ngón chân
    Đà điểu là loài chim không bay duy nhất có 2 ngón chân
  12. Đà điểu là loài ăn tạp, có nghĩa là chúng tiêu thụ nhiều loại thực vật và động vật. Đà điểu là loài ăn rất linh hoạt và đà điểu hoang dã và những loài được nuôi như vật nuôi có thể có chế độ ăn khác nhau. Trong khi đà điểu hoang dã ăn nhiều loại thực vật, bọ và động vật nhỏ, đà điểu nuôi trong trang trại thường được cho ăn một chế độ ăn cân bằng với các loại thức ăn bán sẵn trên thị trường bắt chước những gì chúng ăn trong tự nhiên.


    Đà điểu là một phần của phân loại được gọi là họ dạ dày, nghĩa đen được dịch là “sỏi dạ dày”. Đà điểu cũng như nhiều loài chim khác, không có răng nên việc tiêu hóa gặp nhiều khó khăn. Chúng nuốt những viên sỏi, đá, và những thứ “cào” hoặc “sạn” khác và chúng giữ chúng trong một phần cơ của dạ dày gọi là mề. Chúng không tiêu hóa đá; thay vào đó, chúng sử dụng chúng để giúp nghiền nhỏ các loại thực phẩm khác nhau mà chúng tiêu thụ để làm cho chúng dễ tiêu hóa hơn. Theo thời gian, đá sẽ bị mài mòn cho đến khi chúng bị xói mòn hoàn toàn. Khi điều này xảy ra, chim sẽ thay thế chúng bằng nhiều đá hơn để giữ cho quá trình tiêu hóa của chúng diễn ra đúng hướng.


    Theo Bảo tàng Động vật học của Đại học Michigan, đà điểu hoang dã thường được tìm thấy ở các savan khô, ấm áp và nhiều địa điểm khô cằn và bán khô cằn khác trên khắp châu Phi. Những loài chim này từng sống trên khắp châu Á và bán đảo Ả Rập, nhưng vì chúng ngày càng bị săn bắt nhiều hơn, quần thể của chúng đã giảm chủ yếu xuống vùng cận Sahara ở châu Phi. Vị trí của nơi chúng cư trú có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ ăn uống của chúng.


    Đà điểu có chế độ ăn chủ yếu là thực vật. Trong tự nhiên, khẩu phần ăn của đà điểu bao gồm khoảng 60% nguyên liệu thực vật, 15% trái cây hoặc các loại đậu, 5% côn trùng hoặc động vật cỡ nhỏ, và 20% ngũ cốc, muối và đá.

    Tại sao đà điểu ăn đá?
    Tại sao đà điểu ăn đá?
    Tại sao đà điểu ăn đá?
    Tại sao đà điểu ăn đá?
  13. Chim đà điểu đầu mào Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài. Đà điểu đầu mào là một chi chứa 3 loài chim. Chúng có thân hình giống như đà điểu, nhưng nhỏ hơn, thường có chiều cao từ 1,7- 1,8 mét, thậm chí một số cá thể có thể đạt tới 2 mét.


    Cơ thể của đà điểu đầu mào được bao phủ bởi lông đen, đầu và cổ có màu sáng. Mặt của chúng có màu xanh nước biển và sở hữu các thùy thịt đỏ treo quanh cổ.


    "Cái mũ" trên đầu của đà điểu đầu mào có cấu tạo khác hoàn toàn với mào của các loài chim hay gia cầm khác, thay vì bằng thịt thì nó được cấu tạo từ các chất giống như sừng và rỗng ở bên trong. Loài đà điểu đầu mào sống trong các khu rừng rậm của Úc, chúng có thể phát ra những âm thanh có tần số thấp hơn nhưng loài chim khác và chiếc mào rỗng của chúng có chức năng như một bộ thu sóng giúp cho chúng có thể nhận được "tín hiệu" từ đồng loại.


    Đừng bao giờ chọc giận khi bạn đứng trước một con đà điểu đầu mào. Cách tốt nhất là đừng làm nó để ý và lẩn đi nhanh nhất có thể, trước khi quá muộn.


    Chim đà điểu đầu mào Australia thuộc họ chim đi bộ, không cánh, lớn. Nó sống chủ yếu ở các vùng rừng nhiệt đới New Guinea và phía đông bắc Australia. Con cái thường lớn hơn và có bộ lông sáng hơn so với con đực. Đáng sợ hơn, đây là loại chim có bản tính hung dữ, ý thức bảo vệ lãnh thổ vô cùng nghiêm ngặt. Thật không may cho người và các loại động vật khác vô tình xâm phạm lãnh thổ của chúng trong tự nhiên. Phải đối đầu với con vật cao khoảng 1m2, "hai chân hai dao", nóng tính... thực sự sẽ là cơn ác mộng.


    Bàn chân của nó có những móng vuốt cực nhọn. Móng của ngón chân giữa có thể dài tới 125mm. Những móng vuốt này cực kỳ đáng sợ khi chúng dùng chân để đá người và vật. Nếu bị chúng tấn công, nạn nhân nếu không tử vong thì cũng rất nghiêm trọng.

    Chim đà điểu đầu mào Australia là loài chim nguy hiểm nhất thế giới
    Chim đà điểu đầu mào Australia là loài chim nguy hiểm nhất thế giới
    Chim đà điểu đầu mào Australia là loài chim nguy hiểm nhất thế giới
    Chim đà điểu đầu mào Australia là loài chim nguy hiểm nhất thế giới
  14. Cho đà điểu con ăn khác với việc cho đà điểu trưởng thành ăn. Vì không có nghiên cứu khoa học nào được chấp nhận về cách tốt nhất để nuôi đà điểu con, các nhà sản xuất khác nhau áp dụng nhiều chiến thuật khác nhau. Một số người chăn nuôi đà điểu không cho đà điểu con ăn thức ăn hoặc nước uống trong vòng 6 đến 8 ngày sau khi sinh, trong khi những người khác lại thích cho chúng ăn thức ăn và nước uống ngay sau khi chúng nở.


    Đà điểu con có một túi noãn hoàng lỏng cung cấp đủ dinh dưỡng để chúng tồn tại cho đến khi chúng học cách tự ăn và uống. Túi noãn hoàng này cần được hấp thụ để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh và thích hợp. Cung cấp thức ăn trong các đĩa cạn và được rải trên mặt đất sẽ giúp đà điểu con học cách ăn. Khi chúng được 8 tuần tuổi, chúng nên được chuyển sang thức ăn cho đà điểu trưởng thành thương mại cho đến 12-16 tháng tuổi, khi chúng nên được thu hoạch hoặc giữ lại để trưởng thành hơn nữa thành đàn giống.


    Thức ăn cho đà điểu lớn tuổi có hàm lượng protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất cân bằng để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh và nên cho chúng ăn mỗi ngày một lần vào buổi sáng, bên cạnh việc chúng tự kiếm ăn.

    Đà điểu con ăn như thế nào?
    Đà điểu con ăn như thế nào?
    Đà điểu con ăn như thế nào?
    Đà điểu con ăn như thế nào?

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy