Top 16 Sự thật thú vị nhất về loài chim cánh cụt

Hoàng Thu Thuỷ 1805 0 Báo lỗi

Chim cánh cụt là loài chim với thân hình ngộ nghĩnh sống chủ yếu ở Nam Bán Cầu với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trên trái đất. Chúng ta hãy cùng khám ... xem thêm...

  1. Chim cánh cụt hay còn gọi là chim cụt cánh là một nhóm chim nước không bay được. Chúng hầu như chỉ sống ở Nam bán cầu, với duy nhất một loài, chim cánh cụt Galápagos, được tìm thấy ở phía bắc đường xích đạo. Vốn rất thích nghi cho cuộc sống trong nước, chim cánh cụt có bộ lông tương phản nhau gồm các mảng sáng và tối và chân chèo để bơi lội. Hầu hết chim cánh cụt ăn nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác mà chúng bắt được khi bơi dưới nước. Chúng dành khoảng một nửa cuộc đời trên cạn và nửa còn lại ở biển.


    Mặc dù hầu hết tất cả các loài chim cánh cụt đều có nguồn gốc từ Nam bán cầu, chúng không chỉ được tìm thấy ở những vùng khí hậu lạnh, chẳng hạn như Nam Cực. Trên thực tế, chỉ có một số loài chim cánh cụt sống ở xa về phía nam. Một số loài được tìm thấy ở vùng ôn đới, nhưng một loài, chim cánh cụt Galápagos, sống gần đường xích đạo.


    Loài chim cánh cụt sống lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế: trung bình, con trưởng thành khoảng 1,1 m cao và nặng 35 kg. Loài chim cánh cụt nhỏ nhất là chim cánh cụt xanh nhỏ, còn được gọi là chim cánh cụt cổ tích, đứng khoảng 33 cm cao và nặng 1 kg. Trong số các loài chim cánh cụt còn tồn tại, những con chim cánh cụt lớn hơn sống ở những vùng lạnh hơn, trong khi những con chim cánh cụt nhỏ hơn thường được tìm thấy ở các vùng khí hậu ôn đới hoặc thậm chí nhiệt đới. Một số loài từ thời tiền sử đạt được kích thước khổng lồ, trở nên cao hoặc nặng bằng người trưởng thành. Chúng không bị giới hạn ở các vùng Nam Cực; ngược lại, các khu vực cận Nam Cực chứa đựng sự đa dạng cao, và ít nhất một con chim cánh cụt khổng lồ đã xuất hiện trong khu vực khoảng 2.000 km về phía nam của xích đạo 35 mya, trong một vùng khí hậu chắc chắn là ấm hơn ngày nay.

    Thông tin mô tả
    Thông tin mô tả
    Thông tin mô tả
    Thông tin mô tả

  2. Số lượng loài còn lại đến nay vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Trong các loại văn bản khác nhau người ta liệt kê từ 16 đến 19 loài. Một số tác giả còn cho rằng chim cánh cụt chân chèo trắng là một loài chim lặn nhỏ (Eudyptula) riêng, mặc dù ngày nay nói chung nó được coi là phân loài của chim cánh cụt nhỏ (chẳng hạn Williams, 1995; Davis & Renner, 2003). Tương tự, người ta vẫn chưa rõ chim cánh cụt hoàng gia chỉ đơn thuần là dạng biến đổi màu sắc của chim cánh cụt Macaroni hay không.


    Ngoài ra, cũng khá thích hợp để coi như một loài riêng là quần thể miền bắc của chim cánh cụt Rockhopper (Davis & Renner, 2003). Mặc dù tất cả các loài chim cánh cụt hiện còn đều có nguồn gốc ở nam bán cầu, nhưng ngược lại với niềm tin phổ biến, chúng không chỉ tìm thấy tại các khu vực có khí hậu lạnh, chẳng hạn châu Nam Cực. Trên thực tế, chỉ có vài loài chim cánh cụt thực sự sinh sống xa đến vậy về phía nam. Có ba loài sinh sống ở khu vực nhiệt đới; một loài sinh sống xa về phía bắc tới quần đảo Galápagos (chim cánh cụt Galápagos) và thỉnh thoảng chúng còn vượt qua cả đường xích đạo trong khi kiếm ăn.


    Loài lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri): chim trưởng thành trung bình cao khoảng 1,1 m (3 ft 7 in) và cân nặng 35 kg (75 lb) hoặc hơn thế. Loài chim cánh cụt nhỏ nhất là chim cánh cụt nhỏ (còn gọi là chim cánh cụt tiên), chúng chỉ cao khoảng 40 cm (16 in) và cân nặng 1 kg (2,2 lb). Nói chung loài chim cánh cụt nào có kích thước lớn hơn thì cũng có khả năng giữ nhiệt tốt hơn, và vì thế sinh sống trong khu vực lạnh hơn, trong khi các loài chim cánh cụt nhỏ chủ yếu tìm thấy trong khu vực có khí hậu ôn đới hay thậm chí là nhiệt đới.


    Phần lớn chim cánh cụt ăn các loại nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác chúng bắt được trong khi bơi lội dưới nước. Chúng tiêu tốn khoảng một nửa thời gian trên cạn và nửa còn lại dưới lòng các đại dương.

    Các loài chim cánh cụt
    Các loài chim cánh cụt
    Các loài chim cánh cụt
    Các loài chim cánh cụt
  3. Đặc điểm của loài chim cánh cụt:

    • Trung bình, chim cánh cụt khi trường thành sẽ có chiều cao cao từ 40cm – 1.1m, cân nặng từ 1 – 35kg.
    • Chim cánh cụt có phần đầu nhỏ, thuôn dài, mỏ cứng và nhọn.
    • Chim cánh cụt có cặp cánh làm chân chèo và là một thợ lặn chuyên nghiệp. Chúng có thể bơi với vận tốc 15 dặm một giờ.
    • Khi lên bờ, chim cánh cụt đi thẳng đứng bằng 2 chân, nếu điều kiện tuyết cho phép thì chúng có thể trượt với cái bụng mỡ của mình.
    • Thân hình của cánh cụt khá tròn, lưng hơi cong và bụng chảy xệ xuống.
    • Ở dưới vai chim cánh cụt có một đôi cánh không lông trông khá giống phần vây của cá heo
    • Tuổi thọ của chim cánh cụt từ 15 đến 20 năm.
    • Chim cánh cụt sống theo bầy đàn.
    • Cuộc đời của chim cánh cụt một nửa trên cạn, thời gian còn lại là ở dưới lòng của đại dương mênh mông.
    • Lông của chim cánh cụt rất dày, và có 2 màu đen trắng.
    Đặc điểm chim cánh cụt
    Đặc điểm chim cánh cụt
    Đặc điểm chim cánh cụt
    Đặc điểm chim cánh cụt
  4. Chim cánh cụt là loài sống theo quần thể, có tính xã hội cao, luôn tập trung theo bầy đàn. Mỗi quần thể có thể lên tới hàng chục ngàn con. Mặc dù với số lượng đông và khó kiểm soát như thế này, nhưng mỗi cặp đôi cha mẹ cánh cụt, chúng đều có thể nhận biết và trông chừng đứa con của mình thông qua thính giác đặc biệt.


    Trong cộng đồng xã hội chim cánh cụt, chúng giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau qua ngôn ngữ cơ thể bằng cách sử dụng đầu và chân chèo của mình. Đặc biệt, đối với loài cánh cụt, các nhà nghiên cứu không khỏi ngạc nhiên và ngỡ ngàng trước tình cảm trong mối quan hệ mẹ con của chúng. Khi con cái bị lạc mất con hoặc con chúng chết, nó sẽ tìm cách “bắt cóc” con của gia đình khác mang về nuôi. Lí do giải thích hợp lí nhất có lẽ là do những con mẹ không chịu được nỗi đau mất con và phải tự lừa dối mình.


    Tùy thuộc vào mỗi loài cánh cụt khác nhau, tuổi thọ của loài chim này vào khoảng từ 15-20 năm. Trong đó, chúng dành tới 75% cuộc đời của mình sống ở môi trường nước biển. Đối với loài cánh cụt, tuyến lệ của chúng khá đặc biệt, có thể lọc được lượng muối dư thừa từ máu. Muối được tiết ra ngoài dưới dạng lỏng qua hốc mũi. Vì vậy chúng có thể uống được nước biển và sinh sống tại môi trường này một cách dễ dàng.

    Cách nói chuyện của chim cánh cụt
    Cách nói chuyện của chim cánh cụt
    Cách nói chuyện của chim cánh cụt
    Cách nói chuyện của chim cánh cụt
  5. Những loài chim lớn thường sống ở những chỗ lạnh do chịu được thời tiết khắc nghiệt, còn những loài chim bé hay sống ở chốn ôn hòa, thậm chí là miền nhiệt đới. Vì vậy, Nam Phi nằm giữa vùng cực nóng cũng có chim cánh cụt. Hiện nay, có 12 quốc gia nắm giữ những đàn chim chim cánh cụt vô cùng đông đảo.


    Đó là Ecuador, với các đàn chim Humboldt và Galapagos chim cánh cụt tập trung tại quần đảo cùng tên. Mỗi con vật thường cao dưới 50 cm, nặng 2,5 kg, thích nước lạnh, nhưng chịu được nắng nóng.


    Peru cũng có hai loại chim cánh cụt, trong đó loài chim cánh cụt vua có màu lông rất đẹp, gần giống với chim cánh cụt hoàng đế vì cơ thể có ba màu trắng đen và vàng. Tiếp đến, một số quốc gia đang may mắn sở hữu nhiều loài của giống chim đáng yêu này như: Chile (10); Argentina (7); Uruguay (3); Brazil (1), Angola (1); Namibia (2), Nam Phi (4); Mozambique (1); Australia (11) và New Zealand (7).


    Trong số 7 loài chim cánh cụt của New Zealand, chim cánh cụt mắt vàng (hoiho) là loài chim đặc hữu, hiếm có nhất với khoảng 500 con (chúng có một đặc điểm sinh học độc đáo, là cả phần mắt bao gồm con ngươi cùng có màu vàng hút hồn).


    Ngược với loài chim trên đang có nguy cơ tiệt chủng, chim cánh cụt Macaroni lại có số lượng tới 24 triệu con, gồm 260 đàn rải khắp Nam Mỹ, Australia và đảo Marion. Riêng Chile đã có tới 18 triệu con chim cánh cụt Macaroni (bằng dân số cả nước). Các chú chim Macaroni sống được tới 12 năm trở lên, trong khi loài chim cánh cụt xanh chỉ sống được 6 năm và chim cánh cụt Magellan là 30 năm.

    Khu vực phân bổ chim cánh cụt
    Khu vực phân bổ chim cánh cụt
    Khu vực phân bổ chim cánh cụt
    Khu vực phân bổ chim cánh cụt
  6. Sự thông minh của Chim cánh cụt không nằm ở việc giải quyết tình huống như quạ, David Powell, Giám đốc nghiên cứu tại Sở Thú St. Louis cho biết. Điều quan trọng là “trí thông minh” đó có thực sự giúp ích cho các loài động vật trong cuộc sống nơi hoang dã hay không.


    Nhận thức của Chim cánh cụt không giống như cách Vẹt học tiếng hay Quạ xử lý tình huống. Người quản lý các loài Chim tại Sở Thú St. Louis – Anne Tieber nói rằng cô nghiên cứu Chim cánh cụt trong nhiều năm. Chúng sẽ hợp tác với nhau trong quá trình săn mồi. Cụ thể là loài Chim cánh cụt Châu Phi, sống quanh vùng mũi phía Nam Châu Phi, chúng sẽ hợp tác với nhau để săn mồi. Các cá thể Chim cánh cụt sẽ tản ra, lùa đàn cá lên trên mặt nước để dễ dàng bắt hơn. Việc săn bắt phối hợp đòi hỏi phải xử lý thông tin một cách nhanh chóng, phối hợp giữa chuyển động của Chim cánh cụt trong đàn và giao tiếp với nhau, bên cạnh đó là tài phán đoán về hướng di chuyển tiếp theo của đàn cá để đưa ra quyết định. Phương pháp này hiệu quả gấp 3 lần so với những cách săn mồi khác.


    Giống như loài Quạ, có thể nhớ khuôn mặt của con người trong nhiều năm thì Chim cánh cụt có những ký ức vô cùng đáng nể. Một cặp Chim cánh cụt có tên Adelie và Chinstrap được gắn chip theo dõi. Hàng năm, chúng đều quay lại cùng một vị trí làm tổ nơi đây cũng chính là địa điểm sinh sản của hàng ngàn cá thể khác. Giải thích cho trường hợp này đó là sự điều hướng kết hợp với trí nhớ tuyệt đỉnh.


    Ngay cả khi được 10 tháng tuổi, một con Chim cánh cụt Vua (Loài lớn thứ nhì sau chim cánh cụt hoàng đế) có thể tìm được đường về với khu vực chỉ rộng 1 mét vuông trong một khu vực rộng lớn khoảng trên 500 mét vuông. Những con cánh cụt Vua sẽ sử dụng tín hiệu thị giác như hồ, đồi, núi. Đặc biệt là âm thanh tại khu vực chúng sinh ra để quay trở lại. Một cặp Chim cánh cụt vua sẽ nhận ra nhau nhờ tiếng kêu của đối phương. Chúng có thể tìm kiếm bạn tình khi có cả trăm con khác cùng kêu lên trên cùng một địa điểm.

    Chim cánh cụt là loài vô cùng thông minh
    Chim cánh cụt là loài vô cùng thông minh
    Chim cánh cụt là loài vô cùng thông minh
    Chim cánh cụt là loài vô cùng thông minh
  7. Chim cánh cụt đẻ trứng như bao loài chim khác. Hằng năm, vào mùa sinh sản những con chim đực sẽ tìm bạn tình để giao phối. Thông thường, chim cánh cụt có thể đẻ được khoảng 2 quả trứng/lần sinh sản. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ của mình thì những con chim cái sẽ sinh sản. Trứng của chim cánh cụt sẽ được nở trong vòng 45 ngày ấp. Chim bố mẹ sẽ nuôi con trong vòng 13 tháng và rời đi.


    Một số loài chim cánh cụt có thể giao phối cả đời, trong khi các loài khác chỉ giao phối một mùa. Nói chung, chúng tạo ra một bầy con nhỏ và cả chim bố lẫn chim mẹ cùng chăm sóc con non.


    Ở một số loài con cái đẻ ít trứng (10-20: 10 trứng), ấp 65 ngày. Sau mỗi lần ấp, con cái giảm 40-50% khối lượng. Sau khi trứng nở, con mẹ tiếp tục ủ ấm cho con non.


    Những con chim cánh cụt đực sẽ đảm nhận vai trò ấp trứng trong vòng khoảng hai tháng trong khi những con cái sẽ đi kiếm ăn trên biển. Trong suốt quá trình ấp, chim cánh cụt bố sẽ ngưng các hoạt động đời thường, chỉ chú tâm vào công việc bảo vệ trứng. Chúng dùng chất béo dự trữ trong cơ thể để duy trì sức lực. Thông thường, những con cánh cụt đực sẽ giảm mất một nửa trọng lượng cơ thể sau quá trình này. Khi kết thúc giai đoạn hai tháng, cánh cụt đực và cái sẽ luân chuyển vai trò để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

    Chim cánh cụt đực sẽ ấp trứng
    Chim cánh cụt đực sẽ ấp trứng
    Chim cánh cụt đực sẽ ấp trứng
    Chim cánh cụt đực sẽ ấp trứng
  8. Chim cánh cụt không thể bay, tuy nhiên chúng có thể bơi rất giỏi. Chim cánh cụt có thể bơi khoảng 15 dặm một giờ vượt xa huy chương vàng Olympic quốc tế môn bơi lội Michael Phelps với 4.7 dặm một giờ. Chúng có thể lặn dưới nước với kỉ lục khoảng 20 phút. Thông thường loài chim cánh cụt nhỏ lặn không sâu, trung bình chỉ nhịn thở khoảng 1-2 phút để tìm kiếm con mồi. Tuy nhiên đối với loài lớn hơn, chúng có thể lặn tới độ sâu cần thiết trong khả năng của mình, trong đó phải kể đến loài chim cánh cụt hoàng đế với kỉ lục lặn tới 565m.


    Việc chim cánh cụt không biết bay từng là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới về chim uria - một loài rất giống chim cánh cụt về khả năng bơi và lặn, nhưng vẫn có thể bay - đã giúp mang đến đáp án cuối cùng.

    Các nhà khoa học đến từ Đại học Aberdeen (Anh) phát hiện, không có bất kỳ loài chim nào giỏi cả bay và bơi/lặn. Dù không biết by nhưng chim cánh cụt là những sinh vật bơi lộ cừ khôi. Chúng có thể lặn sâu tới 564 mét để bắt cá, mực và những sinh vật giáp xác nhỏ để ăn.


    Nhóm nghiên cứu nhận thấy, loài chim uria về cơ bản sử dụng ít năng lượng hơn so với hầu hết những loài chim khác khi chúng lặn. Tuy nhiên, năng lượng chúng cần khi di chuyển trên không trung cao nhất trong tất cả các mức từng được ghi nhận đối với một con chim đang bay và nhiều gấp 31 lần khi chúng nghỉ ngơi.

    Khả năng bơi lội vô địch
    Khả năng bơi lội vô địch
    Khả năng bơi lội vô địch
    Khả năng bơi lội vô địch
  9. Chim cánh cụt thích ăn các loài nhuyễn thể, cá và mực. Khẩu phần ăn của chim cánh cụt toàn là hải sản.


    Không ngẫu nhiên khi chim cánh cụt lại có một lớp lông đặc biệt ở trước bụng màu trắng và ở đằng sau lưng là màu sẫm. Đó là một cách ngụy trang trước con mồi của cánh cụt. Màu đen để che dấu khi lặn xuống vùng biển sau màu tối, màu trắng để ẩn nấp trên những tảng băng hay vùng tuyết trắng buốt lạnh giá.


    Chim cánh cụt không có cơ quan sinh dục ngoài vì vậy bằng mắt thường không thể phân biệt được đâu là con cái đâu là con đực. Chỉ khi kiểm tra nhiễm sắc thể mới xác định được giới tính của chúng. Đặc biệt, trong quần thể các loài chim cánh cụt, cũng xuất hiện sự đồng tính. Tại công viên hoang dã thuộc Bremerhaven, miền bắc nước Đức, có hai chú chim cánh cụt đực đã cùng nhau ấp một quả trứng, cư xử với nhau như những cặp vợ chồng.


    Động vật ăn thịt trên cạn của các loài chim cánh cụt khác nhau bao gồm thằn lằn, chồn hôi, rắn, các loài chim khác và chồn. Động vật ăn thịt dưới nước bao gồm phần lớn là cá voi sát thủ, hải cẩu báo và cá mập. Trong khi chim cánh cụt hiện đã được bảo vệ, con người đã được biết là săn bắn chúng trái phép để lấy dầu và trứng của chúng.

    Khả năng ngụy trang khi săn mồi
    Khả năng ngụy trang khi săn mồi
    Khả năng ngụy trang khi săn mồi
    Khả năng ngụy trang khi săn mồi
  10. Chim cánh cụt không sống ở Bắc Cực là bởi vì chúng sinh ra ở Nam Cực. Đây hoàn toàn là một sự chọn lựa của tự nhiên. Hồ sơ hóa thạch cho thấy chúng được sinh ra tại Nam Cực. Ở đó chúng an toàn, đủ thức ăn ngon lành, và chúng thoải mái sống với nhiệt độ lạnh tê tái tại Nam Cực.


    Có quá nhiều người (và tài liệu) nói rằng chim cánh cụt sống ở Nam Cực để tránh làm mồi nhậu cho lũ gấu trắng (gấu Bắc Cực) và cáo tuyết. Tuy nhiên, sự thật chưa hẳn là như thế. Theo góc nhìn logic, nếu nói là chim cánh cụt sống ở Bắc Cực rồi chạy trốn đến tận Nam Cực với quãng đường dài vô tận. Chưa kể trên quãng đường di cư còn có vô vàn khó khăn và nguy hiểm rình rập.


    Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang còn thắc mắc khá nhiều về lịch sử tiến hóa của loài chim cánh cụt. Đến nay, chỉ có những hóa thạch còn tồn tại ở vùng đất New Zealand khoảng 62 triệu năm trước cho biết chi Waimaru là loài chim cánh cụt cổ nhất. Cấu tạo cơ thể của chúng khá giống với loài cánh cụt hiện giờ, cánh chúng rất ngắn và không bay được. Chỉ khác một điều Waimaru thời đó chưa thực sự sống trong môi trường nước và thích nghi với việc lặn sâu để bắt con mồi.


    Ngoài ra, lớp mỡ và bộ lông của chúng sẽ khiến chúng gặp khó khăn khi đi qua những vùng biển ấm. Với từng đó lý do, câu hỏi hợp lý nhất chúng ta nên đặt ra đó là: “Tại sao chim cánh cụt lại phải rời khỏi Nam Cực?”.

    Tại sao chim cánh cụt không sống ở Bắc Cực?
    Tại sao chim cánh cụt không sống ở Bắc Cực?
    Tại sao chim cánh cụt không sống ở Bắc Cực?
    Tại sao chim cánh cụt không sống ở Bắc Cực?
  11. Tuy không phải là loài sinh vật duy nhất sinh sống tại Nam Cực nhưng chim cánh cụt lại là sinh vật đặc hữu của cực Nam thế giới mà không có ở bất cứ 1 vùng đất nào khác. Sở dĩ loài động vật này có thể tồn tại được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy bởi chúng có cấu tạo cơ thể giúp thích nghi với khí hậu lạnh:

    • Chim cánh cụt chịu được lạnh vì nó có một lớp “áo lông” được cấu tạo đặc biệt để giữ ấm, chắn gió cũng như rũ sạch nước sau khi kiếm ăn. Nhiều người nghĩ rằng chim cánh cụt không có lông. Tuy nhiên trên thực tế thì chim cánh cụt có mật độ lông cao nhất (dày đặc nhất) hơn bất kỳ loài chim nào khác.
    • Một thứ cũng cực kỳ quan trọng giúp chúng có thể thoải mái lặn ở làn nước lạnh buốt là lớp mỡ dày do mẹ thiên nhiên ban tặng. Các bạn có thể không biết, trung bình một con chim cánh cụt có đến 30% trọng lượng cơ thể là mỡ đấy.
    • Thứ 3 là lối sống bầy đàn. Chim cánh cụt thường sống tập trung thành đàn lớn, lên đến hàng nghìn con và các cá thể trong đàn có thể sưởi ấm cho nhau trước cái lạnh thấu xương ở Nam Cực.


    Cấu tạo cơ thể có thể chịu được giá lạnh và tập tính sống bầy đan giúp chim cánh cụt có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt tại Nam Cực. Có người sẽ thắc mắc rằng Bắc Cực có gì khác Nam Cực đâu, dù cho Bắc Cực không lạnh bằng nhưng đó vẫn là môi trường sống lý tưởng cho chim cánh cụt.

    Có lẽ lý do đơn giản đầu tiên là chúng không thể bay để thoát khỏi lũ gấu trắng và cáo tuyết chuyên rình rập các bầy chim làm tổ ở đây vào mùa hè. Nếu chim cánh cụt sống ở Bắc Cực, chúng chẳng khác nào miếng mồi béo bở cho 2 loài ăn thịt trên. Lý do thứ 2 là ở Nam Cực quá an toàn cho chúng. Chẳng có bất cứ một mối đe dọa nào hết nên chúng không phải lo bị săn bắt khi làm tổ và đây là mảnh đất quá an toàn cho việc định cư lâu dài.

    Khả năng chịu lạnh của chim cánh cụt
    Khả năng chịu lạnh của chim cánh cụt
    Khả năng chịu lạnh của chim cánh cụt
    Khả năng chịu lạnh của chim cánh cụt
  12. Là sinh vật hiếm hoi sinh sống ở Nam Cực, chim cánh cụt khiến nhiều người đặt câu hỏi làm thế nào mà chúng có thể giữ trứng của mình khỏi bị đóng băng khi sinh sản vào mùa đông? Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt duy nhất chấp nhận chiến lược rủi ro trong sinh sản khi đẻ trứng vào mùa đông. Những con cái sẽ đi kiếm ăn trong khi chim đực sẽ ở lại và ấp trứng khi nhiệt độ ngày càng lạnh hơn.


    Lý do cho việc sinh sản vào mùa đông có liên quan rất lớn tới nguồn thức ăn. Khi vài ngàn con chim cánh cụt non mới nở, chúng đòi hỏi cả tấn cá, mực và nhuyễn thể làm thức ăn. Nguồn thức ăn này chỉ có sẵn vào mùa xuân khi những vùng băng giá tan đi nhiều. Việc ấp trứng mất khoảng 4 tháng, điều đó đồng nghĩa với việc chúng cần đẻ vào mùa đông để trứng kịp nở vào mùa xuân.


    Để có thể ấp trứng vào mùa đông, chim cánh cụt về cơ bản đã có những tiến hóa nhất định. Chúng được bao phủ bởi lớp lông dày vài cm, cách giữ nhiệt cho chúng và trứng hay con non.


    Cũng như nhiều loài chim cánh cụt khác, chim cánh cụt hoàng đế có một vạt da trần trên bụng được gọi là "túi ấp trứng". Chúng khéo léo để trứng lên chân, áp nó vào vùng da trần và phủ bởi lớp lông dày giúp trứng cách ly với thế giới băng giá bên ngoài.


    Trong vài tuần sau khi nở, chim cánh cụt con dành toàn bộ thời gian trong "túi sưởi" của bố mẹ. Tất nhiên, quá trình ấp

    cũng phụ thuộc nhiều vào việc chim bố mẹ có thể duy trì được điều kiện lý tưởng hay không. Chúng được các nhà khoa học đánh giá cao sự kiên cường khi chịu tư thế ấp trứng trong nhiều tháng vì con của mình. Chúng cũng khéo léo tập trung thành bầy đàn để đảm bảo nguồn nhiệt tập thể hiệu quả nhất.

    Vì sao chim cánh cụt đẻ trứng mùa đông không bị đóng băng?
    Vì sao chim cánh cụt đẻ trứng mùa đông không bị đóng băng?
    Vì sao chim cánh cụt đẻ trứng mùa đông không bị đóng băng?
    Vì sao chim cánh cụt đẻ trứng mùa đông không bị đóng băng?
  13. Chim cánh cụt, được ví là "thước đo tình trạng lành mạnh của đại dương", đang đứng trước nhiều mối đe dọa khi khí thải carbon trên toàn cầu ngày càng tăng khiến nước các vùng biển ngày càng nóng hơn và tăng độ axit, ảnh hưởng tới các vỉa san hô, nơi sinh sống của 1/3 sinh vật biển. Chim cánh cụt là loài chim sống dưới nước, chúng không bay mà bơi xuyên đại dương. Loài chim này đặc biệt thích ứng và dễ bị ảnh hưởng của mọi tác động dưới nước.


    Chúng phải chịu tình trạng ô nhiễm, cũng như hậu quả của việc đánh bắt cá quá mức khiến nguồn thức ăn bị hạn chế. Đặc biệt, tình trạng biến đổi khí hậu đang là mối đe dọa lớn đối với loài chim này.


    Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, 2/3 số chim cánh cụt trên toàn cầu đang có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có 8 loài sống ở Nam Cực. Do vậy, giới chuyên gia, cùng các tổ chức đang tìm giải pháp nhằm bảo vệ loài động vật hiếm này. Theo kế hoạch, các chuyên gia sẽ tạo ra hai khu vực bảo tồn sinh vật biển lớn rộng gần 3 triệu km2 xung quanh lục địa đóng băng này, trong đó, 1/3 diện tích sẽ nghiêm cấm đánh bắt cá. Điều này sẽ giúp di dời hoạt động đánh bắt cá và đánh bắt loài nhuyễn thể - phần chính trong thức ăn của chim cánh cụt - ra xa khu vực chim cánh cụt tìm kiếm thức ăn.


    Nếu kế hoạch này được 24 quốc gia thành viên và Liên minh châu Âu (EU) tán thành, những khu bảo tồn trên sẽ giúp bảo vệ loài chim cánh cụt, cũng như các sinh vật biển khác.

    Chim cánh cụt đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
    Chim cánh cụt đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
    Chim cánh cụt đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
    Chim cánh cụt đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
  14. Theo nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Biology Letters (Anh) ngày 13/11, loài chim cánh cụt đã xuất hiện từ 20 triệu năm trước và trở nên đa dạng nhờ nhiệt độ toàn cầu giảm, mở ra khả năng cư trú tại Nam Cực. Nhóm nghiên cứu, do nhà khoa học Sankar Subramanian thuộc trường Đại học Griffith (Australia), đứng đầu, đã sắp xếp theo trình tự những dấu hiệu giúp phát hiện ADN từ bộ gene của 11 loài chim cánh cụt còn sống ngày nay.


    Các chuyên gia so sánh những dấu hiệu liên tục này để tạo nên một "đồng hồ phân tử", giúp làm sáng tỏ cách thức tiến hóa của những loài chim cánh cụt dựa trên cơ sở sự biến đổi thông thường trong ADN. Với cách so sánh này, các nhà khoa học xác định được tổ tiên của chim cánh cụt đã xuất hiện từ 20,4 triệu năm trước, muộn hơn nhiều so với những dự đoán trước đây là từ 41-51 triệu năm.


    Sau đó, cách đây 11-16 triệu năm, chim cánh cụt trở nên đa dạng và biến đổi trở thành những loài chim cánh cụt ngày nay. Kết quả nghiên cứu trùng lặp với sự giảm nhiệt độ tại Nam Cực bắt đầu khoảng 12 triệu năm trước, điều này cho thấy mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu với sự tiến hóa của chim cánh cụt.

    Loài chim cánh cụt đã xuất hiện từ 20 triệu năm trước
    Loài chim cánh cụt đã xuất hiện từ 20 triệu năm trước
    Loài chim cánh cụt đã xuất hiện từ 20 triệu năm trước
    Loài chim cánh cụt đã xuất hiện từ 20 triệu năm trước
  15. Hình tượng chim cánh cụt được phổ biến trên khắp thế giới bằng cơ thể ngộ nghĩnh, dễ thương, đáng yêu với dáng đi lạch bạch cùng khả năng bơi lội tuyệt vời của chúng và chúng không sợ người. Bộ lông đen và trắng của chim cánh cụt thường được ví như bộ cà vạt trắng và tạo ra những nhận xét hài hước về con vịt biết ăn bận. Những con chim cánh cụt cũng là khuôn mẫu cho những cái thùng rác công cộng với khẩu hiệu "Cho tôi xin rác" hay nhiều cái thùng rác hình chim cánh cụt còn có dòng chữ “Cảm ơn đã cho tôi rác” là thông điệp “Cánh cụt xin rác” qua những thùng rác hình chim cánh cụt trên đường phố.


    Những chú chim cánh cụt đã có một sự hồi sinh như những con số trong nền văn hoá pop vào giữa những năm 2000 nhờ những bộ phim như March of the Penguins, Madagascar, Happy Feet và Surf's Up. Là một trò đùa ngày Cá tháng Tư, vào ngày 1 tháng 4 năm 2008, BBC phát hành một bộ phim ngắn về chim cánh cụt trong chuyến bay và di chuyển đến rừng nhiệt đới Nam Mỹ. Những nhân vật hoạt hình truyền hình năm 1960 là chú chim cánh cụt Tennessee Tuxedo thường bỏ trốn phạm vi sở thú của mình với đối tác Chumley. Trong loạt phim hoạt hình Wallace và Gromit, chim cánh cụt có tên là Feathers McGraw cải trang thành một con gà với găng tay cao su màu đỏ.


    Trong trò chơi nhập vai trực tuyến RuneScape, chim cánh cụt được miêu tả là những nhân vật kỳ dị với sự gợi nhớ về Liên bang Xô viết: thủ đô của họ là Palingrad; họ có đại lý KGP; và họ gọi quê hương là "Tổ quốc". Một nhiệm vụ trong đó chúng được gọi là Chiến tranh Lạnh và tiếp theo được gọi là "The Hunt for Red Raktuber", một vở kịch về Cuộc săn đuổi cho tháng Mười Đỏ. Họ có một tổ hợp quân sự khổng lồ với các cơ sở đào tạo, khu vực sinh hoạt, phòng thẩm vấn và các khóa học nhanh nhẹn. Họ có kế hoạch thống trị giống chim cánh cụp ở Madagascar.

    Hình tượng chim cánh cụt trong văn hóa
    Hình tượng chim cánh cụt trong văn hóa
    Hình tượng chim cánh cụt trong văn hóa
    Hình tượng chim cánh cụt trong văn hóa
  16. Những điều thú vị về chim cánh cụt mà có lẽ bạn chưa biết:

    • Chim cánh cụt là loài chim cổ xưa, xuất hiện trên thế giới rất lâu, khoảng 40 triệu năm về trước.
    • Khi sinh sản, chim cánh cụt sẽ thay phiên nhau ấp trứng. Chim cánh cụt bố và mẹ sẽ đặt trứng trên bàn chân và dùng vạt bụng che lại để giữ ấm cho trứng.
    • Khi trứng nở, chim cánh cụt con sẽ bắt đầu kêu để chim bố mẹ học cách nhận diện giọng nói của con mình. Vì thế, chim cánh cụt bố mẹ có thể nhận ra con mình giữa hàng nghìn con chim con khác nhau, thật tuyệt đúng không nào?
    • Chim cánh cụt ăn cả tuyết vì chúng xem tuyết là nguồn nước ngọt.
    • Chim cánh cụt có thể sở hữu đôi mắt nhạy bén khi ở dưới nước nhưng trên bờ, chúng là những con chim… bị cận thị!
    • Chim cánh cụt có thể uống được cả nước biển bởi vì chúng có khả năng lọc nước mặn từ máu qua hốc mũi và ra ngoài dưới dạng lỏng.
    • Sở dĩ lông của chim cánh cụt có 2 màu đen trắng là để giúp chúng ngụy trang. Màu đen khi ở dưới nước giúp chúng dễ dàng tiếp cận con mồi. Màu trắng ở trên cạn giúp chúng tránh được sự săn mồi của thú săn.
    • Chim cánh cụt là một loài động vật rất thông minh.
    • Chim cánh cụt không hề sợ hãi con người.
    • Chim cánh cụt là loài động vật chung thủy giống như chim bồ câu, suốt cuộc đời chúng chỉ tiến hành ghép đôi 1 lần duy nhất.
    • Mùi hương và âm thanh chính là vũ khí sắc bén mà các chú chim cánh cụt cái thường sử dụng để thu hút những người bạn khác giới.
    Những điều thú vị về chim cánh cụt
    Những điều thú vị về chim cánh cụt
    Những điều thú vị về chim cánh cụt
    Những điều thú vị về chim cánh cụt



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy