Bạch tuộc nhẫn xanh
Bạch tuộc nhẫn xanh sống chủ yếu tại vùng biển Thái Bình Dương. Thân hình chúng nhỏ nhắn với đường kính khoảng 20 cm và màu sắc đẹp mắt nhưng chúng lại là loài nguy hiểm nhất hành tinh. Chỉ với 25g nọc độc của bạch tuộc nhẫn xanh có thể làm tê liệt toàn thân 10 người và chúng có 2 nọc độc cực mạnh dùng để phòng thủ cũng như săn mồi. Con người rất khó phát hiện ra nếu bị chúng cắn bởi vết cắn của chúng không hề đau đớn. Sau vết cắn chỉ vài phút, nạn nhân sẽ cảm thấy tê liệt, buồn nôn, khó nuốt và có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
Mang trong mình chất độc thần kinh tetrodotoxin (TTX) ở tuyến nước bọt, bạch tuộc đốm xanh là mối đe dọa thật sự đối với con người, đặc biệt là những ngư dân mỗi ngày dùng tay không để cầm nắm hải sản. TTX là chất độc thần kinh mạnh, khi đi vào máu sẽ ngăn chặn sự di chuyển của các ion natri của tế bào thần kinh. Thông thường sau khi bị loài bạch tuộc này cắn chừng 1 đến 5 phút sẽ xuất hiện triệu chứng nhiễm độc. Ngoài ra con người có thể bị ngộ độc do lầm tưởng bạch tuộc đốm xanh là bạch tuộc thường nên dùng chúng để chế biến các món ăn. Trường hợp ngộ độc qua đường tiêu hóa, các triệu chứng ngộ độc có thể khởi phát từ 10 đến 20 phút sau khi ăn.