Top 12 Sự thật thú vị nhất về loài sóc

Hoàng Thu Thuỷ 2476 0 Báo lỗi

Sóc là loài vật thuộc động vật gặm nhấm, được gọi là Sciuridae. Chúng bao gồm rất nhiều loài như sóc cây, sóc đất, sóc bay… Đây là loài động vật rất đáng yêu ... xem thêm...

  1. Loài sóc nói chung là loài động vật nhỏ, kích thước từ nhỏ chỉ khoảng 7 đến 10cm, cân nặng hoảng 10gam. Tới loài sóc lớn thì có chiều dài 50 đến 75cm và cân nặng khoảng 5 đến 8 kg. Loài sóc có thân hình mảnh nhỏ với cái đuôi lông rậm rạp, kèm theo cặp mắt to, móng vuốt cong và sắc.


    Bộ lông của loài sóc chủ yếu rất mềm và mượt, có một số loài khá dày. Màu lông các loài sắc khác nhau, có loài có màu nâu, màu xám, có loài có màu đỏ... Các chân sau của loài sóc dài hơn chân trước, mỗi chân có 4 hoặc 5 ngón chân. Chân trước có ngón cái, mặc dù nó hơi nhỏ, các chân sau của sóc có gan bàn chân mềm mỏng. Chân có móng sắc nhọn giúp chúng bám và leo trèo trên các cành cây.


    Đuôi của loài sóc có rất nhiều tiện ích như để giữ cân bằng cơ thể, dùng để che mưa nắng hay là dùng để giữu ấm cho cơ thể.


    Đặc điểm khái quát:

    • Tên thường gọi: Sóc
    • Tên khoa học: Sciuridae
    • Loài: Động vật có vú
    • Chế độ ăn: Động vật ăn tạp
    • Kích thước: từ 12-90 cm (kích thước phụ thuộc vào loài)
    • Trọng lượng: 0,5-1,8 kg
    • Tình trạng trong Sách Đỏ: Không được xếp hạng
    Đặc điểm khái quát về sóc
    Đặc điểm khái quát về sóc
    Đặc điểm khái quát về sóc
    Đặc điểm khái quát về sóc

  2. Sóc là một loài trong bộ gặm nhấm (Rodentia). Hiện nay loài sóc sinh tồn trên trái đất được chia ra thành 5 phân họ khác nhau với khoảng 50 chi và gần 280 loài. Có rất nhiều loài sóc khác nhau như sóc đất, sóc cây, sóc chuột, sóc lông vàng, sóc bay… Sóc bay đuôi vảy ở tại châu phi thuộc về họ Anomaluridae và không phải loài sóc thật sự của họ Sciuridae. Loài sóc được tìm thấy gần như trên tất cả các châu lục ngoại trừ Australasia và châu Nam Cực.


    Một số loài sóc tiêu biểu như sau:

    • Loài sóc bay: Tên khoa học:Pteromyini. Sóc bay này không có khả năng bay lâu, vì vậy chúng bay lướt qua từ cây này sang cây khác với mỗi chuyến bay dài khoảng 90m. Bộ phận tay và chân giúp sóc điều hướng và tốc độ bay. Đuôi sóc ngoài hỗ trợ bay, còn như một cái phanh hãm giúp chúng hạ cánh an toàn nữa.
    • Loài sóc đất đá: Sóc đất đá có thân hình rất nhỏ, cái đuôi rậm rạp kèm theo bộ lông màu nâu xám, có những đốm trắng. Loài sóc này mọi người thường thấy ở các vùng núi đá bang New Mexico, Texa, Arizona… Chúng sống dọc theo những vách đá, hang đá, hay xa lộ.. bất cứ nơi nào có thức ăn.
    • Loài sóc lông vàng: Những chú sóc lông vàng thường sống ở tất cả các khu rừng rậm rạp ở Bắc Mỹ. Chúng thường tìm kiếm thức ăn ở các bụi cây hoa quả. Sóc lông vàng thường ăn hạt giống, côn trùng và nấm.
    • Sóc xám miền đông: Sóc xám có nguồn gốc từ miền Trung Tây Hoa Kỳ, miền Đông và miền Nam các tỉnh phía đông của đất nước Canada. Chúng có bộ lông màu xám, lông ở bụng màu trắng và có cái đuôi lớn rậm rạp.
    • Sóc đỏ: Sóc đỏ là loài động vật ăn tạp, gặm nhấm, chúng thường sống trên cây hay khắp nơi trên châu Âu và Châu Á. Loài sóc đỏ giống loài sóc xám, lông ở bụng của chúng có màu trắng, móng vuốt sắc và cong giúp có thể leo cây dễ dàng. Bộ lông của sóc đỏ sẽ thay đổi theo năm tuổi và địa điểm nơi chúng sống.

    Loài sóc trên thế giới chủ yếu là loại động vật ăn tạp, thức ăn chủ yếu là hạt và quả. Nhưng cũng có nhiều loại sống ở nhiệt đới ăn côn trùng và các loài có xương nhỏ.

    Phân loại của sóc
    Phân loại của sóc
    Phân loại của sóc
    Phân loại của sóc
  3. Loài sóc tí hon có kích thước nhỏ nhất thế giới được đặt tên là “Sóc lùn châu Phi”, bởi lẽ khi tính từ mũi đến đuôi, chúng chỉ có kích thuớc là 13 cm. Trái ngược với chúng chính là loài sóc khổng lồ ở Ấn Độ với kích thuớc lên tới 90 cm.


    Giống như những loài gặm nhấm khác, bốn răng trước của loài sóc không bao giờ ngừng phát triển khiến cho chúng phải liên tục gặm nhấm. Sóc cây là loại sóc dễ nhận biết nhất, chúng thường được nhìn thấy khi đang nhảy từ cành cây này sang cành cây khác. Một loài sóc nữa đó là sóc đất, chúng thường sống trong hang dưới lòng đất hoặc trong các hệ thống đường hầm.


    Thức ăn của sóc đất là quả hạch, lá cây, rễ cây, các loại hạt và một số loại cây khác. Ngoài ra, chúng cũng ăn các động vật nhỏ như côn trùng và sâu bướm. Những loài sóc nhỏ này luôn phải ở trong tình trạng cảnh giác với những con thú ăn thịt vì chúng gần như không có khả năng tự vệ. Thỉnh thoảng, sóc đất hoạt động theo bầy – đàn, chúng cảnh báo lẫn nhau khi có nguy hiểm bằng cách huýt sáo.Tiếp đến là sóc cây, loài sóc này sống ở khắp nơi, từ nơi núi rừng xa xôi cho tới các công viên ở thành phố. Dù loài này có khả năng leo trèo trên cây rất tốt nhưng chúng cũng thường nhảy xuống đất để tìm nguồn thức ăn như quả hạch, quả đầu, quả mọng và hoa. Bên cạnh đó, thức ăn của loài sóc này còn có vỏ cây, trứng hoặc các chú chim non. Nhựa cây cũng là món ăn khoái khẩu của một số loài.


    Loài sóc thứ ba có tên gọi là sóc bay – loài sóc có khả năng thích ứng tốt nhất. Giống như những chú chim, sóc bay sống trong tổ hoặc các lỗ cây. Dù không biết bay, nhưng loài sóc này có thể nhảy rất xa. Khi chuyền cành và chuyển cây, sóc bay dang rộng tứ chi. Sau đó, chúng nhảy thật nhanh từ cây này sang cây kia. Phần da nối giữa chân tay và thân người của loài này hoạt động giống như những đôi cánh chim. Mỗi lần nhảy như vậy, sóc bay có thể vươn xa những 45 mét. Ngoài quả hạch và các loại hoa quả, chúng còn ăn cả côn trùng và thậm chí là những chú chim non.

    Điểm khác biệt giữa các loài sóc
    Điểm khác biệt giữa các loài sóc
    Điểm khác biệt giữa các loài sóc
    Điểm khác biệt giữa các loài sóc
  4. Họ Sóc nói chung là các động vật nhỏ, dao động về kích thước từ nhỏ như sóc lùn châu Phi dài khoảng 12–14 cm, và cân nặng chỉ 15–18 g, đến lớn như sóc lớn Ấn Độ với chiều dài đầu với cơ thể 25–50 cm, đuôi dài tương đương hoặc dài hơn một chút, và cân nặng 1,5–2 kg (mặc dù hiếm khi lên đến 3 kg). Họ Sóc nói chung có thân hình mảnh dẻ với đuôi rậm rạp và mắt to. Bộ lông của chúng nói chung mềm và mượt, mặc dù ở một vài loài có thể là dày hơn. Màu lông của chúng biến động khá mạnh giữa các loài và thậm chí là ngay trong phạm vi loài.


    Các chân sau nói chung dài hơn các chân trước, mỗi chân có 4 hay 5 ngón. Chân trước có ngón cái, mặc dù nó kém phát triển. Các chân cũng có gan bàn chân mềm ở mặt dưới.


    Họ Sóc sinh sống trong gần như mọi môi trường sống, từ rừng mưa nhiệt đới tới sa mạc bán khô cằn, chỉ không có tại khu vực cận địa cực và các sa mạc khô nhất. Chúng chủ yếu là động vật ăn thực vật, với thức ăn là hạt và quả, nhưng nhiều loài ăn cả côn trùng và thậm chí là các loài có xương sống nhỏ. Trên thực tế, một số loài nhiệt đới gần như chỉ ăn côn trùng. Bộ răng của các loài sóc tuân theo kiểu răng điển hình của động vật gặm nhấm, với các răng cửa lớn có tác dụng gặm nhấm và chúng phát triển ra trong suốt cả cuộc đời, còn các răng hàm có tác dụng nhai thì nằm cách các răng cửa một khoảng trống lớn.


    Các loài sóc nói chung có thị lực tốt, và điều này đặc biệt quan trọng cho các loài sống trên cây. Nhiều loài cũng có hệ thống cảm quan, với các ria mép hay các lông trên các chân.


    Họ Sóc sinh sản 1 đến 2 lần mỗi năm, với số lượng con non sinh ra không đồng nhất sau 3-6 tuần, phụ thuộc vào từng loài. Các con non sinh ra trần trụi, không răng, mù và yếu ớt. Ở phần lớn các loài, chỉ có con mẹ chăm sóc con non. Chúng được cho bú tới khoảng 6-10 tuần tuổi và thuần thục sinh lý vào cuối năm đầu tiên cuộc đời của chúng. Các loài sinh sống trên mặt đất nói chung có tính cộng đồng, thường sinh sống thành bầy, nhưng các loài sống trên cây thì phần lớn là đơn độc.

    Đặc trưng về ngoại hình
    Đặc trưng về ngoại hình
    Đặc trưng về ngoại hình
    Đặc trưng về ngoại hình
  5. Chúng chủ yếu là động vật ăn cỏ, với thức ăn là hạt và quả, nhưng nhiều loài ăn cả côn trùng và thậm chí là các loài có xương sống nhỏ. Trên thực tế, một số loài nhiệt đới gần như chỉ ăn côn trùng. Bộ răng của các loài dạng sóc tuân theo kiểu răng điển hình của động vật gặm nhấm, với các răng cửa lớn có tác dụng gặm nhấm và chúng phát triển ra trong suốt cả cuộc đời, còn các răng hàm có tác dụng nhai thì nằm cách các răng cửa một khoảng trống lớn.


    Các loài sóc nói chung có thị lực tốt, và điều này đặc biệt quan trọng cho các loài sống trên cây. Nhiều loài cũng có hệ thống cảm quan, với các ria mép hay các lông trên các chân.


    Đa số các loài sóc sinh sản 1 đến 2 lần trong năm, với số lượng con non sinh ra không đồng nhất sau 3-6 tuần, phụ thuộc vào từng loài. Các con non sinh ra trần trụi, không răng, mù và yếu ớt. Ở phần lớn các loài chỉ có con mẹ chăm sóc con non. Chúng được cho bú tới khoảng 6-10 tuần tuổi và thuần thục sinh lý vào cuối năm thứ nhất. Các loài sinh sống trên mặt đất nói chung có tính cộng đồng, thường sinh sống thành bầy, nhưng các loài sống trên cây thì phần lớn là đơn độc.


    Nếu tổ bị các loài ăn thịt đe doạ gây nguy hiểm hay bị con người tạo ra xáo trộn ở vị trí làm tổ, Sóc mẹ sẽ nhanh chong di chuyển các con đến vị trí an toàn, sau đó sẽ làm lại thêm 1 cái tổ ở vị trái khác.

    Tập tính ăn uống và sinh sản của sóc
    Tập tính ăn uống và sinh sản của sóc
    Tập tính ăn uống và sinh sản của sóc
    Tập tính ăn uống và sinh sản của sóc
  6. Sóc Glaucomys volans là loài không cánh, nhưng có thể bay lượn được, chúng lướt đi trong không khí như những tàu lượn một cách tài tình. Nhưng rất hiếm khi ta có thể thấy được cảnh ngoạn mục ấy, vì sóc bay chỉ hoạt động nhanh nhạy vào ban đêm.

    Ban ngày, sóc bay ẩn mình dưới hang hay trong tổ trên cây. Thỉnh thoảng, chúng chiếm luôn tổ của sóc cây, chim gõ kiến, hay những loại chim khác để làm "cơ ngơi" cho riêng mình. Bên trong tổ, sóc bay biết dùng vỏ cây mềm, rêu, địa y và lông làm thành một cái nệm êm ái nằm.


    Đối với loại sóc Glaucomys volans này, mùa giao phối diễn ra từ tháng hai đến tháng ba. Sau giai đoạn mang thai khoảng 40 ngày, con cái có thể cho chào đời một lứa từ 2 đến 6 con non trong cái tổ ấm áp. Sóc non bú mẹ trong 10 tuần và phải đạt đến một độ lớn nhất định mới có thể bay lượn từ cây này sang cây khác.


    Con đực trưởng thành có chiều dài thân mình trung bình khoảng 25cm, đuôi dài khoảng 12cm, cân nặng khoảng 79gam. Loại sóc bay chỉ trong một lần lượn đi đã có thể bay xa đến 90m, "cánh lượn" chỉ là màng da. Khi bay chúng vươn ra tất cả 4 chi để nhảy, mở rộng màng bay của mình (màng da nối liền từ cổ đến mắt cá chân). Thông thường, sóc bay lục lọi trên ngọn cây để tìm trái cây, vỏ cây, địa y, nấm. Chúng chỉ bay tuốt ra không khí khi nào có con cú hay động vật săn thịt nào khác xuất hiện, đe dọa chúng.


    Sóc bay còn biết ăn cả côn trùng, trứng chim và những động vật nhỏ. Nếu không đang nuôi con, chúng thường sống riêng một mình trong một tổ. Tuy vậy, rất nhiều sóc bay thường tụ tập đông đúc trong một khu vực có thức ăn dồi dào. Vào mùa thu, chúng biết lưu trữ thức ăn trong bọng cây để dùng cho mùa đông. Khi mùa đông tới, tuy chúng không ngủ đông nhưng chúng lại trở nên kém lanh lợi hơn.

    Loại sóc bay có thể bay xa đến 90m
    Loại sóc bay có thể bay xa đến 90m
    Loại sóc bay có thể bay xa đến 90m
    Loại sóc bay có thể bay xa đến 90m
  7. Một nhà nghiên cứu củaViện Đại học UC Davis đã phát hiện một thông tin thú vị: Sóc dùng da đã lột của rắn để đánh lừa kẻ thù của nó. Theo một nghiên cứu mới đây của UC Davis, sóc đất và sóc đá California biết cách che mắt kẻ thù một cách khéo léo nhờ nhai da rắn chuông rồi bôi lên lông của chúng.


    Barbara Clucas, sinh viên đã tốt nghiệp UC Davis khoa hành vi động vât học, đã tiến hành quan sát những “anh chàng Trương Ba” sóc đất và sóc đá khi chúng tự tạo cho mình mùi của rắn bằng cách nhặt những mẩu da rắn đã khô, nhai nát rồi bôi lên lông của chúng.


    Clucas cho biết, sóc cái trưởng thành và các con non thường áp dụng chiêu này nhiều hơn sóc đực trưởng thành vì rắn rất khó “bắt nạt” được những con sóc đực trưởng thành đầy “kinh nghiệm”. Mùi của rắn giúp sóc che giấu mùi thực sự của chúng, đặc biệt vào những lúc chúng ngủ khi đêm xuống hoặc để nói lên rằng: “Này này, có rắn trong hang đấy nhé”.


    Sóc không chỉ sử dụng da khô của rắn, chúng còn lấy mùi từ đất đá hoặc những nơi rắn từng nghỉ lại rồi dùng những thứ ấy để tạo mùi. Các loài gặm nhấm khác cũng có những hành vi tương tự. Việc sóc sử dụng mùi của rắn là một trong những phương pháp phòng vệ đáng khôn ngoan với đối thủ rắn chuông. Sóc có thể làm nóng đuôi để phát tín hiệu cảnh báo đến rắn chuông – loài có thể nhìn thấy nhờ hồng ngoại, đánh giá mức độ nguy hiểm của con rắn qua âm thanh nó phát ra, và thể hiện thái độ cương quyết để ngăn chặn con rắn tấn công.

    Sóc dùng da đã lột của rắn để đánh lừa kẻ thù
    Sóc dùng da đã lột của rắn để đánh lừa kẻ thù
    Sóc dùng da đã lột của rắn để đánh lừa kẻ thù
    Sóc dùng da đã lột của rắn để đánh lừa kẻ thù
  8. Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh, Sóc đỏ sẽ tuyệt chủng trong vòng 20 năm nữa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại ĐH Oxford, số lượng Sóc đỏ đã giảm hơn 50% trong vòng 50 năm qua do sự phát triển mạnh mẽ của đô thị, nỗ lực bảo tồn của chính phủ thất bại và cuộc chiến giữa Sóc đỏ với Sóc Xám và chỉ 20 năm nữa chúng ta sẽ không còn được nhìn thấy chúng.


    Sóc đỏ hay còn gọi là Sóc Á-Âu là động vật ăn tạp, sống trên cây, thuộc chi Sciurus. Sóc có chiều dài cơ thể từ 19-23cm, nặng khoảng 250-340g.


    Ngoài Sóc đỏ, Nhím Âu, Chuột nưa sóc, thỏ rừng, mèo rừng cũng nằm trong danh sách bị đe dọa trong đó số lượng cá thể Nhím Âu đang sụt giảm nghiêm trọng từ 30 triệu cá thể những năm 1950 nay còn 15 triệu, theo báo cáo của Hiệp Hội bảo tồn Động vật Hoang dã của trường ĐH Oxford.


    Mặc dù nhiều động vật có vú của Anh đã giảm đáng kể trong 25 năm qua song một số loài khác đã ổn định thậm chí còn tăng lên trong thập kỷ qua như chuột đồng, rái cá...

    Sóc đỏ sắp tuyệt chủng
    Sóc đỏ sắp tuyệt chủng
    Sóc đỏ sắp tuyệt chủng
    Sóc đỏ sắp tuyệt chủng
  9. Như với loài thú săn hoang dã khác, việc tiêu thụ của con sóc đã được tiếp xúc với nồng độ ô nhiễm cao hoặc chất thải độc hại gây ra nguy cơ sức khỏe cho con người. Năm 2007 trong cộng đồng New Jersey của Ringwood, Vụ New Jersey của Sở Y tế đã ban hành một cảnh báo cho bất cứ ai ăn sóc (đặc biệt là cho trẻ em và phụ nữ mang thai) để hạn chế tiêu thụ sau khi một con sóc nhiễm chì bị ô nhiễm đã được tìm thấy gần bãi rác Ringwood Mines.


    Chất thải độc hại đã được bán phá giá bất hợp pháp tại vị trí này trong nhiều năm, trước khi chính quyền đàn áp về thực hành này trong năm 1980. Việc săn và ăn uống của con sóc được coi là một trong những truyền thống lâu đời của nhiều người da đỏ bản địa.


    Năm 1997, các bác sĩ ở Kentucky đã cảnh báo về mối nguy hiểm có thể từ ăn não sóc, được coi là một món ăn dân gian trong khu vực. Trong phần phía tây của các bang, các bác sĩ phát hiện một tỷ lệ rất cao của bệnh Creutzfeldt-Jakob, một rối loạn hiếm thấy nhưng nghiêm trọng gây mất trí nhớ và cuối chùng là dẫn đến cái chết. Cái gọi là "bệnh sóc điên" có thể khó khăn để phân biệt với các hành vi thông thường của con sóc, nhưng có thể là phổ biến hơn ở những động vật bị chà chết trên đường. Một số người ăn sóc có các nghi lễ đặc biệt để chuẩn bị và ăn não, trong khi những người khác tránh ăn nó hoàn toàn.

    Sóc cũng có độc
    Sóc cũng có độc
    Sóc cũng có độc
    Sóc cũng có độc
  10. Tẩm thuốc ngừa thai vào hạt là cách mà các nhà khoa học Mỹ muốn áp dụng để giảm tốc độ sinh sôi chóng mặt của sóc xám, một loài động vật gặm nhấm có thói quen phá hoại cây cối và hoa màu.


    Do mùa đông ngày càng trở nên ấm hơn và hạt hạch trở nên dồi dào hơn, người dân tại nhiều bang của Mỹ đang chứng kiến sự bùng nổ về số lượng của sóc xám. Tuy sở hữu ngoại hình đáng yêu, nhưng sóc xám thực sự là những kẻ phá hoại đáng sợ. Chúng tàn phá cây lương thực trong các nông trại, cắn dây điện, tước vỏ cây.


    Để ngăn chặn sự bùng nổ số lượng của sóc xám, kiểm soát hoạt động sinh sản của chúng là giải pháp tối ưu nhất. Nhưng chắc chắn sóc xám sẽ không tự nguyện uống thuốc ngừa thai. Ngay cả khi chúng sẵn sàng uống thuốc ngừa thai thì những loại thuốc ngừa thai hiện nay cũng quá to so với họng của chúng.


    Các nhà khoa học có hai lựa chọn. Họ có thể dùng vắc-xin để ngăn chặn quá trình sản xuất hoóc môn dục tính của sóc, hoặc giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể chúng. Cholesterol là chất tạo nên những hoóc môn dục tính. Ưu điểm lớn của biện pháp tiêm vắc-xin là một mũi tiêm có thể phát huy tác dụng và tác dụng ấy kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, việc bắt và tiêm thuốc cho sóc là điều vô cùng khó khăn.


    Trước khi đề xuất ý tưởng dùng DiazaCon, nhóm chuyên gia đã nghiên cứu tác dụng của nó đối với sóc xám trong gần 10 năm. Họ mất hơn 100 cây vì thói quen tước vỏ cây của sóc và chi hơn một triệu USD cho việc trồng, chăm sóc và đốn cây chết vì sóc. Các khoa học bắt đầu tẩm thuốc DiazaCon vào hạt hướng dương đen - một trong những món ăn khoái khẩu của sóc xám - tại 16 vị trí mà sóc thường xuất hiện trong khuôn viên Đại học Clemson.


    Những hạt hướng dương đen bị tẩm thuốc nên chuyển sang màu hồng, song lũ sóc không quan tâm. Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục ném hạt hướng dương đen bị tẩm thuốc trong năm sau. Trong quá trình đó họ sẽ theo dõi hành vi, hoạt động sinh sản của sóc xám để đánh giá tác dụng của thuốc DiazaCon. Họ cũng tìm hiểu xem thuốc gây nên tác dụng phụ ở sóc và những động vật săn mồi ăn chúng hay không.

    Ngừa thai cho sóc xám
    Ngừa thai cho sóc xám
    Ngừa thai cho sóc xám
    Ngừa thai cho sóc xám
  11. Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam bao gồm các loài động vật có trong Sách đỏ Việt Nam dưới các mức độ đe dọa khác nhau. Trong số đó là các loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thế giới như. Dưới đây là những loài sóc đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.


    Sóc bay lông tai: Sóc bay lông tai, tên khoa học Belomys pearsonii, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Gray mô tả năm 1842.


    Sóc bay nhỏ: Sóc bay nhỏ, còn gọi là sóc bay Đông Dương, sóc bay Phayre, tên khoa học Hylopetes phayrei, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm, phân bố ở Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, và Việt Nam. Loài này được Blyth mô tả năm 1859.


    Sóc bay sao: Sóc bay sao (Petaurista elegans) là loài động vật gặm nhấm thuộc họ Sóc. Loài này phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Nepal và Việt Nam.


    Sóc lớn đen: Sóc lớn đen, tên khoa học Ratufa bicolor, là một loài sóc cây trong chi Ratufa. Nó được tìm thấy trong các khu rừng ở miền Bắc Bangladesh, phía đông bắc Ấn Độ, phía đông Nepal, Bhutan, miền nam Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Việt Nam và phía tây Indonesia.


    Sóc đỏ: Sóc đỏ hoặc Sóc đỏ Á-Âu, tên khoa học Sciurus vulgaris, là một loài sóc cây trong chi Sciurus, họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Chúng là một loài động vật gặm nhấm sống trên cây ăn tạp, phổ biến khắp Âu-Á. Tại Đại Anh và Ireland, số đã giảm mạnh trong những năm gần đây, một phần vì sự du nhập của sóc xám miền Đông (Sciurus carolinensis) từ Bắc Mỹ. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng số lượng loài sóc đỏ đang giảm đi nhanh chóng

    Top 5 loài sóc đang có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ Việt Nam
    Top 5 loài sóc đang có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ Việt Nam
    Top 5 loài sóc đang có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ Việt Nam
    Top 5 loài sóc đang có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ Việt Nam
  12. Những điều thú vị về loài sóc:

    • Trong tiếng Hy Lạp, từ “ Sóc ” có nghĩa là “chiếc đuôi bóng tối”.
    • Hành vi tiêu biểu nhất của sóc là tích trữ các loại hạt và quả sồi cho mùa đông. Đây thực sự là điều cần thiết vì loài Sóc không ngủ đông.
    • Chân sau của sóc có các khớp mềm dẻo, điều này cho phép chúng có khả năng trèo lên và trèo xuống cây rất nhanh.
    • Một con sóc đực có thể ngửi được mùi của sóc cái từ cách đó 1 dặm (1,6 km).
    • Mùa giao phối của Sóc bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5 và mang thai trong 44 ngày. Mỗi lứa, Sóc mẹ sẽ đẻ từ 2 – 4 con Sóc non.
    • Chân trước của sóc có 4 ngón cực kỳ cực sắc nhọn được sử dụng để bám chặt vào vỏ cây mỗi khi chúng leo trèo. Mỗi bàn chân của chúng cũng có năm ngón chân riêng biệt.
    • Ngoài việc cư trú chủ yếu ở miền Đông nước Mỹ, Sóc xám miền Đông còn có thể được tìm thấy ở nhiều tiểu bang phương Tây, Vương quốc Anh, Ireland và Nam Phi.
    • Với 285 loài đa dạng, Sóc có thể được tìm thấy ở mọi lục địa ngoại trừ Nam Cực và Úc.
    • Những con Sóc có thể tiêu thụ lượng thức ăn bằng với trọng lượng cơ thể chúng mỗi tuần, tương đương khoảng 1,5 pound (0.8kg).
    • Những con sóc có thể rơi từ độ cao 30 mét mà không hề bị làm sao.
    • Khi nhảy lên hoặc ngã từ trên cao, sóc sẽ sử dụng đuôi của chúng để giữ thăng bằng và dùng nó như một chiếc dù!
    • Sóc đất Bắc cực (một loài sóc đất có nguồn gốc từ Bắc cực) là loài động vật có vú duy nhất có thể chống lại việc đóng băng trong khi ngủ đông.
    • Mắt của sóc được đặt ở ngang tầm đầu cho phép chúng có thể nhìn thấy những thứ đằng sau lưng.
    • Vào năm 2007, Iran tuyên bố 14 con Sóc được tìm thấy ở gần biên giới quốc gia này, thực chất chúng là Sóc gián điệp.
    • Trong năm 2013, các nhà chức trách đã đóng cửa khu cắm trại ở Rừng quốc gia Los Angeles khi họ tìm thấy một con sóc bị nhiễm bệnh sống ở đó. Con sóc nhiễm bệnh đó đã giết chết một cậu bé 15 tuổi đến từ Kyrgyzstan khi cậu bé cố gắng chộp lấy nó. Hơn 100 người phải cách ly vì bị nghi đã tiếp xúc với con sóc nhiễm bệnh này
    • Sóc là loài động vật cực kì vật thông minh và có thể học được cách di chuyển qua rất nhiều trở ngại để tìm ra con đường ngắn nhất dẫn tới nơi có thức ăn. Chúng cũng khá giỏi trong việc tìm những lối đi tắt.
    • Sóc có thể nhảy xa tới 20 feet (6m). Chúng có hai bàn chân sau dài và chắc khỏe kết hợp nhịp nhàng với hai chân trước ngắn để thực hiện những cú nhảy vọt.
    • Trong bộ phim làm lại “ Charlie và nhà máy Socola ” năm 2005, phân cảnh những chú sóc nhặt hạt dẻ không phải do công nghệ CGI mà thực chất là những chú sóc thật. Chúng đã được đào tạo chuyên nghiệp bởi Nhà huấn luyện động vật Michael Alexander, đội của ông đã dành 19 tuần để huấn luyện những con sóc cho phân cảnh này.
    • Năm 1963, thành phố Longview, Washington có một cây cầu được đặt tên là Nutty Narrows. Cây cầu dài 18 mét (60 ft) này đã biến thị trấn thành thủ đô của những người yêu thích sóc tại Mỹ. Cầu Longview thường tổ chức Lễ hội Sóc vào tháng 8 hàng năm.
    • Sóc được chứng minh là có thể chạy ở vận tốc 30km/h. Tuy nhiên, hầu hết các chú sóc đều chỉ chạy được một nửa tốc độ như vậy.
    Những điều thú vị về loài sóc
    Những điều thú vị về loài sóc
    Những điều thú vị về loài sóc
    Những điều thú vị về loài sóc

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy