Bài tham khảo số 3
Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nỗi niềm tương tư
1. Tâm trạng tương tư của Tú Uyên
- “Lần trăng ngơ ngẩn ra về”: Chàng trai thơ thẩn bước đi khi nghĩ đến cô gái.
- “Nỗi nàng canh cánh nào quên”: Trong đầu chàng trai toàn làn hình bóng lần gặp đầu tiên với cô gái.
- “Có khi gảy khúc đàn tranh/ Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân”: Vừa đánh đàn tranh vừa nhớ đến cô gái.
- “Có khi chuộc chén rượu đào,.... Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình”: Những lúc uống rượu chàng lại càng nhớ nhung hơn, nhờ hơi men mà chàng còn hình dung ra giọng của nàng.
→ Chàng đang chìm đắm, sống trong tâm trạng tương tư về người đẹp.
- Biện pháp:
- Nhân hóa “lần trăng ngơ ngẩn ra về”
- So sánh “Hơi men không nhấp mà say/ Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình”
- Điệp cấu trúc “Có khi…”
→ Giúp đoạn trích bộc lộ rõ nét được tâm trạng tương tư, thầm thương, trộm nhớ của Tú Uyên, nỗi nhớ ấy không nguôi, ngày đêm mơ tưởng đến bóng dáng người thiếu nữ ấy.
2. Yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn trích Nỗi niềm tương tư
- Về yếu tố tự sự: đoạn trích xoay quanh câu chuyện của chàng Tú Uyên sau khi gặp thiếu nữ xinh đẹp đã về nhà tương tư, thầm nhớ nhung.
- Về yếu tố trữ tình, truyện tập trung bộc lộ yếu tố đó thông qua tâm trạng của nhân vật Tú Uyên. Đoạn trích là dòng tâm trạng, cảm xúc, giúp chúng ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, nỗi niềm tâm trạng tương tư của nhân vật trong tình yêu. Ngoài ra, chất trữ tình còn được bộc lộ qua khung cảnh thiên nhiên. Việc xuất hiện của thiên trong trong truyện thơ được gắn chặt với việc thể hiện tâm tình nhân vật.