Top 15 Sự thật thú vị nhất về loài ruồi

Hoàng Thu Thuỷ 168 0 Báo lỗi

Nhắc đến ruồi, người ta nghĩ ngay đến loài côn trùng trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Loài côn trùng chỉ sống ở những nơi dơ bẩn nên cơ ... xem thêm...

  1. Ruồi là côn trùng thuộc bộ Diptera (theo tiếng Hy Lạp di có nghĩa là "hai" và pteron là "cánh"), chúng có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa và một cặp bộ phận thăng bằng ở cánh sau, trên đốt ngực cuối. Một số con ruồi không có cánh như trong họ Hippoboscoidea.


    Nằm trong một bộ lớn, tổng số hơn 240.000 loài gồm muỗi, ruồi nhuế và các loài khác, mặc dù chỉ dưới 1/2 đã được nghiên cứu. Đó là một bộ chính xét về lĩnh vực sinh thái lẫn tầm quan trọng đối với con người (về y học và kinh tế). Bọ hai cánh, xét riêng loài muỗi (Culicidae), là một nguồn truyền bệnh chủ yếu bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, virus sông Nil, sốt vàng da và một số bệnh lây truyền khác.


    Loài ruồi nói riêng và bộ côn trùng 2 cánh nói riêng rất đa dạng về mặt sinh thái học. Rất nhiều loài ruồi có tập tính sống hoàn toàn khác nhau:

    • Loài sống nội ký sinh: Bot Fly.
    • Loài sống ngoại ký sinh: Ruồi đen, ruồi cát.
    • Loài hút máu: Horse Fly.
    • Và một số loài ruồi làm nhiệm vụ thụ phấn khi chúng ăn phấn hoa hoặc mật hoa.
    Thông tin mô tả
    Thông tin mô tả

  2. Cấu tạo cơ thể của một con ruồi trưởng thành được chia thành 3 phần: Đầu, ngực và bụng mỗi phần chứa một số bộ phận và nhận nhiệm vụ khác nhau.


    Phần đầu:

    • Đầu ruồi bao gồm một cặp mắt, râu và khoang miệng. Râu nhận nhiệm vụ phát hiện mùi và cấu trúc râu của con cái, con đực không giống nhau. Phần mắt kép có cấu tạo tinh vi giúp loài côn trùng này có tầm nhìn bao quát hơn.
    • Loài ruồi sinh tồn chủ yếu là nhờ vào thị lực, chính vì thế nên mắt kép của chúng bao gồm hàng nghìn các thấu kính vô cùng nhạy cảm và chuyển động liên tục. Một số loài có thể nhìn được hình ảnh 3D rõ nét và một số loài khác còn có cơ quan thính giác vô cùng tiến hóa.


    Phần ngực:

    • Phần ngực của loài côn trùng này là nơi chứa cặp cánh, bộ phận thăng bằng và 3 cặp chân.
    • Cặp cánh đơn của ruồi nằm ở đốt ngực giữa, ngoài ra chúng còn có một bộ phận thăng bằng gọi là cánh sau nằm ở đốt ngực cuối. Chân của loài này có 3 cặp gắn với ngực và có 5 đốt với khung xương chân vô cùng cứng cáp.


    Phần bụng:

    • Phần bụng của ruồi có 11 đốt hoặc có một số loài phân thành 10 đốt (2 đốt cuối được hợp nhất). 2 – 3 đốt cuối của phần bụng chứa cơ quan sinh sản của chúng. Ngoài ra, bụng của loài này còn chứa các cơ quan tiêu hóa.
    • Thông thường phủ quanh cơ thể ruồi còn có một lớp lông như một cơ quan giúp chúng có thể cảm nhận được thức ăn và mùi vị.
    Cấu tạo cơ thể của ruồi
    Cấu tạo cơ thể của ruồi
  3. Bộ côn trùng hai cánh rất đa dạng về mặt sinh thái học. Ruồi sống ký sinh, bao gồm nội ký sinh như loài bot fly và ngoại ký sinh như muỗi, ruồi đen, ruồi cát hoặc rận. Rất nhiều loài ruồi ăn xác những sinh vật chết.


    Một số loài hút máu để sinh tồn như muỗi hoặc horse fly. Cũng có những loài ruồi giúp cho công việc thụ phấn của thực vật dễ dàng hơn, chúng là những loài ăn phấn hoa hoặc mật.


    Vòng đời của ruồi bao gồm: trứng, ấu trùng (còn gọi là giòi), nhộng và trưởng thành (có cánh). Thức ăn cho những con ấu trùng khác với khi chúng trưởng thành. Ví dụ như ấu trùng muỗi sống trong nước và ăn các mảnh vụn trong khi muỗi đực trưởng thành ăn mật hoa và muỗi cái hút máu.


    Loài ruồi phụ thuộc nhiều vào thị lực để sinh tồn. Chúng có mắt kép bao gồm hàng ngàn thấu kính rất nhạy cảm với chuyển động. Một vài loài ruồi nhìn được hình ảnh 3D rõ nét. Một vài loài khác như Ormia ochracea có cơ quan thính giác tiến hóa.


    Ruồi ăn tất cả các loại thức ăn như thực phẩm và chất thải của người, động vật, đặc biệt là các chất thải có mang mầm bệnh truyền nhiễm như đờm, dãi, chất nôn, phân, máu, tổ chức hoại tử... Cấu tạo mồm ruồi thích nghi với liếm hút thức ăn, mồm ruồi có cấu tạo như đế giày, chúng vừa liếm, vừa hút thức ăn dạng lỏng. Ruồi vừa ăn, vừa nôn, vừa thải ra thức ăn và trong chất nôn/phân có thể chứa nhiều mầm bệnh, đó là chưa kể những mầm bệnh bám trên cơ thể ruồi mà chúng vận chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, chúng được gọi là môi giới truyền bệnh.

    Sinh thái học
    Sinh thái học
  4. Một cách rất tự nhiên khi một người thấy ruồi, người đó chắc chắn sẽ nghĩ rằng khu vực này không được sạch sẽ. Ruồi là trung gian truyền bệnh vì chúng ăn phân người và động vật, xác động vật và rác thải. Ngoài ra chúng còn là sự phiền toái, một số loài ruồi cắn và gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe. Chẳng hạn, ruồi nhà thường thấy ở trong chỗ ở của con người; truyền nhiều loại bệnh như bệnh khuẩn Salmonella và tiêu chảy.


    Ruồi lây bệnh vì thói quen ăn và sinh sản của chúng. Vi khuẩn từ nơi ruồi thường kiếm ăn sẽ dính vào miệng và chân của chúng lây san những nơi mà chúng đặt chân lên. Bạn hãy tưởng tượng nếu bạn để thức ăn của mình mà không đậy kín xem sao. Ruồi là côn trùng thuộc bộ Diptera (theo tiếng Hy Lạp di có nghĩa là “hai” và pteron là “cánh”), chúng có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa và một cặp bộ phận thăng bằng ở cánh sau, trên đốt ngực cuối. Một số con ruồi không có cánh như trong họ Hippoboscoidea.


    Tuy nhiên, có những cách đơn giản để bạn có thể nhận biết các dấu hiệu ruồi xâm nhập và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa đơn giản vì có khả năng sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu chúng không được kiểm soát. Nằm trong một bộ lớn, tổng số hơn 240.000 loài gồm muỗi, ruồi nhuế và các loài khác, mặc dù chỉ dưới ½ đã được nghiên cứu. Đó là một bộ chính xét về lĩnh vực sinh thái lẫn tầm quan trọng đối với con người (về y học và kinh tế).

    Ruồi là trung gian truyền bệnh
    Ruồi là trung gian truyền bệnh
  5. Giòi là phần đầu cuộc sống của ruồi, cũng gọi là ấu trùng. Một số loài giòi tìm thấy trên các xác chết rất hữu ích cho các nhân viên pháp lý. Dựa vào quá trình phát triển của giòi, người ta có thể xác định được thời điểm và địa điểm chết. Kích cỡ của một con giòi ruồi là 10–20 mm. Với nhiệt độ cao của mùa hè, loài ruồi có vòng đời từ 12-14 ngày.


    Giòi được nhân giống với mục đích thương mại, dùng làm mồi câu cá, thức ăn cho các động vật nuôi ăn thịt như bò sát và chim chóc, hoặc cũng có những loài giòi có ích quen thuộc như ong ruồi. Vì tính phổ biến của giòi ngày càng tăng người ta đã cho lắp đặt các máy bán hàng tự động ở thành phố Northampton của Anh.


    Phần lớn nhiều loài giòi gây thiệt hại về mùa màng, đặc biệt là cho súc vật bởi đời sống ký sinh của nó nhưng cũng còn được dùng trong việc chế thuốc, sản xuất thực phẩm đặc biệt là phô mai.


    Loài giòi lạ nhất từ xưa tới nay là loài có đuôi chuột. Nó có thể sống lâu trong môi trường ô nhiễm. Cơ thể nó có một chiếc ống dài nổi lên mặt nước để thở.

    Giòi là phần đầu cuộc sống của ruồi
    Giòi là phần đầu cuộc sống của ruồi
  6. Để có thể phát triển thành một con ruồi trường thành, bay đậu khắp nơi thì ruồi phải trải qua 4 giai đoạn phát triển: Trứng – Ấu trùng – Nhộng – Ruồi trường thành. Tùy theo từng loài ruồi khác nhau mà vòng đời của chúng cũng có thể xê dịch khác nhau. Lấy điển hình là loài ruồi nhà, sự sống của chúng trải qua 4 giai đoạn cụ thể như sau:


    Giai đoạn trứng:

    • Con cái sau khi được thụ tinh từ con đực sẽ tìm một nơi thuận tiện nhất để đẻ trứng.
    • Trứng của ruồi có màu trắng đục kích thước khoảng 1,2mm.
    • Sở dĩ chúng đẻ trứng ở những nơi này bởi đây là nơi lý tưởng để ấu trùng của chúng dễ dàng phát triển hơn.
    • Chúng sẽ tìm những nơi dơ bẩn nhất để sinh sản như xác chết động vật, bãi rác…
    • Mỗi lần sinh sản chúng có thể cho ra 75 – 150 trứng. Trung bình cuộc đời của ruồi cái có thể sinh sản từ 500 – 900 trứng.

    Giai đoạn ấu trùng (Giòi):

    • Kích thước của giòi trong giai đoạn này khoảng từ 3 – 9mm và chúng sẽ có khoảng 2 lần lột xác để cơ thể lớn dần.
    • Trứng nở ra thành ấu trùng mất khoảng 1 – 3 ngày, ấu trùng còn được gọi là giòi.
    • Chúng sau khi chui ra khỏi trứng sẽ ăn các chất hữu cơ xung quanh để hấp thụ protein, dưỡng chất… tại chính nơi mà mẹ chúng đã đẻ trứng.
    • Ở giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu của ấu trùng là chỉ ăn để tích trữ năng lượng, đến một thời điểm chúng sẽ chui vào nơi tối tăm để chuẩn bị hóa thành nhộng.


    Giai đoạn nhộng:

    • Lúc này chúng đã ở một nơi khô ráo, mát mẻ và không có ánh sáng để tiếp tục sự phát triển của mình.
    • Nhộng ban đầu có màu vàng nhạt sau đó sẫm dần sau cùng sẽ chuyển thành nâu đỏ.
    • Sau khoảng thời gian tích trữ năng lượng từ 2 tuần đến 1 tháng ấu trùng sẽ lột xác thành nhộng.
    • Trên thực tế, nhộng là một cái kén chứa ấu trùng đang tiến hóa dần dần thành ruồi.
    • Nhộng có hình trụ, đầu tròn, vỏ bắt đầu cứng dần độ dài đạt khoảng 1,2mm.


