Bài soạn "Bố cục trong văn bản" số 6

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Văn bản không thể viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí:
Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời, giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.
Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm có ba phần: mở bài, thân bài, kết luận.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 30 – SGK) Tìm những ví dụ thực tế để chứng tỏ rằng: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ có hiệu quả thuyết phục cao. Ngược lại, nếu không biết sắp xếp các ý cho hợp lí thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ không hiểu được, không tiếp nhận được.

Bài làm:
Ví dụ như khi là bài văn kể về kỉ niệm ngày khai giảng đầu tiên, chúng ta cần kể theo trình tự sau:
Buổi sáng em dậy sớm và vệ sinh cá nhân.
Em mặc bộ váy mới màu trắng tinh tươm và khoác cặp sách lên vai
Em cùng mẹ đi qua con phố quen thuộc để bước đến trường
Ngôi trường được trang hoàng rất đẹp đẽ, các bạn học sinh đều rất phấn khởi
Buổi lễ được diễn ra rất trang trọng, cô hiệu trưởng lên phát biểu
Tiếng trống khai giảng bắt đầu, các bạn học sinh vào lớp học tiết học đầu tiên
Nếu chúng ta đảo lộn vị trí trên, người đọc sẽ không hiểu và không tiếp nhận được.

Câu 2 (Trang 30 – SGK
) Hãy ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Bố cục ấy, theo em, đã rành mạch và hợp lí chưa? Có thể kể lại câu chuyện ấy theo một bố cục khác được không?
Bài làm:
Bố cục của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là một bố cục khá hoàn chỉnh, hợp lí và rành mạch vì giữa các phần, các đoạn văn có sự thống nhất khá chặt chẽ. Chính điều đó đã giúp cho người đọc tiếp nhận tác phẩm một cách dễ dàng. Bố cục đó được thể hiện như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến "hiếu thảo như vậy": cảnh hai anh em chia đồ chơi
Đoạn 2: Đoạn tiếp theo đến trùm lên cảnh vật": Thủy chia tay lớp học
Đoạn 3: Đoạn còn lại: hai anh em chia tay nhau
Trên đây không phải là bố cục duy nhất của văn bản, do đó có thể kể lại câu chuyện theo một bố cục khác miễn là phải tuân theo bố cục rành mạch và hợp lí.

Câu 3 (Trang 30 – SGK)
Có một bạn được phân công báo cáo kinh nghiệm học tập tại Hội nghị học tốt của trường. Bạn ấy dự định viết bản báo cáo theo một bố cục ba phần.(I) Mở bài: Chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn tham dự Hội nghị.(II) Thân bài:(1) Nêu rõ bản thân đã học thế nào trên lớp.(2) Nêu rõ bản thân đã học thế nào ở nhà.(3) Nêu rõ bản thân đã học thế nào trong cuộc sống.(4) Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân.(III) Kết bài: Chúc Hội nghị thành công.Bố cục trên đó đã rành mạch và hợp lí chưa? Vì sao? Theo em có thế bổ sung thêm điều gì?
Bài làm:
Một báo cáo kinh nghiệm học tập của học sinh được bố cục thành ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài là hợp lí. Vấn đề ở chỗ phải xem xét nội dung của từng phần có hợp lí hay không.
Phần Mở bài: sau lời chào mừng, phải thêm vào lời dẫn cho nội dung sẽ được báo cáo.
Phần Thân bài: các mục (1) (2) (3) ở phần thân bài chưa trình bày kinh nghiệm mà mới chì dừng lại kế về việc học tôt. Và phần (4) lại không nói về kinh nghiệm học tập. Để bố cục trở nên hợp lí và rành mạch cần bổ sung bằng việc báo cáo kết quả học tập, như thế liên kết của thân bài sẽ chặt chẽ, tăng thêm sức thuyết phục.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy