Bài soạn "Cô Tô" số 5

1. Tác giả

- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.

- Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi... - Năm 1941, ông bị bắt giam và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.

- Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới với sở trường về tùy bút và ký

- Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.

- Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập tùy bút Sông Đà (1960) là kết quả chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Ông chủ trương chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ, độc đáo.

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện, được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt.


2. Tác phẩm

- Cô Tô được Nguyễn Tuân viết trong một chuyến đi thăm đảo cô Tô năm 1976. Thể loại : kí.

- Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên và con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn cảm nhận được khi có cơ hội đến thăm.

- Bố cục bài văn: 3 phần

+ Phần 1: (từ đầu đến "...theo mùa sóng ở đây"): Quang cảnh Cô Tô sau cơn bão.

+ Phần 2: (tiếp theo đến "...trong đất liền"): Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.

+ Phần 3: (còn lại): Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.


Đọc - hiểu văn bản

1 - Trang 91 SGK

Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

Trả lời:

Đoạn văn có thể chia thành 3 đoạn:

– Phần 1 (từ đầu đến theo mùa sóng ở đây): Cảnh đẹp Cô Tô sau khi bão đi qua

– Phần 2 (tiếp đến là là nhịp cánh…): Cảnh tráng lệ, hùng vĩ của Cô Tô buổi bình minh

– Phần 3 (còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.


2 - Trang 91 SGK

Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài.

Trả lời:

Những từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô sau khi trận bão đi qua:

+ Một ngày trong trẻo, sáng sủa

+ Cây thêm xanh mượt

+ Nước biển lam biếc đậm đà hơn

+ Cát lại vàng giòn hơn

+ Lưới nặng mẻ cá giã đôi

– Các tính từ miêu tả màu sắc, ánh sáng: trong trẻo, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn

– Nổi bật các hình ảnh: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát khiến khung cảnh Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.

=> Tác giả cảm nhận vẻ đẹp Cô Tô sau ngày bão hoàn toàn tinh khiết, lắng đọng.


3 - Trang 91 SGK

Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển (từ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu đến Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh) là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả dùng ở đây.

Trả lời:

Hình ảnh mặt trời mọc trên biển là bức tranh đẹp, được tác giả thể hiện qua từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và hình ảnh so sánh:

+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi

+ Mặt trời nhú lên dần dần

+ Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

+ Quả trứng hồng hào… nước biển ửng hồng

+ Y như một mâm lễ phẩm

– Tác giả sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, lối so sánh thật rực rỡ, tráng lệ.

=> Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.


4 - Trang 91 SGK

Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?

Trả lời:

Cảnh người dân sinh hoạt và lao động được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh:

– Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ

– Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp…

– Thùng, cong và gánh nối tiếp đi đi về về.

=> Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.

– Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con… lũ con hiền lành.

=> Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.


Luyện tập

1 - Trang 91 SGK

Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em đã quan sát được.

Trả lời:

Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc:

Từ phía chân trời, ông mặt trời từ từ hiện lên làm bừng sáng lên cả một vùng trời tạo nên một khung cảnh bình minh trên biển đẹp không tả xiết. Từng tia nắng vàng nhạt e thẹn chui qua từng tán mây kia rồi chiếu xuống mặt nước biệt, trên cả những ngọt sóng dập dờn của buổi sáng sớm tinh mơ. Những ánh nắng lấp lánh phản chiếu như những viên ngọc trai đầy màu sắc báo hiệu một ngày mới lại bắt đầu, xa xa có thể nhìn thấy những chiếc thuyền đánh cá chuẩn bị về bờ. Một bức tranh thật là tuyệt vời biết bao.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 6 Bài soạn "Cô Tô" của Nguyễn Tuân lớp 6 hay nhất

  1. top 1 Bài soạn "Cô Tô" số 1
  2. top 2 Bài soạn "Cô Tô" số 2
  3. top 3 Bài soạn "Cô Tô" số 3
  4. top 4 Bài soạn "Cô Tô" số 4
  5. top 5 Bài soạn "Cô Tô" số 5
  6. top 6 Bài soạn "Cô Tô" số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy