Top 6 Bài soạn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" lớp 6 hay nhất
Truyện ngụ ngôn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" là truyện kể về những hành đông sai lầm của Chân, Tay, Tai, Mắt. Vì sự ganh tị mà họ đã bảo nhau không chịu làm ... xem thêm...việc để lão Miệng tự kiếm ăn. Nhưng họ lại không hiểu được những sai lầm đã gây ra khiến cho tất cả đều mệt rã rời và cuối cùng phải quay lại làm hòa với Miệng để khỏi mệt nhọc. Hiểu được tất cả mọi việc họ đã quay laị làm việc như ban đầu, và mọi thành viên lại sống với nhau hòa thuận như xưa. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn mà Toplist đã tổng hợp được trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nội dung tiết học.
-
Bài soạn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" số 1
I. Đôi nét về tác phẩm: Chân, tay, tai, mắt, miệng
1. Tóm tắt
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt, công việc lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau.
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “cả bọn kéo nhau về”): Chân, tay, tai, mắt so bì, tị nạnh với lão miệng
- Phần 2 (tiếp đó đến “họp nhau lại để bàn”): Hậu quả của việc suy nghĩ, quyết định sai
- Phần 3 (còn lại): Cách sửa chữa hậu quả
3. Giá trị nội dung
Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miêng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau
4. Giá trị nghệ thuật
- Cách kể chuyện ý vị với ngụ ý sâu sắc
- Mượn chuyện các bộ phận cơ thể con người để khuyên nhủ, răn dạy con ngườiHướng dẫn soạn bài
Câu 1 (Trang 116 sgk ngữ văn tập 1)
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì:
- Họ nhận thấy họ phải làm việc nhọc nhằn quanh năm, còn lão Miệng thì chẳng làm gì, chỉ ngồi ăn không
- Lập luận này xuất phát từ việc nhận định phiến diện bên ngoài: mắt nhìn, tay làm, chân đi, tai nghe, đều phục vụ cho lão miệng hưởng thụ.
Câu 2 (Trang 116 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người:
+ Có thể coi cả cơ thể như một tổ chức, cộng đồng, các bộ phận chính là từng cá thể riêng lẻ trong tổ chức, cộng đồng.
- Mỗi cá nhân không thể tồn tại tách biệt khỏi mối quan hệ với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.
- Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
Luyện tập
- Định nghĩa truyện ngụ ngôn: Xem chú thích (*) SGK – trang 100.
- Các truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
-
Bài soạn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" số 2
Trả lời câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
Lời giải chi tiết:
- Cô Mắt, Cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì đến một ngày nọ, họ nhận thấy rằng họ phải "làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không'.
- Lập luận này xuất phát từ việc nhận định phiến diện bên ngoài: mắt nhìn, tay làm, chân đi, tai nghe, đều phục vụ cho lão miệng hưởng thụ.
Trả lời câu 2 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người, có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng... mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?
Lời giải chi tiết:
Từ quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật - bộ phận cơ thể người, truyện đã khuyên nhủ, răn dạy ta bài học:
- Mỗi cá nhân không thể tồn tại tách biệt khỏi mối quan hệ với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.
- Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
LUYỆN TẬP
1. Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học.
Trả lời:
- Định nghĩa: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó.
- Những truyện ngụ ngôn đã học:
+ Ếch ngồi đáy giếng
+ Thầy bói xem voi
+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Tóm tắt
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt, công việc lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau.
Bố cục
Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “cả bọn kéo nhau về”): Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai quyết định chống lại lão Miệng.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “đành họp nhau lại để bàn”): Hậu quả của việc so bì, ganh tị.
- Đoạn 3 (Còn lại): Cách sửa chữa hậu quả.
Nội dung chính
Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải biết nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
-
Bài soạn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" số 3
Bài 1 trang 116 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
Trả lời
- Vì họ cảm thấy mình làm việc nặng nhọc quanh năm chỉ đế cho lão Miệng ngồi ăn không.
Cô Mắt phải luôn nhìn.
Cậu Tay, cậu Chân phải luôn hoạt động.
Bác Tai phải luôn lắng nghe.
Theo họ lão Miệng không làm gì cả chỉ ngồi ăn không
=> Vì vậy, họ quyết định không làm gì để xem lão Miệng có sống được không. Tất cả đã hăm hở đi đến nhà lão Miệng để trút những nỗi bất bình lên đầu lão.
Bài 2 trang 116 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng,… mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?
Trả lời
- Từ khi có cô Mắt, cậu Tai, cậu Tay, bác Tai quyết định không làm gì nữa để mặc cho lão Miệng tự lo lấy mà sống. Hai ngày, ba ngày cả bọn thấy mệt mỏi rã rời không thể cất mình lên được đến ngày thứ bảy cả bọn không thể chịu đựng được nữa đã mệt mỏi họp nhau lại, bác Tai đã chỉ ra sự sai lầm của mọi người và sự vần thiết của lão Miệng. Lão Miệng cũng có công việc của mình : nhai thức ăn và nhờ có lão Miệng có nhai thức ăn thì mọi người mới khỏe được.
- Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người nhiều bài học ý nghĩa:
Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người, nói về các tổ chức trong xã hội.
Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có chức năng, nhiệm vụ riêng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể có tổ chức này mà thiếu đi tổ chức kia. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các tổ chức và cá nhân cần hợp tác, gắn bó với tập thể của mình để cùng nhau.
Câu chuyện là lời khuyên thiết thực và khôn ngoan đối với mọi người: “Một người vì mọi người”. Mỗi hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tập thể.
Ví dụ: trong gia đình, mỗi người đều cần đóng góp công sức để xây dựng ngôi nhà luôn được ngắn nắp, gọn gàng và tất cả mọi người cùng vui vẻ, hạnh phúc. Không nên ghen tị, đùn đẩy công việc của mình cho người khác.
Luyện tập
Câu hỏi luyện tập trang 116 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi của những truyện ngụ ngôn đã học.
Trả lời
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Những truyện ngụ ngôn mà em đã học trong chương trình là:
– Ếch ngồi đáy giếng
– Thầy bói xem voi
– Đeo nhạc cho mèo
– Chân, tay, tai, mắt, miệng.
Tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc lão Miệng tha hồ ngạc nhiên, sửng sốt, sau khi thông báo cho lão Miêng biết, cả bọn kéo nhau ra về.
Một ngày, hai ngày, ba ngày… cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời. Không ai làm nổi việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên, bèn nói rõ phải trái, rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng và lại cho lão ăn như xưa. Ăn xong ai nấy đều khoẻ trở lại. Chúng hiểu rằng lão Miệng tuy thế nhưng cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quan đến tính mạng của cả bọn.
Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.
Tổng kết
Từ câu chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng để nói về bài học sống trong tập thể thì mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải lương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
-
Bài soạn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" số 4
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Truyện ngụ ngôn: là thể loại văn xuôi nó có ý nghĩa giáo dục sâu sắc tạo cho con người nền tảng và những bài học kinh nghiệm đáng quý trong cuộc sống này, cần có những câu chuyện như vậy để làm thức tỉnh những sai lệch của con người.
Tóm tắt: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc lão Miệng tha hồ ngạc nhiên, sửng sốt, sau khi thông báo cho lão Miêng biết, cả bọn kéo nhau ra về.
Một ngày, hai ngày, ba ngày... cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời. Không ai làm nổi việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên, bèn nói rõ phải trái, rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng và lại cho lão ăn như xưa. Ăn xong ai nấy đều khoẻ trở lại. Chúng hiểu rằng lão Miệng tuy thế nhưng cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quan đến tính mạng của cả bọn.Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.
Ý nghĩa: Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 116 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, so bì với lão Miệng?
Bài làm:
Vì họ cảm thấy mình làm việc nặng nhọc quanh năm chỉ đế cho lão Miệng ngồi ăn không.
Cô Mắt phải luôn nhìn.
Cậu Tay, cậu Chân phải luôn hoạt động.
Bác Tai phải luôn lắng nghe.
Theo họ lão Miệng không làm gì cả chỉ ngồi ăn không
Vì vậy, họ quyết định không làm gì để xem lão Miệng có sống được không. Tất cả đã hăm hở đi đến nhà lão Miệng để trút những nỗi bất bình lên đầu lão.Câu 2: (Trang 116 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví dụ cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng… mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người điều gì?
Bài làm:
Từ khi có cô Mắt, cậu Tai, cậu Tay, bác Tai quyết định không làm gì nữa để mặc cho lão Miệng tự lo lấy mà sống. Hai ngày, ba ngày cả bọn thấy mệt mỏi rã rời không thể cất mình lên được đến ngày thứ bảy cả bọn không thể chịu đựng được nữa đã mệt mỏi họp nhau lại, bác Tai đã chỉ ra sự sai lầm của mọi người và sự vần thiết của lão Miệng. Lão Miệng cũng có công việc của mình : nhai thức ăn và nhờ có lão Miệng có nhai thức ăn thì mọi người mới khỏe được.
Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người nhiều bài học ý nghĩa:
Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người, nói về các tổ chức trong xã hội.
Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có chức năng, nhiệm vụ riêng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể có tổ chức này mà thiếu đi tổ chức kia. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các tổ chức và cá nhân cần hợp tác, gắn bó với tập thể của mình để cùng nhau.
Câu chuyện là lời khuyên thiết thực và khôn ngoan đối với mọi người: “Một người vì mọi người”. Mỗi hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tập thể.
Ví dụ: trong gia đình, mỗi người đều cần đóng góp công sức để xây dựng ngôi nhà luôn được ngắn nắp, gọn gàng và tất cả mọi người cùng vui vẻ, hạnh phúc. Không nên ghen tị, đùn đẩy công việc của mình cho người khác.LUYỆN TẬP
Câu 1: (Trang 116 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Nhắc lại định nghĩa “Truyện ngụ ngôn” và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học.
Bài làm:
Định nghĩa của truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí, khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Tên các truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng -
Bài soạn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" số 5
I. Về thể loại
Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn thường mượn những loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo về chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Truyện ngụ ngôn đã ra đời từ rất lâu. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ của Hi Lạp chuyên sáng tác truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng.
II. Tóm tắt
Truyện kể về nhân vật cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai vì ghen tỵ với lão Miệng chỉ ăn không mà không làm gì cả nên đã bàn nhau để mặc cho lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc cho lão Miệng vô cùng ngạc nhiên, sửng sốt, cả bọn sau khi thông báo xong kéo nhau ra về.
Một ngày, hai ngày, ba ngày,… cả bọn đã cảm thấy mệt mỏi rã rời, không ai làm nổi việc gì nữa. Cho đến ngày thứ 7, không ai có thể chịu nổi nữa. Bác Tai là người đầu tiên phát hiện ra sai lầm của vấn đề, bác phân tích rõ đúng sai và rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng, cho lão ăn như thường. Miệng ăn xong, cả bọn đều cảm thấy khỏe khoắn trở lại. Và chúng nhận ra rằng, lão Miệng tuy thế nhưng lão cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quân đến tính mạng của cả bọn. Thế là từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai sống hòa thuận với nhau, không ai ghen tỵ ai.
III. Bố cục
Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng có thể được chia thành 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu => “kéo nhau về”, nội dung: Chân, Tay, Tai, Mắt so bì, tỵ nạnh với lão Miệng
Đoạn 2: tiếp => “họp nhau lại để bàn”, nội dung: hậu quả của suy nghĩ và quyết định sai
Đoạn 3: còn lại, nội dung: cả bọn sửa chữa sai lầmIV. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng là vì theo những lập luận của họ: Mắt phải nhìn, Tay phải làm, Chân phải đi, Tai phải nghe ngóng. Tất cả đều phải phục vụ cho Miệng, và theo họ, Miệng không phải làm gì, chỉ việc hưởng thụ.
Câu 2:
Truyện mượn các bộ phận trên cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người giống như một tổ chức, một cộng đồng, mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng chính là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện khuyên nhủ con người:
Mỗi cá nhân sẽ không thể tồn tại nếu tách khỏi tổ chức, cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp
Sống trong cộng đồng, chúng ta phải có tinh thần “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” -
Bài soạn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" số 6
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Về khái niệm truyện ngụ ngôn (xem mục 1.1. Bài 10).
2. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn nhân hoá các bộ phận trên thân thể con người. Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi con người trong cộng đồng của mình.
II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
1. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì: họ nhận thấy họ phải “làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không”.
Lập luận của họ xuất phát từ biểu hiện bề ngoài: Mắt phải nhìn, Tay phải làm, Chân phải đi, Tai phải nghe... Tất cả dường như đều phải phục vụ cho Miệng, còn Miệng chỉ việc hưởng thụ, chẳng phải làm gì.
2. Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng,... mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ con người:
- Mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.
- Sống trong cộng đồng, cần có tinh thần “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, và nói như nhà thơ Tố Hữu:
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một bông lúa chín chẳng nên mùa vàng
III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Xem lại định nghĩa truyện ngụ ngôn trong bài 10, và nhắc lại tên các truyện đã học: Êch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
IV - THAM KHẢO
Là những ẩn dụ có tính chất truyện, phần cốt truyện tưởng tượng ra chỉ là phương tiện, phần ý niệm rút ra từ cốt truyện đó mới là mục đích. Không nhất thiết sử dụng yếu tố thần kì, nếu có cũng chỉ là nhằm giúp ta có thể diễn đạt một cách sinh động những khái niệm khô khan. Cùng với tục ngữ, ngụ ngôn Việt Nam là pho triết lí dân gian độc đáo. Xét một hiện tượng trong cuộc sống mà chưa nắm được toàn diện thì chưa thể gọi là hiểu biết sự vật đó (Thầy bói xem voi), hành động trái với quy luật phát triển của sự vật thì nhất định thất bại (ẤTớ lúa lên), cần phải có quan điểm biện chứng về sự vận động của sự vật (ớttg vua và con khỉ) v.v... Là túi khôn của nhân dân, truyện ngụ ngôn của nhiều dân tộc nước ta đã để lại những tác phẩm nổi tiếng về trí thông minh của nhũng con người bé nhỏ (Trí khôn để ở nhà...).