Bài soạn "Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận" số 2
Phần I: LẬP LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG
Câu 1. Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi.
a) Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.
b) Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều.
c) Trời nóng quá, đi ăn kem đi.
Câu hỏi:
Trong các câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng (ý định, quan điểm) của người nói? Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận như thế nào? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?
Trả lời:
Các câu có luận cứ:
a) Hôm nay trời mưa,
b) vì qua sách em học được nhiều điều.
c) Trời nóng quá,
- Ba phần sau là kết luận.
a) chúng ta không đi chơi công viên nữa.
b) qua sách em học được nhiều điều.
c) đi ăn kem.
- Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là nhân quả.
- Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi vị trí cho nhau.
- Chẳng hạn: Chúng ta không đi chơi nữa vì hôm nay trời mưa
Kết luận luận cứ
(kết quả của quyết định) (nguyên nhân cụ thể)
Câu 2. Hãy bổ sung luận cứ cho những kết luận sau:
a) Em rất yêu trường em...
b) Nói dối rất có hại...
c) ... nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
d) ... trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e) ... em rất thích đi tham quan.
Trả lời:
a) Em rất yêu trường em vì có nhiều bạn bè và thầy cô tốt.
b) Nói dối rất có hại bởi mọi người không tin mình nữa.
c) Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
d) Nhỏ tuổi còn nhiều khờ dại nên trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e) Em đã đến nhiều vùng đất nước nên em rất thích đi tham quan.
Câu 3. Viết tiếp các luận cứ sau:
a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm...
b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá...
c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe...
d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó...
e) Cậu này ham bóng đá thật...
Trả lời:
a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm, em rất thích được đi tham quan.
b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải tập trung học thôi.
c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, phải học ăn học nói lại mới được.
d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó mình phải gương mẫu.
e) Cậu này ham bóng đá thật, chắc sẽ là cầu thủ giỏi.
Phần II: LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Trả lời câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
So sánh câu kết luận ở mục 1 và 2 ở Lập luận trong đời sổng với Lập luận trong văn nghị luận. Chẳng hạn:
- Qua sách em học được nhiều điều, Sách là người bạn lớn của con người.
- Ta thấy luận điểm ở văn nghị luận là những kết luận khái quát, có ý nghĩa phổ biến với xã hội. Còn kết luận trong đời sống chỉ là của”em” và chưa có nghĩa khái quát cao “học được nhiều điều”.
Trả lời câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Xem lại phần “Luyện tập” trang 33 SGK.
Trả lời câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
- Cả hai truyện đều có thể lập thành luận điểm.
- Phải có sự tiếp cận đối tượng toàn diện và sâu sắc thì mới hiểu biết đó tượng đó.
- Học sinh tự lập luận theo ba phần: Mở bài; Thân bài và Kết bài.