Top 15 Sự thật thú vị nhất về loài dơi

Hoàng Thu Thuỷ 225 0 Báo lỗi

Dơi là một trong những động vật đặc biệt nhất trên thế giới. Bên cạnh việc là đại diện duy nhất biết bay của lớp Thú, loài dơi còn biết sử dụng sóng siêu âm, ... xem thêm...

  1. Dơi là một loài động vật có vẻ ngoài khi bay rất giống nhau nhưng để nhận ra sự khác biệt giữa chúng là về kích thước. Kích thước của loài dơi phụ thuộc vào biến thể về ngoại hình của từng con. Loài dơi nhỏ nhất là dơi mũi heo Kitti, mức độ chiều dài trung bình từ 29 -34mm và chúng được xếp vào những loài động vật có vú nhỏ nhất hành tinh. Bên cạnh đó, loài dơi lớn nhất là họ cáo bay với độ bao phủ của bộ cánh lên đến 1,7 mét và trọng lượng 1kg tương đương 2,2 pound.


    Các loài dơi rất khác nhau về màu sắc và kết cấu lông, màu da của chúng không đồng nhất về một loại màu sắc. Với hơn 1.200 loài dơi khác nhau có thể thấy sự đa dạng về sắc là rất lớn. Nhìn chung màu da của nó chủ đạo vẫn là những gam màu tối như xám đen, hoặc nâu có những con có màu vàng cam và kết hợp với các đốm vàng và đỏ.


    Hình dáng khuôn mặt, chủ yếu làm tai và mõm có kết cấu khác nhau giữa các họ gia đình và chủ yếu là giữa các chi. Trong một số gia đình, một đặc điểm có kết cấu chính có nhiều thịt được gọi là lá mũi bao quanh lỗ mũi. Hình dáng cánh của loài dơi thực chất là cánh tay của chúng, trong tiếng Hy Lạp cổ đại loài dơi có nghĩa là cánh tay bởi vì dơi có bốn ngón tay dài và một ngón tay cái, mỗi ngón được nối với nhau bằng một lớp màng như chúng ta thường thấy ở chân của vịt và ngỗng.


    Đặc thù của loài dơi là kiếm ăn vào ban đêm và ngủ vào ban ngày, khi ngủ chúng thường treo ngược thân mình lơ lững rồi bám vào vách thường hay vách núi và gấp gọn cánh bao quanh người như một bộ kén bao bọc thân thể chúng. Loài dơi rất ưa bóng tối vì vậy chỗ ngủ hay trú ẩn của chúng thường là những vách núi hay các hang động thậm chí là mái nhà của chúng ta.

    Thông tin khái quát
    Thông tin khái quát

  2. Nguồn thức ăn của dơi tuỳ thuộc vào chủng loại của loài dơi nhưng thức ăn chính vẫn là côn trùng. Nhờ khả năng bay nhanh vì vậy những loài côn trùng không phải là đối thủ nặng kí của dơi, chúng thu thập từ một bề mặt của các hồ chứa, thân và lá cây. Những loài dơi sống ven vành đai nhiệt đới chủ yếu nguồn thức ăn là những hoa quả chín, và chúng ta có thể thấy hằng ngày trên thực tế của cuộc sống như dơi ăn: nhãn, hay ổi hoặc là hồng… Đồng thời phấn hoa, mật hoa, chim cỏ, thằn lằn hay động vật giáp xác cũng là nguồn thức ăn phong phú của loài dơi.


    Trong vùng đất Moscow, những người làm nông trại hay làm vườn đã có một đầu óc sáng tạo khi dụ những loài dơi này vào các ô đất và nhiệm vụ của chúng là tiêu diệt côn trùng gây hại và thụ phấn cho cây.


    Ở một số nơi trên thế giới người ta tìm thấy nhiều chủng loại dơi ăn thịt như: chim, ếch, thằn lằn và những con gà nhỏ – tất cả điều này được bao gồm trong chế độ thức ăn của dơi ăn thịt. Những chủng loại hay các thể này có sự khác nhau về ngoại hình so vơi các cá thể ăn sâu bọ: chúng có thân hình bành trướng hơn hẳn kết hợp cùng hàm răng sắc nhọn và khả năng kết liểu con mồi tốt nhờ bộ cánh rộng của nó.


    Hàng năm người ta không tìm thấy các loài dơi xuất hiện vào mùa đông bởi vì chúng đã chìm vào giấc ngủ đông, thời điểm đi săn mạnh nhất của dơi rơi vào khoảng điểm mùa thu, vì đây là giai đoạn mà chúng cần tích trữ đồ ăn hay tích trữ chất béo, vì trước khi lạnh, khi đó rất khó để tìm kiếm thức ăn. Một đặc điểm khá thú vị khi dơi rơi vào trạng thái ngủ đông thì quá trình trao đổi chất hay nhiệt độ của cơ thể giảm xuống sâu đáng kể đến mức chúng đóng băng theo nghĩa đen.

    Thức ăn của dơi
    Thức ăn của dơi
  3. Như thông số ở trên thì dơi là loài động vật có vú vì vậy chúng có hình thức sinh sản là đẻ con thay vì đẻ trứng và nuôi con bằng sữa mẹ. Dơi con khi không được chăm sóc thường sẽ rơi xuống đất. Thời kì sinh sản của chúng rơi vào đầu mùa hè khi nguồn thức ăn phong phú và đầy đủ. Khi sinh thì dơi con sẽ bám víu mẹ và loài dơi phát triển rất nhanh cho nên gây cản trở rất lớn tới dơi mẹ khi bay hoặc tìm kiếm thức ăn. Vì vậy mỗi năm dơi mẹ chỉ sinh một con và để dễ dàng thuận tiện nuôi chúng.


    Trong ba tuần lễ dơi có thể phát triển đầy đủ nhưng chưa hoàn chỉnh, khi sinh ra chúng thường sống trong các hang động, cây cối hay cọc gỗ.


    Dơi con thường bị rơi xuống đất khi không được chăm sóc. Tuy nhiên dơi con có thể bám vào mẹ và cùng di chuyển, dơi con phát triển nhanh nên sẽ rất khó khăn nếu dơi mẹ phải mang một lúc nhiều con. Đó là lý do tại sao 1 năm dơi mẹ chỉ sinh 1 lần.Khả năng bay là bẩm sinh, tuy nhiên khi mới sinh đôi cánh của dơi quá nhỏ để bay, các loài dơi nhỏ (thuộc phân bộ Microchiroptera) bay được khi chúng được 6 đến 8 tuần tuổi trong khi các loài dơi lớn (thuộc phân bộ Megachiroptera) phải mất 4 tháng mới biết bay. Dơi trưởng thành khi được 2 năm tuổi. Tuổi thọ trung bình của dơi là khoảng 20 năm, tuy vậy số lượng dơi không được nhiều do tỉ lệ sinh thấp.

    Tập tính sinh sản của dơi
    Tập tính sinh sản của dơi
  4. Hình ảnh con dơi được nhân hóa và sử dụng nhiều qua phim ảnh và các câu chuyện. Theo một số tín ngưỡng và mô tả thì dơi là một loài vật hút máu và độc ác nhưng trong phim ảnh dơi lại được nhân hóa trở thành một siêu anh hùng giải cứu loài người.


    Trong văn hóa, dơi được tái hiện qua nhiều phim ảnh, tiểu thuyết, truyện tranh..., theo đó dơi thường được mô tả là một loài vật hút máu với hàm răng nhọn hoắt trắng ghê rợn, chúng hại người, súc vật, là hiện thân của ma cà rồng. Một số nhân vật hư cấu có liên quan đến dơi như Người dơi (Batman) của Mỹ là một anh hùng, Phi Thiên Biển bức Kha Trấn Ác - sư phụ của Quách Tĩnh hay Thanh Dực Bức vương Vi Nhất Tiếu trong tiểu thuyết của Kim Dung, Biên bức công tử trong tiểu thuyết của Cổ Long, Phan Văn Đỉnh trong Đặc vụ dơi..v.v...


    Trong văn hóa của những người Á đông thì hình ảnh con dơi lại thường được sử dụng để trang trí nhờ quan niệm rằng loài dơi sẽ mang lại nhiều may mắn.


    Trong đời sống của con người thì dơi cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ mùa màng bằng việc diệt sâu bọ, giúp cho hoa thụ phấn và phát tán hạt cây giúp cây được nhân giống một cách rộng rãi. Chúng ta vừa tìm hiểu về một số đặc tính cũng như ý nghĩa của loài dơi trong đời sống con người. Hy vọng bài viết này sẽ trở nên hữu ích với những ai đang cần tìm hiểu về con dơi – loài động vật có vú đông đảo nhất hiện nay trong thế giới động vật.

    Loài dơi trong văn hóa và đời sống con người.
    Loài dơi trong văn hóa và đời sống con người.
  5. Bộ dơi là một trong những bộ có số lượng loài đa dạng nhất trên thế giới. Đến nay, các nhà khoa học phát hiện khoảng 1240 loài dơi khác nhau. Số lượng loài dơi chiếm khoảng 20% động vật có vú trên hành tinh, tương đương với tỷ lệ cứ 5 loài động vật thì có 1 con dơi. Riêng ở Mỹ, các chuyên gia đã phát hiện hơn 50 loài dơi khác nhau.


    Tất cả các cá thể dơi trên trái đất, gồm khoảng 1200 loài, được chia thành 2 phân bộ chính là: Megachiroptera (dơi lớn) và Microchiroptera(dơi nhỏ). Bên cạnh sự đa dạng về loài, dơi cũng rất đa dạng về kích thước, từ loài dơi Acerodon jubatus khổng lồ với sải cánh lên đến 1,5 mét, cho đến thành viên tí hon- dơi Itty Bitty- sở hữu sải cánh chỉ vỏn vẹn 15 cm. Được biết, hầu hết các loài dơi đều ăn trái cây và sinh vật nhỏ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại 3 thành viên của bộ Dơi có khả năng hút máu, có lẽ đây cũng chính là lý do mà loài động vật này bị gắn với hình tượng ma cà rồng.


    Loài dơi cổ này có cách bay và ngoại hình khác với loài những loài dơi ngày nay. Onychonycteris có móng trên cả năm đầu ngón mỗi chi trước, trong khi các loài dơi hiện đại có nhiều nhất hai móng. Chúng cũng có chi sau dài hơn và cẳng tay ngắn hơn dơi ngày nay, thuận tiện cho việc bám lên cành cây. Đôi cánh ngắn, rộng không làm chúng bay nhanh và xa như dơi hiện đại. Mặc dù đập cánh nhưng Onychonycteris cũng chỉ lượn từ cây này sang cây khác, phần lớn thời gian chúng chỉ leo và bám trên cây.

    Dơi rất đa dạng về giống loài
    Dơi rất đa dạng về giống loài
  6. Dù có khả năng bay lượn nhưng dơi là một loài động vật có vú chính hiệu 100%. Theo đó, qua quá trình tiến hóa, loài thú này đã hình thành lớp da mỏng kết nối chi trước với cơ thể, hình thành một đôi cánh đặc biệt, giúp chúng có thể tiếp cận bầu trời. Ngoài khả năng bay lượn, dơi vẫn giữ lại hầu hết những nét đặc trưng của động vật có vú, đặc biệt là việc nuôi con non bằng sữa mẹ.


    Các loài trong bộ này có nhiều nét chung với thú ăn sâu bọ và có thể coi như một nhánh Thú ăn sâu bọ thích nghi với vận chuyển bay. Chi trước biến đổi thành cánh da. Ngón tay, trừ ngón một rất dài và căng màng da mỏng không lông. Màng da nối không chỉ chi trước với chi sau và cả chi sau với đuôi. Cơ ngực lớn. Dơi còn đặc trưng với tư thế treo thân độc đáo (đu mình treo ngược).

    Dơi phát siêu âm với tần số 50.000 - 70.000 Hz. Nhờ tiếp nhận siêu âm vào tai, dơi có thể ước lượng khoảng xa của chướng ngại vật. Tuy nhiên, bất cứ con dơi nào cũng không chỉ sử dụng duy nhất năng lực định vị thuần túy, mà còn kết hợp với sự quan sát từ đôi mắt trong khi bay lượn. Với loài dơi thường ăn hoa quả thì hệ thị giác của chúng rất phát triển, với vị trí ngay trên đầu. Riêng với loài ăn côn trùng lại có cặp mắt nhỏ hơn, thường được dùng để xác định cao độ so với mặt đất, nhận biết mức độ ánh sáng, phân biệt ngày đêm để chọn thời điểm đi săn thích hợp, đánh giá kích thước con mồi hay vật cản, cũng như định hướng lúc đang bay tìm mồi.
    Dơi là loài động vật có vú duy nhất biết bay
    Dơi là loài động vật có vú duy nhất biết bay
  7. Theo kết quả phân tích của các nhà khoa học, trong phân của loài dơi có chứa rất nhiều muối kali nitrate hay còn được gọi là diêm tiêu. Hóa chất này là thành phần chính trong nhiều loại phân bón. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để làm thuốc nổ và ngòi nổ. Trong quá khứ, đặc biệt là cuộc nội chiến Mỹ, phân dơi được coi là một nguồn tài nguyên quan trọng đối với cả hai phe. Bởi vì từ thứ chất thải này, người ta có thể chiết xuất ra diêm tiêu (hợp chất vốn khá khan hiếm) để cung cấp cho quân đội. Đây là nguyên liệu để chế tạo ra diêm tiêu – một loại chất màu đen gây nổ. Chỉ cần hòa phân dơi với nước, sau đó cô đặc lại và sấy khô. Cách chế tạo thuốc nổ từ phân dơi cũng rất thô sơ, người ta dùng phân dơi trong hang động hòa với nước, cô đặc và sấy khô sau đó hòa với bột của than củi để tạo thành hỗn hợp chất nổ. Than củi đóng vai trò là chất khử còn diêm tiêu đóng vai trò là chất oxy hóa.


    Bên cạnh đó, phân dơi cũng được ứng dụng y học – làm thuốc chữa bệnh. Một số bệnh được cho là có thể chữa được bằng phân dơi như: bệnh kinh phong, bệnh về mắt, quáng gà, bệnh hôi nách, đốt lên cho uống để cho ra những thai chết trong bụng… Phân dơi cũng có tên gọi khác là dạ minh sa hoặc thiên thử phẩn.


    Ngoài ra, phân dơi là phân hữu cơ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Đặc biệt trong phân dơi có lượng N-P-K khá cao, đặc biệt là hàm lượng Photpho cao nhất. Đây được xem là điều khác biệt nhất của phân dơi so với các loại phân hữu cơ khác. Ngoài ra trong phân dơi có chưa các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng. Trong phân dơi có chứa vô số các lợi khuẩn có lợi cho đất và tiêu diệt các loại côn trùng có hại cho cây. Chính vì những khác biệt trên mà phân dơi được nhiều người tìm kiếm để mua.


    Trong phân dơi có chứa các vi khuẩn có lợi cho sự phát triển của cây trồng, có thể ngăn chặn được cac loại côn trùng gây hại cho đất nên khi sử dụng phân dơi, mọi người sẽ không phải sử dụng các loại thuốc hóa học khác. Do đó việc trồng các loại cây rau ăn quả vô cùng tiết kiệm cho các khoản chi phí hóa học khác mà lại đảm bảm lượng rau hoa quả cực kỳ tươi sạch. Một hệ vi khuẩn có lợi đa dạng sẽ giúp cho vùng đất rất thích hợp cho cây trồng phát triển. Cải tạo môi trường đất, thân thiện với môi trường, chất lượng sản phẩm tươi ngon, an toàn cho người dùng là tất cả những gì phân dơi mang lại cho người dùng khi bón cho cây trồng.

    Phân dơi có công dụng làm thuốc nổ
    Phân dơi có công dụng làm thuốc nổ
  8. Giống như ong và một số loài chim, dơi cũng là loài động vật góp phần quan trọng trong việc giúp cây thụ phấn hoa và phát tán hạt. Để giúp hoa thụ phấn, chúng di chuyển xung quanh bông hoa, uống mật hoa, di chuyển phấn giữa các cây và phát tán hạt. Theo nghiên cứu, loài dơi giúp khoảng 72 loài cây thuốc và nhiều loại cây khác, duy trì sự sống bằng cách phát tán hạt và thụ phấn cho hoa.


    Ngoài ra, trong nông nghiệp, loài dơi được đánh giá là một trong những công cụ giúp người nông dân diệt trừ côn trùng gây hại cho các loại cây trồng. Trong khi phần lớn những loài này côn trùng như sâu bướm hay bọ cánh cứng đều có tác động tiêu cực đến hoạt động trồng trọt, thì thức ăn chủ yếu và ưa thích của dơi lại chính là các loài côn trùng này. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, loài dơi có thể “cứu” hàng chục tỷ USD mỗi năm cho nông dân ở Mỹ.


    Tuy nhiên, dơi rất sợ nước và bất đắc dĩ mới bay khi mưa. Bằng các đo lường chính xác các nhà khoa học đã giải thích hiện tượng này. Theo LiveScience, các nhà khoa học đã biết được vì sao loài dơi rất sợ nước và không bao giờ dám bay khi trời mưa. Họ đã tính toán thấy rằng nếu bộ lông dơi bị ẩm ướt thì khi bay, chúng phải tiêu thụ số năng lượng nhiều gấp đôi khi bộ lông khô. Nếu như khi bay bình thường, dơi phải tiêu thụ một năng lượng gấp 10 lần khi nghỉ ngơi thì khi bay dưới trời mưa, con số này sẽ tăng lên 20 lần. Đó là lý do những ngày mưa hay ẩm ướt sẽ thường thấy dơi tập trung nơi vách hang, thậm chí là bay vào nhà.

    Dơi giúp hoa thụ phấn
    Dơi giúp hoa thụ phấn
  9. Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, dơi là loài động vật thông minh và có tính xã hội. Sau khi hình thành bầy đàn, loài dơi Bechstein's sẽ chia ra những nhóm nhỏ, gồm khoảng 20 con. Các con dơi cũng có thể rời một nhóm để gia nhập nhóm khác nếu mối quan hệ trong bầy bị rạn nứt. Nhờ vào sự khác biệt trong tiếng rít, dơi có thể nhận ra các thành viên trong nhóm với nhóm khác. Thậm chí nếu không gặp trong một thời gian dài, dơi vẫn có thể tìm cách trở về với các thành viên trong “gia đình”.


    Ngoài ra, đây là loài có thời gian ngủ đông tương đối dài. Thời gian ngủ đông của loài dơi thường kéo dài hàng tháng, thậm chí có thể dài hơn so với thời gian ngủ đông của loài gấu. Hơi thở của dơi chậm dần cho đến khi nhịp tim của giảm xuống còn 25 nhịp mỗi phút (trong khi nhịp tim trung bình của loài dơi là 400 nhịp mỗi phút). Nhiệt độ cơ thể chúng hạ thấp để phù hợp với không khí xung quanh, đôi khi có thể hạ thấp dưới mức đóng băng.


    Nhiều loài dơi ở Mỹ có thể bay hàng trăm km trong khi di cư theo mùa để tìm kiếm một hang động ngủ đông. Vào tháng 11 hàng năm, hơn 8 triệu con dơi ở châu Phi sẽ di cư đến khu vực công viên quốc gia Kasanka, Zambia. Thiết bị theo dõi được gắn vào các con dơi cho thấy chúng đã di chuyển khoảng 950 km trong một tháng.

    Dơi là loài có tính xã hội
    Dơi là loài có tính xã hội
  10. Khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, dơi luôn treo ngược mình lên, đầu chúc xuống phía dưới, dùng vuốt của hai chi sau móc vào khe hở của vách đá, tường, xà nhà... Khi đi vào một hang núi lớn hiếm có vết chân người, ta thường phát hiện trên đỉnh vách hang treo hàng trăm con dơi. Hang núi lớn chính là nơi dơi thích cư trú nhất. Rất nhiều con dơi còn thích sống ở trong nhà bỏ hoang hoặc dưới mái hiên nhà, khi chúng nghỉ ngơi hoặc ngủ, luôn treo ngược mình lên, đầu chúc xuống phía dưới, dùng vuốt của hai chi sau móc vào khe.


    Nếu khi chúng ta bắt một con dơi đặt xuống đất, thì có thể thấy nó sẽ dùng vuốt của ngón thứ nhất chi trước và năm ngón của chi sau bò lê lết, cho đến khi trèo lên được một cây gỗ thẳng đứng hoặc trên vách tường rồi từ đó mới bắt đầu giăng cánh bay tiếp. Tại sao dơi không nằm phủ phục xuống hoặc nằm nghỉ ngơi mà lại treo ngược mình lên như vậy?


    Khi ngủ, dơi quay đầu xuống dưới và chân bám chắc vào một vật nào đó nhằm cấp đủ máu cho não, giúp chuyển hóa máu chậm lại. Tư thế ngủ này cũng giúp dơi thoát nhanh khi cần thiết. Khác với chim hay côn trùng, đôi cánh da của dơi không đủ lực để có thể dễ dàng nâng chúng từ mặt đất lên không trung. Do đó, lúc nghỉ ngơi, dơi luôn chọn một ví trí ở trên cao để khi cần bay lượn, chúng chỉ việc thả mình xuống, lợi dụng lực cản không khí hỗ trợ cho việc cất cánh.


    Để thích nghi với trạng thái nghỉ và cơ chế bay độc đáo, loài dơi tiến hóa để có kích thước nhỏ gọn, tim có thể dễ dàng lưu thông máu ngay cả khi lộn ngược. Ngoài ra, để hỗ trợ lượng lớn oxy cần thiết khi bay, dơi có một trái tim đặc biệt phát triển, lớn gấp 3 lần các loài động vật có vú cùng kích thước khác và có khả năng vận chuyển máu cao hơn. Tâm nhĩ phải của nó rất lớn, khi tâm nhĩ phải giãn ra, nó có thể bơm rất nhiều máu tĩnh mạch.


    Trong khi con người hay các loài vật phải nắm chặt và sử dụng năng lượng cơ bắp để nắm lấy thứ gì đó, nhưng dơi thì không. Móng vuốt của chúng độc đáo ở chỗ chúng không dùng năng lượng để bám vào vật thể. Ngoài ra, khi mùa đông đến, dơi cũng có tư thế treo ngược mình lên để ngủ đông, như vậy có thể giảm bớt được sự tiếp xúc với đỉnh hang lạnh giá. Hoặc có một số con dơi có thể vùi đầu và thân vào trong màng cánh, cùng với bộ lông mềm mọc dày trên mình nó có thể có tác dụng ngăn cách hẳn với không khí lạnh ở bên ngoài.


    Dơi có thể treo ngược trong thời gian dài, bao gồm cả trong thời gian ngủ đông và thậm chí sau khi chết. Một số loài dơi có thể ngủ đông từ năm đến sáu tháng và sống sót thông qua một lượng mỡ nhỏ mà cơ thể dự trữ. Thông thường, dơi bắt đầu hoạt động vào khoảng hoàng hôn và rời khỏi tổ để săn tìm thức ăn.

    Vì sao dơi treo ngược cơ thể khi ngủ?
    Vì sao dơi treo ngược cơ thể khi ngủ?
  11. Nhiều người không tin vào mắt mình trước kích cỡ to lớn của con dơi. Một số ý kiến còn cho rằng sinh vật này không phải là dơi mà là "quái vật" vì quá khổng lồ. Tuy nhiên, sự thật là sinh vật này hoàn toàn có thật. Theo đó, chúng là loài dơi có nguồn gốc từ Philippines, được gọi là dơi "cáo bay vương miện vàng khổng lồ". Chúng cũng được gọi là dơi vương miện vàng, là một loài ăn quả thuộc họ dơi megabat lớn nhất thế giới.


    Dơi vương miện vàng có chiều dài cẳng tay dài nhất trong số các loài, kích thước lên tới 21,5cm. Sải cánh của chúng cũng có độ dài ấn tượng từ 1,5 đến 1,7 mét, đủ để bao phủ một con người có kích thước trung bình. Bản thân dơi vương miện vàng cũng có thể nặng tới 1,4kg.


    Trong khi nhiều người cho rằng những con dơi này khá đáng sợ thì chúng lại hoàn toàn vô hại. Dơi vương miện vàng chủ yếu ăn trái cây, lá cây và nguồn thực phẩm chính của chúng là quả sung. Những con dơi này dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ vì chúng cũng sống về đêm như những loài dơi khác.


    Giống như tất cả các loài dơi megabat, dơi vương miện vàng khổng lồ không thể định vị hoặc sử dụng âm thanh tần số cao để điều hướng. Bù lại, chúng có thị lực tốt và sử dụng thị lực để bay cũng như tìm kiếm thức ăn. Đôi cánh lớn của chúng có chức năng kép: ngoài việc cho phép nó bay ở tốc độ cao, đôi cánh còn bảo vệ nó khỏi cái lạnh bằng cách bao phủ toàn bộ cơ thể vào mùa đông. Và khi trời rất nóng, loài dơi này vỗ cánh để hạ nhiệt độ cơ thể.


    Trong khi nhiều người cho rằng những con dơi này khá đáng sợ thì chúng lại hoàn toàn vô hại. Dơi vương miện vàng chủ yếu ăn trái cây, lá cây và nguồn thực phẩm chính của chúng là quả sung. Những con dơi này dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ vì chúng cũng sống về đêm như những loài dơi khác.


    Loài dơi "cáo bay vương miện vàng khổng lồ" hiện đang được bảo vệ bởi công ước quốc tế và nằm trong danh sách các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, ngay cả khi loài dơi này được luật pháp Philippines và luật pháp quốc tế bảo vệ, nạn săn bắn, buôn bán chúng vẫn diễn ra, khiến chúng biến mất hoàn toàn khỏi nhiều hòn đảo ở Philippines như Panay và nhiều khu vực của Cebu.

    Dơi vương miện có kích thước lớn bằng cơ thể con người
    Dơi vương miện có kích thước lớn bằng cơ thể con người
  12. Mắt của loài dơi đêm có hai loại tế bào hình nón để quan sát ánh sáng ban ngày và phân biệt màu sắc. Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu não Max Planck, Frankfurt và đại học Oldenburg đã phát hiện các tế bào nón và sắc tố thị giác ở hai loài dơi ăn phấn hoa. Với kỹ thuật ghi điện đồ võng mạc, họ thấy khả năng cảm nhận tia cực tím tăng lên trong các điều kiện ánh sáng kích thích tế bào nón.


    Các nhà nghiên cứu kết luận rằng mắt dơi có cấu tạo thích ứng cho cả việc nhìn trong ánh sáng ban ngày cũng như trong điều kiện tia cực tím. Nón mắt nhạy cảm với tia UV mang lại nhiều lợi ích cho dơi, bao gồm tăng cường khả năng định hướng bằng thị giác khi chạng vạng, tránh kẻ thù ăn thịt, và phát hiện những bông hoa phản chiếu tia UV (đối với cacs loài dơi kiếm ăn trên mật hoa).


    Mắt ở phân bộ Dơi nhỏ rất nhỏ và võng mạc chứa các tế bào hình que. Điều này tạo động lực khiến Brigitte Müller cùng các đồng nghiệp tại Viện nghiên cứu não Max Planck ở Frankfurt/Main tiến hành nghiên cứu các tế bào nhận kích thích ánh sáng ở loài dơi ăn phấn hoa bằng phương pháp phân tích sinh học mô và phân tử, với sự trợ giúp từ nhóm của Josef Ammermüller trong kỹ thuật ghi điện đồ võng mạc.

    Để xác định các dạng tế bào nhận kích thích ánh sáng khác nhau, nhóm nghiên cứu đã nhuộm màu võng mạc hai loài dơi nhỏ bằng các kháng thể opsin. Đúng như dự đoán, cả hai loài có mật độ tế bào hình que rất dày, đặc trưng cho khả năng nhìn ban đêm. Thêm vào đó, chúng cũng có cả các tế bào hình nón với tỉ lệ 2 tới 4%. Tỉ lệ tế bào hình nón như vậy là khá nhỏ, nhưng qua nghiên cứu các loài động vật có vú sống về đêm khác như chuột chẳng hạn, cho thấy rằng tỉ lệ này cho phép nhìn được trong ánh sáng ban ngày.


    Đối với dơi, thị giác rất quan trọng trong cả lúc kiếm ăn và nghỉ ngơi, cũng như trong việc trốn tránh kẻ thù. Khả năng quan sát ở điều kiện ánh sáng yếu (khi các mức sáng kích thích đồng thời cả tế bào hình que và tế bào hình nón) thường được phát huy lúc sáng tinh mơ, khi chạng vạng tối hoặc trong đêm sáng trăng. Đối với cả hai loài dơi trong nghiên cứu này, khả năng cảm nhận tia cực tím làm tăng mức thành công trong khi kiếm mồi, do rất nhiều loài hoa là thức ăn của dơi phản chiếu tia cực tím.

    Khả năng quan sát của dơi
    Khả năng quan sát của dơi
  13. Theo các nhà khoa học Mỹ, việc tìm hiểu cơ chế mà loài dơi sử dụng để giao tiếp với nhau bằng thanh âm có thể giúp tìm ra những liệu pháp mới để điều trị rối loạn ngôn ngữ ở con người. Hàng đêm ở miền Trung bang Texas (Mỹ), hàng ngàn con dơi vừa bay lượn vừa trỗi lên những giai điệu bao gồm những âm tiết phức tạp – nhưng ở tần số quá cao nên con người không thể nghe được.


    Dơi chủ yếu phát ra tiếng kêu ở tần số vượt quá giới hạn cao nhất mà tai người có thể nghe được. Thi thoảng thì con người mới nghe được chút ít “tiếng hát” của dơi – tất nhiên đó là những âm tiết ở tần số vừa đủ nghe. Loài dơi có khả năng phát ra sóng siêu âm và dựa vào sự dội lại của sóng âm để định hướng và nhận biết được vị trí và khoảng cách của các vật thể quanh chúng. Khi tần số sóng siêu âm của dơi càng cao, chúng càng phát hiện được nhiều chi tiết hơn về môi trường xung quanh.


    Tiếng kêu của loài dơi cũng tương tự như tiếng hót của loài chim. Các nhà khoa học đã biết được mối liên hệ giữa tiếng hót của chim với não của chúng, cấu trúc của não chim rất khác với mô hình não của loài hữu nhũ, vì thế rất khó để ứng dụng những hiểu biết về khả năng giao tiếp của loài chim cho hoạt động ngôn ngữ của con người. Về cơ bản, não của tất cả các loài hữu nhũ được tổ chức theo cùng một cách, vì thế não dơi có nhiều cấu trúc tương đồng với não người. Do đó, từ việc nghiên cứu khả năng sử dụng âm thanh của loài dơi, chúng ta có thể suy luận được những điều liên quan đến ngôn ngữ của con người.

    Tìm hiểu về ngôn ngữ loài dơi
    Tìm hiểu về ngôn ngữ loài dơi
  14. Trong khi loài chim có kỹ thuật bay phổ biến nhất ở loài động vật có xương sống, loài dơi vẫn có thể bay dễ dàng mà không cần lông vũ. Nhà nghiên cứu Thụy Điển Anders Hedenstrom và các cộng sự thuộc Trường Đại học Lund đã quyết định thử nghiệm cách bay của loài dơi nhờ một lớp màng đàn hồi trên đôi cánh. Khi quạt cánh lên phía trên, loài chim có thể tách lông vũ ở rìa cánh để không khí đi qua và giảm lực cản. Với chiếc màng đàn hồi căng ra, loài dơi không có tiện ích này.


    Các nhà nghiên cứu đã đặt những con dơi Glossophaga Soricina trước một ống thổi. Với tốc độ yếu, loài dơi uốn nhẹ cánh và lợi dụng sự di chuyển của không khí để tăng sức đẩy. Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng, khi bay với tốc độ nhanh hơn, chúng hơi xếp cánh để giảm lực cản.


    Khi cho vào ống thổi những hạt bụi, tiến sĩ Hedenstrom và các cộng sự đã tái tạo các chuyển động gió do loài dơi tạo ra khi đang bay. Mỗi chiếc cánh tạo ra một chuyển động gió xoáy và duy trì chuyển động này trong khi bay, trong khi ở loài chim, hai chuyển động gió xoáy đã nhập lại thành một nhờ đuôi chim.


    Kỹ thuật bay ở tốc độc chậm và rẽ nhanh nhẹn của loài dơi đã gây sự chú ý của các kỹ thuật viên chuyên chế tạo máy bay do thám nhỏ điều khiển từ xa tại các khu đô thị. Đây không phải là lần đầu tiên các kỹ sư khoa hàng không quan tâm đến loài dơi. Trong những năm 1880, chiếc phi cơ Éole đầu tiên của kỹ sư người Pháp Clément Ader từng được trang bị những chiếc cánh kiểu dơi với màng đàn hồi.

    Dơi bay khác loài chim như thế nào?
    Dơi bay khác loài chim như thế nào?
  15. Nhắc tới dơi, chúng ta nghĩ ngay tới loài động vật có khả năng bay lượn cừ khôi trong đêm tối nhờ định vị bằng sóng siêu âm. Nhưng đứng dưới góc độ y học, dơi làm ta nhớ tới một loài vật có hệ miễn dịch siêu việt. Chúng là vật chủ của rất nhiều các virus nguy hiểm: từ Hendra, Nipah, Marburg cho tới Ebola nhưng không hề mắc phải căn bệnh gây ra bởi những virus này. Thậm chí bằng rất nhiều con đường khác nhau, dơi gieo rắc những virus ấy khắp nơi, biến con người thành nạn nhân.


    Phần lớn các loại virus đều có mặt trong nước bọt của dơi. Vì vậy, khi cả đàn dơi cùng chia sẻ thức ăn, nguy cơ lây nhiễm virus từ cá thể dơi này sang con khác là rất cao. Hậu quả là rất nhiều cá thể dơi cùng một lúc chứa virus gây bệnh. Nếu những virus này lây tới con người, chúng có thể gây nên một đại dịch lớn, bởi số lượng dơi trên thế giới không ngừng tăng lên.


    Các nhà nghiên cứu cũng chứng minh rằng, một lượng lớn cá thể dơi dần dần không còn tìm ăn những đồ ăn trong môi trường hoang dã nữa. Thay vào đó, chúng chuyển sang tìm kiếm đồ ăn sẵn trong các bãi rác thải. Điều này đồng nghĩa với việc chất lượng thức ăn của chúng giảm đi, dơi dễ tiếp xúc với nhiều loại virus cũng như con người hơn.


    Sau khi ăn, dơi thải ra ngoài môi trường phân và nước tiểu. Đối với các loài dơi ăn quả, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chất thải của chúng dưới các gốc cây khác nhau. Và chắc chắn, virus gây bệnh có mặt trong đó, chờ đợi cơ hội lây nhiễm sang người. Cỏ thường rất phát triển tại những nơi có nhiều phân dơi. Đó cũng chính là nơi con người thường chăn thả gia súc. Chuyên gia Raina Plowright và các đồng nghiệp chỉ ra rằng, chỉ cần bò, ngựa hay bất cứ loại gia súc nào uống nước hay ăn cỏ nhiễm phân dơi đều sẽ trở thành vật trung gian truyền virus.


    Điển hình như virus Ebola đã nhanh chóng bùng phát thành dịch bệnh lớn, gây nên nỗi kinh hoàng cho cả nhân loại. Một phần nguyên nhân là do virus trong cơ thể người bệnh thường không phát bệnh ngay lập tức. Khi các triệu chứng phát ra bên ngoài, đó là khi virus đã được truyền đến rất nhiều người khác.

    Loài dơi gieo rắc bệnh tật trên toàn cầu
    Loài dơi gieo rắc bệnh tật trên toàn cầu



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy