Bài soạn "Cô Tô" số 6
I. Tìm hiểu chung vè bài Cô Tô
1. Tác giả
Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông nổi tiếng với thẻ loại tùy bút và ký. Những tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện một phong cách độc đáo, tài hoa và am hiểu về nhiều lĩnh vực trong đời sống.
Chúng ta có thể biết tới những tác phẩm nổi tiếng của ông như: Ngọn đèn dầu lạc, Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Tùy bút,…
2. Tác phẩm
Kí là một thể loại văn học trung gian,giao nhau giữa báo chí và văn học, chủ yếu là văn xuôi tự sự.
Cô Tô là một tác phẩm được trích trong bài Ký Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân.
II. Hướng dẫn soạn bài Cô Tô
1. Câu 1 trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Bố cục của bài văn Cô Tô là:
Đoạn 1: Đoạn 1 từ đầu đến “theo mùa song ở đây”: Vẻ đẹp của Cô Tô sau cơn mưa bão
Đoạn 2: Tiếp theo …… “là là nhịp cánh”: Vẻ đẹp của Cô Tô lúc sáng sớm khi mặt trời mọc trên biển được tác giả quan sát
Đoạn 3: Còn lại. Tác giả miêu tả sinh hoạt của vùng đất Cô Tô vào lúc sáng sớm.
2. Câu 2 trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Sau trận bão đi qua đi qua, vẻ đẹp trong sáng của Cô Tô được tác giả miêu tả qua những chi tiết như sau
Cả không gian trở nên trong trẻo, sáng sủa
Cây thêm xanh mượt
Nước biển Cô Tô lam biếc, đậm đà
Cát vàng giòn
Lưới nặng mẻ cá giã đôi
Những từ ngữ, hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy được tác giả sử dụng trong đoạn đầu bài là: trong trẻo, lam biếc, vàng giòn, xanh mượt
3. Câu 3 trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Những từ chỉ hình dáng, mầu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ lúc mặt trời mọc trên biển
Chân trời, ngấn bể, hết mây bụi
Mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời mầu ngọc trai nước biển hửng hồng, y như một mâm lễ phẩm.
Qua những hình ảnh so sánh mà tác giả sử dụng ta có thể nhận thấy vẻ đẹp hung vĩ, tươi sáng, tràn đầy sinh lực của Cô Tô
4. Câu 4 trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được tác giả miêu tả qua những chi tiết như sau:
Quanh cái giéng nước ngọt: Mọi hoạt động của người dân được tác giả miêu tả tập trung quanh cái giếng, gách, múc, để tắm, để uống.
Chỗ bãi đá ba nhiêu thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp. Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
Vẻ đẹp của con người nơi đây là vẻ đẹp lao động. Đó là khung cảnh sinh hoạt bình dị sau bão. Con người sống chan hòa với thiên nhiên.
III. Luyện tập bài Cô Tô
1. Câu 1 trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trong tác phẩm Cô Tô
Bình minh trên biển mang trong mình tất cả vẻ đẹp của sự tinh khôi, trong trẻo của trời đất. Phóng tầm mắt ra xa, nước bốn bề mênh mông một màu xanh lục, những con sóng nhẹ nhàng vỗ vào bờ cát mơn man. Mặt trời tròn vành vạnh từ từ nhô mình lên khỏi mặt biển còn đang ngái ngủ, làm lóng lánh cả một vùng nước bạc. Trong ánh nắng dịu dàng buổi sớm mai, những làn hơi sương mỏng trên mặt biển dần tan ra, lộ rõ vẻ đẹp tinh khôi của biển. Xa xa thấp thoáng bóng những cánh chim hải âu nô đùa trên những con sóng biếc… Một bức tranh thiên nhiên mang trong mình vẻ đẹp trong trẻo của sự toàn mĩ.
2. Câu 2 trang 91 SGK lớp 6 tập 2
Học sinh chép và học thuộc lòng đoạn văn sau: “Mặt trời nhú lên dần dần” …… “ Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh)