Top 11 Loài động vật có nọc độc nhất hành tinh

Dương Thị Khánh Ly 9518 0 Báo lỗi

Trong cuộc sống thiên nhiên hoang dã, có rất nhiều loài động vật được ông trời ưu đãi và ban tặng cho chúng một loại độc tố để chúng có thể săn mồi cũng như ... xem thêm...

  1. Tính tới thời điểm này, sứa hộp là loài động vật có nọc độc mạnh nhất mà con người từng biết đến. Chúng sinh sống chủ yếu ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mỗi năm, chúng cướp đi sinh mạng của hàng trăm người. Chúng có 15 xúc tu dài 3 m với 5.000 kim siêu nhỏ trên mỗi xúc tu, nó sẽ khiến cho những ai động vào nó mất mạng. Chất độc của chúng sẽ tấn công vào tim, hệ thống thần kinh và tế bào da một cách rất nhanh chóng. Chính vì vậy, loài sứa hộp này còn được coi là “sát thủ vô hình” của đại dương.


    Từ lâu sứa hộp đã nổi tiếng khi sở hữu những nọc độc mạnh nhất thế giới đủ để làm khiếp sợ và giết chết kẻ thù ngay lập tức. Chính vì vậy, những con mồi của chúng như cá, tôm hay những loài sinh vật biển khác hầu như không có cơ hội để có thể chạy trốn khỏi các xúc tu mềm mại nhưng không kém phần nguy hiểm đó.


    Nọc độc của chúng được xem là một trong số những độc tố nguy hiểm nhất trên thế giới, nó chứa chất độc có thể tấn công vào tim, hệ thống thần kinh và các tế bào da. Nó gây ra những cơn đau cực kỳ kinh khủng, các nạn nhân sẽ bị sốc, chết đuối hoặc chết vì suy tim trước khi kịp lên bờ. Nếu may mắn sống sót, các nạn nhân vẫn có thể phải trải qua những cơn đau nhức dai dẳng trong nhiều tuần liền và thường “vinh dự” được sở hữu những vết sẹo trên cơ thể - nơi mà xúc tu của chúng tiếp xúc vào.

    Sứa hộp
    Sứa hộp
    Sứa hộp (lớp Cubozoa)
    Sứa hộp (lớp Cubozoa)

  2. Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người. Rắn hổ mang chúa được tôn sùng trong nhiều tín ngưỡng văn hóa khác nhau, đặc biệt trong nền văn hóa Hindu giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ.


    Tùy theo môi trường sinh sống mà da rắn hổ mang chúa có màu sắc khác nhau, thông thường rắn sống nơi nhiều ánh sáng, vùng sông suối, ao hồ có da sáng màu. Rắn sống nơi ít ánh sáng, vùng rừng sâu, núi cao, hang động có da tối màu. Da ở phần đầu và lưng có màu sắc biến thiên theo môi trường sống, phạm vi màu sắc từ đen chì, rám nắng, ôliu nâu đến xám nâu, trắng xám. Các vạch kẻ màu trắng hoặc vàng mờ nhạt chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Phần bụng có màu kem hoặc vàng nhạt, vảy mịn. Phần cổ có màu vàng sáng hoặc màu kem.


    Chúng có chiều dài đạt tới 5,5 m và là loài rắn có nọc độc dài nhất thế giới. Rắn hổ mang chúa sinh sống chủ yếu ở các khu rừng ở Châu Á. Theo các nhà khoa học, mỗi vết cắn của rắn hổ mang chúa mang lượng độc có thể giết chết một con voi Châu Phi trong vòng vài giờ và gây tử vong cho 20 người trưởng thành. Chúng bình thường rất hiền lành và tránh xa nơi con người sinh sống nhưng nếu chúng ta xâm phạm lãnh thổ của chúng, rắn hổ mang chúa sẽ không ngần ngại dựng thẳng lên 1,8 m và tấn công chúng ta một cách bất ngờ.

    Rắn hổ mang chúa
    Rắn hổ mang chúa
    Rắn hổ mang chúa (King Cobra)
    Rắn hổ mang chúa (King Cobra)
  3. Bạch tuộc nhẫn xanh sống chủ yếu tại vùng biển Thái Bình Dương. Thân hình chúng nhỏ nhắn với đường kính khoảng 20 cm và màu sắc đẹp mắt nhưng chúng lại là loài nguy hiểm nhất hành tinh. Chỉ với 25g nọc độc của bạch tuộc nhẫn xanh có thể làm tê liệt toàn thân 10 người và chúng có 2 nọc độc cực mạnh dùng để phòng thủ cũng như săn mồi. Con người rất khó phát hiện ra nếu bị chúng cắn bởi vết cắn của chúng không hề đau đớn. Sau vết cắn chỉ vài phút, nạn nhân sẽ cảm thấy tê liệt, buồn nôn, khó nuốt và có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời.


    Mang trong mình chất độc thần kinh tetrodotoxin (TTX) ở tuyến nước bọt, bạch tuộc đốm xanh là mối đe dọa thật sự đối với con người, đặc biệt là những ngư dân mỗi ngày dùng tay không để cầm nắm hải sản. TTX là chất độc thần kinh mạnh, khi đi vào máu sẽ ngăn chặn sự di chuyển của các ion natri của tế bào thần kinh. Thông thường sau khi bị loài bạch tuộc này cắn chừng 1 đến 5 phút sẽ xuất hiện triệu chứng nhiễm độc. Ngoài ra con người có thể bị ngộ độc do lầm tưởng bạch tuộc đốm xanh là bạch tuộc thường nên dùng chúng để chế biến các món ăn. Trường hợp ngộ độc qua đường tiêu hóa, các triệu chứng ngộ độc có thể khởi phát từ 10 đến 20 phút sau khi ăn.

    Bạch tuộc nhẫn xanh
    Bạch tuộc nhẫn xanh
    Bạch tuộc nhẫn xanh
    Bạch tuộc nhẫn xanh
  4. Cá đá còn được gọi là cá mặt quỷ và sinh sống chủ yếu ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Được mệnh danh là “chúa tể nọc độc dưới đại dương”, cá mặt quỷ là một trong những loài cá độc nhất thế giới không trực tiếp tấn công kẻ thù nhưng có thể giết chết cả một người trưởng thành chỉ sau 2 giờ với những chiếc gai chứa đầy nọc độc của mình. Cá mặt quỷ gây ấn tượng bởi thân hình xù xì, lớp da thô ráp, loang lổ khắp mình màu nâu đỏ lẫn màu rêu với nhiều vây sắc nhọn ở sống lưng. Thoạt nhìn, chúng có hình thù giống hệt tảng đá, giúp dễ dàng ẩn dưới cát hoặc ngụy trang trên đá để lẩn trốn kẻ thù.


    Khi vây cá đá đâm vào con người (thường là tay chụp bắt hoặc chân giẫm phải), các tia vây sẽ ngay lập tức đâm sâu 1cm vào thịt nạn nhân, khi đó, độc tố từ dưới gai sẽ phun lên không trung theo tia thẳng đứng, tức vào bên trong cơ thể người, tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và làm cơ trơn của tim ở người sưng to, rối loạn huyết áp, nhịp tim, nhịp thở. Nhẹ thì khiến nạn nhân có cảm giác đau dữ dội kéo dài đến 12 giờ, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, run, nhịp tim bất thường, co giật và liệt. Nặng thì sẽ bị tử vong chỉ sau 2 giờ đồng hồ.

    Cá đá
    Cá đá
    Cá đá (Stone Fish)
    Cá đá (Stone Fish)
  5. Bọ cạp tử thần (Death Stalker) chính là loài bọ cạp được đánh giá là có nọc độc mạnh nhất trong tất cả các loại bọ cạp có mặt trên trái đất này. Người bị cắn sẽ chịu một cơn đau khủng khiếp, sau đó là suy hô hấp, rối loạn nhịp tim...


    Tính đến thời điểm này, Death Stalker là loài bọ cạp có nọc độc mạnh nhất trong tất cả các loài bọ cạp đang sinh sống trên thế giới. Chúng có màu vàng nhạt và sinh sống chủ yếu ở Trung Đông và Bắc Phi. Trong nọc độc của loài này có chứa nhiều độc tố neotrotoxin - một chất độc gây rối loạn thần kinh trung ương, ảnh hưởng trực tiếp lên não cũng như các cơ quan hô hấp, tim mạch. Khi bị loài này cắn, nạn nhân sẽ phải chịu một cơn đau khủng khiếp và có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

    Bọ cạp
    Bọ cạp
    Bọ cạp Death Stalker
    Bọ cạp Death Stalker
  6. Họ cá nóc là loài động vật có xương sống sở hữu nọc độc đáng sợ đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau ếch phi tiêu độc màu vàng. Chúng sinh sống chủ yếu tại vùng biển của những nước Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico và Philippines. Trong gan, thận và đôi khi là ở cả trong da của chúng có chứa một loại độc tố thần kinh cực mạnh có tên là tetrodotoxin, Tuy nhiên ở Nhật Bản và một số nước, loài cá nóc này lại được ưa chuộng và được xem như là một loại đặc sản.