    Giai đoạn ruồi trưởng thành

    • Nhộng sẽ tiến hóa thành ruồi trưởng thành chỉ từ 2 – 6 ngày trong điều kiện lý tưởng và mất 20 ngày nếu ở thời tiết xấu.
    • Thời gian để chúng có thể phát triển hoàn thiện đầy đủ ở con đực và 16 giờ và ở con cái là 24h.
    • Ruồi sẽ đục lớp vỏ nhộng và chui ra ngoài, kích thước của chúng lúc này đạt từ 5 – 8mm.
    • Sau đó chúng sẽ bay đậu khắp nơi để tìm kiếm thức ăn và làm nhiệm vụ tạo ra vòng đời mới sau này.
    • Như vậy chúng chỉ có khoảng 14 ngày ở giai đoạn con trưởng thành, tuy thời gian ngắn nhưng chúng lại sản sinh ra hàng nghìn trứng nên số lượng ngày càng nhiều hơn.
    • Trung bình tuổi thọ của loài ruồi nhà vào khoảng 28 ngày bao gồm cả thời gian từ giai đoạn trứng.
    • Ruồi ăn tất cả các loại thức ăn như thực phẩm và chất thải của người, động vật, đặc biệt là các chất thải có mang mầm bệnh truyền nhiễm như đờm, dãi, chất nôn, phân, máu, tổ chức hoại tử…
    Vòng đời của ruồi
    Vòng đời của ruồi
  7. Tuy chỉ là loài sinh vật nhỏ bé nhưng mắt ruồi có cấu trúc rất phức tạp và cho phép chúng quan sát thế giới với tầm nhìn xa hơn cả con người. Những gì ẩn sâu trong cặp mắt ấy chính là hàng ngàn thấu kính phức tạp tạo nên hệ thống quan sát tiên tiến giúp chúng dễ dàng quan sát. Chúng ta hãy cùng nhau có cái nhìn cận cảnh về cách các loại côn trùng dịch hại quan sát thế giới này nhé.


    Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao việc đập ruồi lại khó khăn đến thế hay chưa? Cặp mắt là đặc ân mà tạo hóa ban cho ruồi. Ruồi có cặp mắt kép được làm từ hàng ngàn các thụ thể thị giác. Mỗi ống kính hoạt động độc lập để tạo nên hình ảnh rộng và hình ảnh khảm – cho phép ruồi nhận ra được tất cả những chuyển động nhỏ nhất trong khu vực rộng lớn.


    Tuy ruồi có tầm nhìn gần như 360° nhưng hình ảnh thu được không thực sự rõ nét. Bởi vì mắt ruồi bất động và chúng không có đồng tử điều khiển lượng ánh sáng thu được vào mắt nên chúng không thể tập trung vào khoảng cách và chỉ có thể nhìn một vài mét. Tầm nhìn của ruồi tốt nhất khi so sánh đến phần khảm nơi những ống kính nhỏ hay còn gọi là mắt con tiếp nhận những hình ảnh độc tập đưa đến bộ não của ruồi tạo nên hình ảnh gắn kết.


    Hơn nữa, ruồi bị hạn chế về màu hiển thị. Bởi vì ruồi chỉ có hai loại thụ thể màu sắc nên chúng thường gặp khó khăn khi phải phân biệt giữa màu trắng và vàng cũng như hoàn toàn không thể nhìn thấy màu đỏ.

    Cấu tạo của mắt ruồi
    Cấu tạo của mắt ruồi
  8. Theo Analytical Chemistry, ấu trùng của các loài ruồi sống trong tử thi từ lâu đã được pháp y sử dụng để xác định thời điểm và hoàn cảnh tử vong của người. Được biết, ngay cả các chuyên gia giàu kinh nghiệm về côn trùng học ứng dụng trong pháp y cũng không thể luôn tự tin xác định loại ruồi qua ấu trùng của nó, đối với một số loài, điều này là không thể và các nhà điều tra phải đợi ruồi phát triển trưởng thành từ ấu trùng thì mới dễ xác định.


    Vì thế mà cuộc điều tra bị lỡ mất quá nhiều thời gian quý giá. Nhưng cũng không thể xác định loài ruồi bằng ADN, vì bộ gien của nhiều loài ruồi vẫn chưa được khám phá.


    Mới đây, một nhóm các nhà hóa học ở Đại học New York (Mỹ), do Rabi A. Musah dẫn đầu, đã phát minh ra một phương pháp mới về cơ bản để xác định ấu trùng ruồi. Họ đã thu được dữ liệu về thành phần phân tử của ấu trùng bằng phương pháp quang phổ khối (mass spectroscopy) có độ chính xác cao và phát hiện ra rằng các loài ruồi khác nhau có thành phần phân tử của ấu trùng khác nhau.


    Trong thử nghiệm, họ sử dụng phương pháp này để xác định được ấu trùng hỗn hợp của 6 loài ruồi: Calliphora Abbeyina, Chrysomya rufifacy, Lucilia coeruleiviridis, L. sericata, Phormia regina và Phoridae. Và như vậy các chuyên gia pháp y đã có trong tay một công cụ điều tra hữu ích.

    Ruồi giúp ích cho pháp y
    Ruồi giúp ích cho pháp y
  9. Khi sợ hãi hoặc rơi vào tình huống khẩn cấp, ruồi gi có phản ứng nhanh bất thường. Chúng sẽ liệng cánh, nghiêng mình và xoay tròn trên không trung giống như một phi cơ chiến đấu siêu tí hon song với tốc độ đáng nể - nhanh hơn cả một chớp mắt.


    Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Science, các nhà khoa học cho biết ruồi có một bộ "cảm biến" đặc biệt giúp chúng tránh được các chướng ngại vật trên đường bay của mình.


    Các chuyên gia đã đặt ba máy quay siêu tốc để theo dõi và phân tích những chuyển động bay của loài ruồi này trong các tình huống khác nhau. Kết quả cho thấy thông thường, vận tốc đập cánh của ruồi là khoảng 200 lần/giây. Tuy nhiên, khi bị đe dọa và hốt hoảng, chúng có thể tăng tốc rất nhanh và liệng chuyển hướng bay chỉ trong 1/100 giây, nhanh gấp 50 lần so với một chớp mắt của con người.


    Dù não bộ của loài ruồi chỉ bé bằng một hạt muối nhưng đây lại là một cỗ máy hoạt động phức tạp tương tự não của các loài động vật lớn như chuột.


    Bên cạnh đó, ruồi giấm có tên khoa học là Drosophila hydei với kích thước bằng hạt vừng nhưng có hệ thống thị giác phi thường - "bùa hộ mệnh" giúp chúng tồn tại trong một thế giới nhiều kẻ thù. Não của ruồi giấm cấu tạo hết sức tinh vi, giúp chúng có thể nhanh chóng xác định mối nguy hiểm và tìm đường thoát thân.

    Tốc độ di chuyển của ruồi
    Tốc độ di chuyển của ruồi
  10. Mệnh danh là loài côn trùng dơ bẩn, ruồi rất yêu thích những nơi xú uế. Nhờ vào chiếc râu đánh hơi tài tình nên chúng có thể tìm đến những nơi chúng yêu thích rất nhanh. Ruồi phát sinh chất thải hữu cơ thối rữa chứa vô vàn vi khuẩn, khi đậu vào thức ăn gieo rắc hơn 65 loại bệnh.


    Do thường xuyên bâu đậu vào những nơi dơ bẩn nên chân ruồi có chứa hàng trăm vi khuẩn. Cũng chính vì điều này mà khi đậu vào thức ăn chúng sẽ đưa mầm bệnh vào thức ăn và gián tiếp gây ra bệnh cho con người như: Ngộ độc thức ăn, tiêu chảy, tả, thương hàn…


    Musca domestica, thường được gọi là ruồi nhà, là một trong những loài côn trùng gây vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe phổ biến nhất thế giới. Trong cơ thể loại ruồi này tồn tại chất thải hữu cơ thối rữa, bao gồm cả động vật và phân chết, những thứ bẩn thỉu từ môi trường xung quanh. Sau khi ruồi đẻ trứng, giòi sẽ nở ra, sau đó lớn dần thành nhộng và cuối cùng thành con ruồi trưởng thành trong vài ngày. Những con ruồi này có thể sống tới một tháng, đẻ hàng trăm quả trứng.


    Mầm bệnh bắt nguồn từ việc ruồi đậu vào thức ăn. Ruồi nhà không có răng. Chúng ăn bằng cách hút chất lỏng qua mũi giống như thân cây. Với loại thức ăn rắn, chúng thải nước bọt ra đó, hóa lỏng thức ăn cho chúng uống.

    Hàng trăm vi khuẩn dưới chân một con ruồi
    Hàng trăm vi khuẩn dưới chân một con ruồi
  11. Ruồi nhà là loài mang bệnh chính và có thể tấn công tất cả các loại nhà. Chúng bị thu hút với tất cả các loại thức ăn, gồm thức ăn của người, thức ăn của thú cưng, thức ăn gia súc, rác thải thực phẩm và thậm chí phân. Nhìn thấy ruồi trưởng thành là dấu hiệu hoạt động thường gặp nhất và là một vấn đề tiềm ẩn. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy ấu trùng khi chúng bò ra khỏi vật liệu sinh sản để phát triển thành nhộng.


    Con trưởng thành dài 5-8 mm.Ngực màu xám có 4 sọc nhỏ. Bụng màu da bò hay vàng. Phủ đầy lông nhỏ đóng vai trò là cơ quan vị giác.Mắt kép phức tạp – với hàng ngàn thấu kính giúp ruồi có một trường quan sát rộng. Gân cánh thứ 4 cong và đầu cánh hơi nhọn. Ấu trùng có màu trắng và nhỏ dần thành một mũi nhọn ở cuối phần đầu. Có hai “điểm” lỗ thở ở phía đằng sau, không chân và dài 12 mm khi trưởng thành.


    Vòng đời:

    • Ruồi nhà có khả năng trưởng thành nhanh từ trứng đến ruồi trưởng thành.
    • Chúng sinh sản ở trên rau thối rữa ẩm như trong thùng rác không đậy nắp hay thức ăn của thú cưng.
    • Trứng được đẻ thành các mẻ từ 120 đến 150 trứng và có thể nở trong vòng 8 – 72 tiếng.
    • Ấu trùng Ruồi nhà có thể mất 3 – 60 ngày để trưởng thành. Nhộng trưởng thành trong 3 – 28 ngày.
    • Khi đã vào trong nhà, ruồi nhà có thể đậu trên tường, sàn nhà hay trần nhà.
    • Ở ngoài trời chúng ở trên cây, mặt đất, hàng rào, đống phân trộn và thùng rác. Vào ban đêm, chúng thích nghỉ ngơi gần các nguồn thức ăn cách mặt đất từ 1,5 đến 4,5 m.
    Ruồi nhà là loài mang bệnh truyền nhiễm nhiều nhất
    Ruồi nhà là loài mang bệnh truyền nhiễm nhiều nhất
  12. Ruồi trâu là một loài gây hại cho gia súc. Những vết cắn không ngừng của ruồi cái có thể dẫn đến giảm cân ở một số loài vật.Ruồi trâu đực chủ yếu ăn phấn hoa và mật hoa và hoạt động vào ban ngày. Vết cắn của ruồi trâu có thể rất đau đối với con người. Chúng có phần miệng giống như con dao thu nhỏ mà chúng dùng để rạch da bằng một chuyển động như cây kéo.


    Con trưởng thành có thể dài đến 25 mm. Màu đen đến nâu sẫm có mắt xanh lá cây hay đen. Con đực có mắt tiếp giáp nhau, là đặc điểm khiến dễ phân biệt với con cái có mắt cách xa nhau. Vết cắn của ruồi trâu có thể rất đau.


    Vòng đời:

    • Giao phối bắt đầu trên không và kết thúc trên mặt đất, nơi con cái sau đó đẻ một khối trứng đôi khi có chất bài tiết bóng hay trắng như phấn, hỗ trợ giữ nước.
    • Trứng được đẻ thành các khối có từ 100 đến 1000 trứng trên một bề mặt thẳng đứng treo trên mặt nước hay nền đất ướt thuận lợi cho ấu trùng phát triển.
    • Trứng nở trong vòng 5-7 ngày.
    • Chúng ngủ đông trong giai đoạn ấu trùng và phát triển thành nhộng vào mùa xuân và đầu mùa hè.
    • Vòng đời của ruồi trâu trưởng thành là 30 đến 60 ngày.
    Ruồi trâu là nguyên nhân làm giảm cân ở nhiều loài vật nuôi
    Ruồi trâu là nguyên nhân làm giảm cân ở nhiều loài vật nuôi
  13. Ruồi xê xê hay ruồi tse-tse/Tsetse,tên khoa học là Glossina là một loài ruồi vùng nhiệt đới châu Phi thuộc Họ Glossinidae trong liên họ Hippoboscoidea, trong đó chỉ có một chi bao gồm các loài ruồi xê rê ở châu Phi mang và truyền bệnh, đặc biệt là chứng ngủ thiếp khi châm vào người và động vật.


    Ruồi tsetse mang kí sinh trùng mang mầm bệnh ngủ ở người và bệnh magana ở động vật. Động vật mắc bệnh magana sẽ có triệu chứng sốt, yếu ớt và sụt cân khiến vật nuôi sẽ suy yếu đến chết.


    Đối với con người, sau khi bị ruồi tsetse đốt, nạn nhân có thể sẽ mắc một căn bệnh gọi là bệnh ngủ do ký sinh trùng Trypanosoma lây lan từ vết đốt. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường có triệu chứng sốt, đau đầu, đau ngứa cơ, khớp. Sau vài tuần người bệnh sẽ rơi vào trạng thái lú lẫn, rối loạn giấc ngủ, hôn mê rồi tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.


    Sinh vật nhỏ bé này chính là thủ phạm reo rắc cái chết cho 50-500 nghìn người và 3 triệu gia súc mỗi năm. Không giống như muỗi và các loại ruồi đốt khác, chỉ có con cái hút máu, đối với ruồi xê xê ở Châu Phi thì cả con đực và con cái đều hút máu.

    Loài ruồi nào nguy hiểm nhất hành tinh?
    Loài ruồi nào nguy hiểm nhất hành tinh?
  14. Một số phương pháp hoàn toàn không tốn chi phí và chỉ cần thời gian để bạn thực hiện. Các bước mà chúng tôi khuyến cáo sẽ cần một số thay đổi trong nhà và bên ngoài để che chắn các điểm nóng và bảo đảm kiểm soát ruồi hiệu quả.


    Cách kiểm soát và phòng chống ruồi hiệu quả:

    • Không cho ruồi có lối vào – đóng cửa sổ và cửa đi.
    • Lưới chắn ruồi – lắp lưới chắn ruồi vào cửa sổ nhất là quanh bếp và các khu vực có rác.
    • Đậy thức ăn – ruồi phát tán bệnh bằng cách đậu trên thức ăn trước khi chúng ta ăn.
    • Dọn dẹp – dọn rác thực phẩm và chất lỏng đổ sau khi ăn và các khu vực chế biến, dưới ghế và các thiết bị trong bếp.
    • Thùng rác/thùng phân trộn – bảo đảm tất cả các thùng chứa rác đều có nắp đậy kín.
    • Thảm chùi chân – bảo đảm vết bẩn tích tụ được giặt sạch hoàn toàn mỗi tháng.
    • Thú cưng – dọn sạch. Không chỉ phân thú cưng là nơi sinh sản hoàn hảo của ruồi, chúng có thể đậu ở đó trước khi đậu lên thức ăn của bạn. Dọn sạch xác ruồi – chúng là món ăn ngon cho các loài dịch hại khác như mọt thảm.
    • Vật chứa nước – đậy kín bằng nắp vừa vặn. Nước đọng – đừng để nước đọng vì sẽ tạo cơ hội cho muỗi sinh sản.
      Hồ – nếu bạn có hồ trong vườn, nuôi cá vàng vì chúng sẽ ăn ấu trùng muỗi.
    • Rãnh – bảo đảm các rãnh nước được sạch sẽ và không có rác để giảm nơi sinh sản của muỗi.
    • Ruồi nhà thông thường bị thu hút bởi chất thải hữu cơ thối rửa như phân và thịt thối, trong khi ruồi trái cây sẽ tìm các chất có đường và chủ yếu ăn trái cây chín muồi, nước ngọt và rượu bị đổ.
    Cách kiểm soát và phòng chống ruồi hiệu quả
    Cách kiểm soát và phòng chống ruồi hiệu quả
  15. Ruồi nhà (Musca domestica): Ruồi nhà là loài mang bệnh chính và có thể tấn công tất cả các loại nhà. Chúng bị thu hút với tất cả các loại thức ăn, gồm thức ăn của người, thức ăn của thú cưng, thức ăn gia súc, rác thải thực phẩm và thậm chí phân. Nhìn thấy ruồi trưởng thành là dấu hiệu hoạt động thường gặp nhất và là một vấn đề tiềm ẩn. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy ấu trùng khi chúng bò ra khỏi vật liệu sinh sản để phát triển thành nhộng. Con trưởng thành dài 5-8 mm. Ngực màu xám có 4 sọc nhỏ. Bụng màu da bò hay vàng. Phủ đầy lông nhỏ đóng vai trò là cơ quan vị giác. Mắt kép phức tạp – với hàng ngàn thấu kính giúp ruồi có một trường quan sát rộng. Gân cánh thứ 4 cong và đầu cánh hơi nhọn. Ấu trùng có màu trắng và nhỏ dần thành một mũi nhọn ở cuối phần đầu. Có hai “ điểm ” lỗ thở ở phía đằng sau, không chân và dài 12 mm khi trưởng thành.


    Ruồi trái cây (Drosophila species): Ruồi trái cây thường xâm nhập trái cây hay bay lượn quanh các chất cặn hưu cơ lên men trong các quán rượu, vườn trái cây & chậu trồng rau và nhà máy bia nước giải khát. Dài 3mm. Màu nâu vàng hay có vằn.Mắt đỏ tươi. Bụng hạ xuống thấp khi bay, chậm. Có xu hướng bay lượn.


    Nhặng xanh (Calliphora vomitoria): Nhặng xanh thường thấy bay lượn quanh các thùng rác. Loài ăn xác thối này bị thu hút với phân thú cưng và động vật chết và do đó chúng ta đều biết chúng là loài mang mầm bệnh.Tên của Nhặng xanh bắt nguồn từ màu màu sắc óng ánh của chúng gần với chai có màu xanh. Con trưởng thành dài 6 – 13 mm. Màu xanh ánh kim. Ấu trùng – Tương tự ấu trùng ruồi nhà về mọi mặt trừ kích cỡ 19 mm khi trưởng thành. Chúng mất 7 – 12 ngày để trưởng thành.


    Ruồi xám (Họ Sarcophagidae): Dài 6-14 mm. Ngực của ruồi xám có màu xám nhạt và có ba sọc dọc màu sẫm. Bụng cũng màu xám nhạt, có đốm màu sẫm tạo ra hình như bàn cờ. Thói quen: Chúng bị hấp dẫn với chất thải thối rửa, phân và thức ăn của người – gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.


    Ruồi trâu (Họ tabanidae): Ruồi trâu là một loài gây hại cho gia súc. Những vết cắn không ngừng của ruồi cái có thể dẫn đến giảm cân ở một số loài vật.Ruồi trâu đực chủ yếu ăn phấn hoa và mật hoa và hoạt động vào ban ngày. Vết cắn của ruồi trâu có thể rất đau đối với con người. Chúng có phần miệng giống như con dao thu nhỏ mà chúng dùng để rạch da bằng một chuyển động như cây kéo.

    Những loài ruồi thường gặp nhất
    Những loài ruồi thường gặp nhất



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy