Khả năng chịu lạnh của chim cánh cụt
Tuy không phải là loài sinh vật duy nhất sinh sống tại Nam Cực nhưng chim cánh cụt lại là sinh vật đặc hữu của cực Nam thế giới mà không có ở bất cứ 1 vùng đất nào khác. Sở dĩ loài động vật này có thể tồn tại được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy bởi chúng có cấu tạo cơ thể giúp thích nghi với khí hậu lạnh:
- Chim cánh cụt chịu được lạnh vì nó có một lớp “áo lông” được cấu tạo đặc biệt để giữ ấm, chắn gió cũng như rũ sạch nước sau khi kiếm ăn. Nhiều người nghĩ rằng chim cánh cụt không có lông. Tuy nhiên trên thực tế thì chim cánh cụt có mật độ lông cao nhất (dày đặc nhất) hơn bất kỳ loài chim nào khác.
- Một thứ cũng cực kỳ quan trọng giúp chúng có thể thoải mái lặn ở làn nước lạnh buốt là lớp mỡ dày do mẹ thiên nhiên ban tặng. Các bạn có thể không biết, trung bình một con chim cánh cụt có đến 30% trọng lượng cơ thể là mỡ đấy.
- Thứ 3 là lối sống bầy đàn. Chim cánh cụt thường sống tập trung thành đàn lớn, lên đến hàng nghìn con và các cá thể trong đàn có thể sưởi ấm cho nhau trước cái lạnh thấu xương ở Nam Cực.
Cấu tạo cơ thể có thể chịu được giá lạnh và tập tính sống bầy đan giúp chim cánh cụt có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt tại Nam Cực. Có người sẽ thắc mắc rằng Bắc Cực có gì khác Nam Cực đâu, dù cho Bắc Cực không lạnh bằng nhưng đó vẫn là môi trường sống lý tưởng cho chim cánh cụt.
Có lẽ lý do đơn giản đầu tiên là chúng không thể bay để thoát khỏi lũ gấu trắng và cáo tuyết chuyên rình rập các bầy chim làm tổ ở đây vào mùa hè. Nếu chim cánh cụt sống ở Bắc Cực, chúng chẳng khác nào miếng mồi béo bở cho 2 loài ăn thịt trên. Lý do thứ 2 là ở Nam Cực quá an toàn cho chúng. Chẳng có bất cứ một mối đe dọa nào hết nên chúng không phải lo bị săn bắt khi làm tổ và đây là mảnh đất quá an toàn cho việc định cư lâu dài.