    Cụ thể nọc độc của cá nóc mạnh gấp 1.200 lần so với chất độc xyanua (loại chất cực độc mà chỉ cần 50mg - 200mg xyanua hoặc hít phải 0,2% khí xyanua cũng khiến người trưởng thành chết ngay lập tức). Nọc độc của một con cá nóc có thể giết chết 30 người đàn ông trưởng thành chỉ sau 20 phút đến 24 tiếng sau, chẳng kém gì nọc độc của một con rắn hổ mang chúa.

    Một loại cá nóc
    Một loại cá nóc
    Một loại cá nóc
    Một loại cá nóc
  7. Ếch phi tiêu độc màu vàng là một loài sinh vật rất dễ đánh lừa người khác - mặc dù chỉ nhỏ cỡ 55mm, nhưng lại là sinh vật độc nhất trên Trái đất. Chỉ một con lưỡng cư này thôi cũng chứa đủ nọc độc để giết chết hơn 10 người đàn ông trưởng thành trong vòng 3 phút. Tên của loài này xuất phát từ các thợ săn bản địa Emberá thuộc Colombia, họ đã từng sử dụng ếch để làm ra những phi tiêu chết người.

    Những con ếch màu vàng sáng
    chỉ sống ở vùng rừng nhiệt đới nhỏ trên bờ biển Thái Bình Dương thuộc Colombia, và màu sắc của nó đôi khi có thể thay đổi giữa các màu vàng, cam, hoặc màu xanh lá cây nhạt. Sự quyến rũ bề ngoài của nó là có chủ ý, một chiến thuật gọi là tín hiệu xua đuổi hoặc là màu sắc cảnh báo để xua đuổi kẻ thù tiềm ẩn. Một nghiên cứu năm 2001 của Kyle Summers thuộc Đại học East Carolina ở Greenville chỉ ra rằng những con ếch màu sáng nhất luôn là độc nhất.

    Chỉ tiếp xúc đơn thuần với một con ếch phi tiêu độc vàng thì không gây nguy hiểm chết người, vì các động vật lưỡng cư chỉ sản xuất và bài tiết các chất độc cực mạnh qua da khi nó cảm thấy bị đe dọa. Nhưng nắm giữ nó trong tay vài giây mà không đeo găng tay là tự sát. Da của ếch nhanh chóng bị bao phủ bởi chất độc alkaloid (batrachotoxin) có khả năng "đóng băng" dây thần kinh, ngăn không cho chúng xung truyền. Trong vòng vài phút, nạn nhân trải qua các cơn co thắt cơ bắp không kiểm soát được và cuối cùng là suy tim.

    Ếch phi tiêu độc
    Ếch phi tiêu độc
    Ếch phi tiêu độc (Poison Dart Frog)
    Ếch phi tiêu độc (Poison Dart Frog)
  8. Taipan là loài rắn sở hữu nọc độc độc nhất so với bất kỳ loài rắn sinh sống trên cạn nào trên Trái Đất, còn có tên khác là "rắn hung dữ". Loài rắn dài đến 2,5 mét này được tìm thấy tại những khu vực nội địa tại Australia như bang Queensland, Nam Úc, New South Wales và Bắc Territory. Đây cũng được xem là một loài rắn có nọc độc mạnh nhất trên thế giới bởi vì độc tố trong nọc độc của chúng có thể làm cho 100 người tử vong. Chúng nguy hiểm gấp 200 lần rắn hổ mang thường nhưng chúng lại rất nhút nhát và tránh xa nơi con người đang sinh sống. Cho nên hiện vẫn chưa có thống kê nào cho thấy có con người bị mất mạng vì loài rắn này.


    Ngoài việc sở hữu nọc độc sinh học khủng khiếp nhất trên cạn, Taipan nội địa còn có khả năng thay đổi màu sắc trên da theo mùa. Nó có thể chuyển từ màu nâu đậm sang xanh đậm ô liu hay xanh đen. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, Taipan nội địa có nọc độc độc gấp 50 lần rắn hổ mang thường và 10 lần rắn chuông Mojave. Chỉ một lượng nọc độc bằng 110mg, Taipan nội địa có thể khiến 100 người chết sau 45 phút nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

    Rắn Taipan Inland
    Rắn Taipan Inland
    Rắn Taipan Inland
    Rắn Taipan Inland
  9. Ốc Cone Snail hay còn gọi là ốc nón, ốc cối, có vẻ ngoài chủ yếu là hình nón và con lớn nhất có thể dài đền 23 cm. Chúng hoàn toàn là những loài ăn thịt và săn mồi, thức ăn chủ yếu của chúng là cá loài giun biển, cá nhỏ, động vật thân mềm và thậm chí là cả các loài ốc hình nón khác. Nó có thể tiết ra nọc độc bất cứ lúc nào trong cuộc đời, và loài này luôn sẵn sàng quét sạch mọi sinh vật sống xung quanh nó.


    Loài này có độc tính cực cao, chúng thích ẩn náu trong các rạn san hô, đá và đáy biển cát từ vùng bãi triều đến vùng dưới triều ở đông nam Trung Quốc và các vùng biển nhiệt đới. Cơ thể của chúng chứa hơn 200 hoạt chất dược lý và một giọt nọc độc có thể giết chết 20 người lớn. Cho tới nay đã có ít nhất 100 trường hợp được ghi nhận là tử vong do nọc độc của loài này gây ra và trên thực tế con số này có thể lớn hơn rất nhiều.


    Nọc độc của chúng được cấu tạo bởi một hỗn hợp gọi là peptide conus. Mỗi loài trong số chúng sẽ có một công thức cấu tạo nọc độc riêng. Có hơn 50.000 peptide conus đã được phát hiện, chúng đều là chất độc thần kinh và không một loài động vật có xương sống nào trên hành tinh của chúng ta sở hữu dạng nọc độc này.

    Ốc Cone Snail
    Ốc Cone Snail
    Ốc Cone Snail
    Ốc Cone Snail
  10. Nhện chuối (Phoneutria nigriventer) là một loài nhện lang thang trong họ Ctenidae, là loài nhện độc nhất thế giới. Loài nhện này có nọc độc mạnh và rất hung hăng. Người ta còn gọi chúng là nhện chuối vì chúng đã được tìm thấy chủ yếu ở khu vực rất phát triển cây chuối. Nọc độc của loài nhện này gây ra tác dụng phụ như đau dữ dội, tê liệt cơ bắp hoặc khó thở. Thậm chí, có thể gây ra việc thiếu oxy dẫn tới tử mạng. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong cũng không quá cao, trong 7000 người bị loài nhện này cắn thì chỉ có 10 người bị thiệt mạng.


    Nọc độc của nhện chuối là một hợp chất phức tạp gồm các chất độc, peptide và protein ảnh hưởng đến các kênh ion và các thụ thể hóa học trong các hệ cơ thần kinh cơ thể của nạn nhân. Một trong những phân số độc hại, được chỉ định PhTx-3, có sáu chất gây độc neurotoxic peptide (Tx3-1 đến Tx3-6).

    Thử nghiệm đã chỉ ra rằng Phtx3 và một trong các peptide có tên Tx3-3 hoạt động như các chất ngăn chặn kênh cannxi bằng cách giảm lượng canxi góp phần làm cho glutamate3 và acetylcholine2 phóng thích trong lát vỏ sò não và khớp thần kinh. Nói một cách đơn giản, nọc độc của những con nhện chuối gây rối loạn chức năng não và tàn phá nó.
    Nhện chuối (Phoneutria nigriventer)
    Nhện chuối (Phoneutria nigriventer)
    Nhện chuối (Phoneutria nigriventer)
    Nhện chuối (Phoneutria nigriventer)
  11. Rắn mamba đen (danh pháp hai phần: Dendroaspis polylepis) là một loài rắn độc đặc hữu tại châu Phi hạ Sahara. Tên gọi phổ biến của loài này không bắt nguồn từ màu sắc vảy rắn, mà do màu sắc đen như mực bên trong vòm miệng rắn. Đây là loài rắn độc dài nhất tại lục địa châu Phi, với chiều dài đặc thù có phạm vi từ 2m đến 3m và lên đến 4,3 – 4,5m. Loài này là một trong những loài rắn di chuyển nhanh nhất thế giới, có khả năng di chuyển với tốc độ 11 km/h trên một khoảng cách ngắn.


    Nọc độc của rắn mamba đen chứa độc tính cao, có khả năng gây bất tỉnh ở người trong vòng 45 phút hoặc ít hơn. Nếu không có chất kháng nọc độc hiệu quả để điều trị, tử vong thường xảy ra trong khoảng 7-15 giờ. Nọc độc chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin, đặc biệt chứa dendrotoxin. Rắn mamba đen có khả năng tấn công trong cự ly đáng kể và đôi khi có thể thực hiện một loạt vết cắn nhanh chóng nối tiếp nhau. Mặc dù mang tiếng rất hung hăng, nhưng giống như hầu hết các loài rắn khác, chúng thường cố trốn tránh khỏi con người trừ khi bị đe dọa hoặc bị dồn ép.

    Rắn mamba đen
    Rắn mamba đen
    Rắn mamba đen
    Rắn mamba đen



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy