Bài soạn "Bố cục trong văn bản" số 3

KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

- Văn bản không thể được viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.

- Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí:

Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời , giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.
Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
- Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.


I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
1. Bố cục văn bản

a) Những nội dung trong đơn cần viết theo một trật tự. không thể tùy ý ghi nội dung nào trước. Vì nếu không sắp xếp theo một trật tự thì đơn sẽ không có sự mạch lạc, gây khó hiểu, khó thuyết phục đến người nhận đơn
b) khi xây dựng văn bản cần quan tâm đến bố cục vì bố cục khiến văn bản mạch lạc, được khai triển rõ rang, những ý kiến nội dung cũng được sáng rõ từ đó sẽ gây được thiện cảm, thuyết phục với người đọc hơn

2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản.

a) Hai câu chuyện trên chưa có bố cục. vì các sự kiện trong hai văn bản đều chưa được sắp xếp một cách hợp lí khiến cho nội dung chính cũng bị phai nhạt đi.
b) cách kể chuyện như trên bất lí ở chỗ: nên đảo lộn lại trật tự các câu văn, nên trình bày ếch sống ở đâu trước hoàn cảnh sống của anh như nào, thứ hai là vì hoàn cảnh như thế ếch mới hueeng hoang, vì một trận bão mà ếch đã ra ngoài và bị dẫm bẹp.
c) Nên sắp xếp lại bố cục các câu chuyện trên theo thứ tự có mở bài, thân bài và kết thúc. Mỗi một phần đều liên kết với nhau bằng các câu liên kết chặt chẽ, giới thiệu phần sau.

3. Các phần của bố cục

a)
Mở bài: giới thiệu nội dung đề cập, dẫn dắt người đọc
Thân bài: khai triển nội dung, vấn đề ở mở bài, giải quyết vấn đề đặt ra
Kết bài: sơ lược, khẳng định và nâng cao vấn đề đã trình bày
b) Cần phải phân rõ nhiệm vụ mỗi phần nhằm đảm bảo tình chặt chẽ trong lập luận, thể hiện sự mạch lạc
c) Nói như vậy là sai. Bởi mở bài là giới thiệu vấn đề chứ không phải phần rút gọn của thân bài vầ kết bài không phải là nhắc lại mở bài mà là kết luận rút ra từ phần phân tích ở thân bài.
d) Em không đồng ý vì mở bài để dẫn dắt người đọc đi vào vấn đề, kết luận là chốt lại vấn đề và các bài học rút ra. Cả 3 phần đều quan trọng, nếu thiếu sót hoặc sai lệch một phần sẽ khiến không tạo ra văn bản hoàn chỉnh hợp lí.

II. Luyện tập
Câu 1 trang 30 SGK ngữ văn 7 tập 1:

Những ví dụ thực tế: cuộc thi hùng biện, viết đơn đề đạt nguyện vọng tham gia câu lạc bộ, đề bạt nguyện vọng lên cấp trên…

Câu 2 trang 30 SGK ngữ văn 7 tập 1:

Mở bài (từ đầu…khóc nhiều): mở đầu bằng việc mẹ của Thành và Thủy bắt hai anh em chia đồ chơi
Thân bài: dừng lại kể về quá khứ rồi quay lại hiện tại kể về cuộc chia tay đầy nước mắt của Thủy và cô giáo, bạn bè và Thành.
Kết bài : kết thúc bằng cảnh Thành mếu máo nhìn em trèo lên xe và chiếc xe rồ máy, phóng đi mất hút.
=> bố cục này rất mạch lạc và hợp lí. Tuy nhiên ta vẫn có thể thay đổi bố cục khác, miễn sao vẫn đảm bảo được nội dung và hấp dẫn

Câu 3 trang 30 SGK ngữ văn 7 tập 1:

Bố cục trên đã hợp lí. Vì đã có đủ các phần cơ bản, cần thiết trong một văn bản. Cần chú ý đến nội dung của từng phần sao cho đảm bảo, hợp lí.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy