Top 6 Bài soạn Nỗi niềm tương tư của Vũ Quốc Trân (Ngữ văn 11 - Sách Cánh diều) hay nhất

  1. Top 1 Bài tham khảo số 1
  2. Top 2 Bài tham khảo số 2
  3. Top 3 Bài tham khảo số 3
  4. Top 4 Bài tham khảo số 4
  5. Top 5 Bài tham khảo số 5
  6. Top 6 Bài tham khảo số 6

Top 6 Bài soạn Nỗi niềm tương tư của Vũ Quốc Trân (Ngữ văn 11 - Sách Cánh diều) hay nhất

Thai Ha 102 0 Báo lỗi

Nỗi niềm tương tư trích truyện thơ nôm Bích câu kì ngộ được viết theo thể lục bát. Truyện thơ nôm này có độ dài gần 700 câu, là câu chuyện tình yêu của Tú Uyên ... xem thêm...

  1. 1. Chuẩn bị

    Yêu cầu (trang 21 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1):

    - Khi đọc hiểu truyện thơ Nôm, các em cần chú ý:

    • Các lưu ý về truyện thơ nói chung nêu ở mục 1. Chuẩn bị của phần đọc hiểu văn bản Lời tiễn dặn.
    • Nhận biết những điểm tương đồng và khác biệt của truyện thơ Nôm so với truyện thơ dân gian.
    • Thể thơ, tác giả (nếu có) và nguồn gốc của truyện thơ Nôm.

    - Đọc trước văn bản Nỗi niềm tương tư, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vũ Quốc Trân.

    - Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

    Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) là truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát, gồm 678 câu. Đây là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp một tiểu thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất. Về nhà, chàng tương tư người đẹp rồi sinh bệnh. Theo lời dặn của một vị thần nhân trong mộng, Tú Uyên ra Cầu Đông, đợi từ sáng đến tối thì thấy một người bán bức tranh tố nữ hình dạng giống hệt người thiếu nữ đã gặp trong hội chùa. Chàng mua bức tranh, treo ở thư phòng, sớm khuya cùng người trong tranh tâm sự. Một hôm, Tú Uyên bận việc học nên về muộn. Về đến nhà, thấy có một mâm cơm thịnh soạn bày sẵn, chàng lấy làm lạ nhưng vẫn ngồi vào ăn. Hôm sau, chàng giả vờ đến nơi học nhưng quay về nhà, nấp vào một chỗ quan sát. Điều kì lạ xảy đến: một thiếu nữ trong tranh bước ra, lo việc nhà cửa, cơm nước. Càng lạ lùng hơn, thiếu nữ đó lại chính là người con gái chàng đã gặp hôm đi chơi hội. Tú Uyên mừng rỡ, bước ra chào hỏi. Người thiếu nữ cho biết tên là Giáng Kiều, vốn người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống hạ giới để kết duyên. Giáng Kiều còn hóa phép ra lâu đài nguy nga với kẻ hầu người hạ. Hôn lễ Tú Uyên – Giáng Kiều được tổ chức rất linh đình, có cả bạn tiên xuống dự. Cuộc sống đang hạnh phúc thì Tú Uyên rơi vào cảnh rượu chè. Giáng Kiều khuyên can nhưng không được, nàng bèn bỏ đi. Tỉnh rượu, Tú Uyên hết sức đau khổ và hối hận. Tuyệt vọng, chàng định tìm đến cái chết. Giáng Kiều hiện về tha lỗi cho chồng. Tình nghĩa hai người mặn nồng hơn xưa và họ sinh được một con trai đặt tên là Trần Nhi. Nghe lời Giáng Kiều khuyên, Tú Uyên học phép tu tiên và hai vợ chồng cùng bay về cõi tiên. Ít lâu sau, Trần Nhi cũng cưỡi cá kình theo cha mẹ về tiên giới.

    - Đoạn trích Nỗi niềm tương tư diễn tả tâm trạng Tú Uyên sau khi gặp người đẹp ở hội chùa Ngọc Hồ.


    2. Đọc hiểu

    * Nội dung chính: Đoạn trích nói về nỗi niềm tương tư, thương nhớ của Tú Uyên sau khi gặp người đẹp trong một lần du xuân ở chùa Ngọc Hồ.


    * Trả lời câu hỏi giữa bài:

    Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý những việc làm thể hiện tâm trạng tương tư của Tú Uyên.

    Trả lời: Những cử chỉ thể hiện tâm trạng tương tư của Tú Uyên: Gảy khúc đàn tranh…ra tình hoài nhân, chuốc chén rượu đào, ngồi suốt năm canh, nghe những tiếng đoạn trường, ngắm bóng trăng tàn.


    Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

    Trả lời: Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh, điệp cấu trúc.


    * Trả lời câu hỏi cuối bài:

    Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Nêu cách hiểu của em về nhan đề Nỗi niềm tương tư.

    Trả lời: Theo em, nhan đề đoạn trích là Nỗi niềm tương tư nói về hành động, cử chỉ của Tú Uyên nhằm thể hiện nỗi tương tư, nhớ nhung Giáng Kiều một cách mòn mỏi, da diết.


    Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tâm trạng tương tư của Tú Uyên được tác giả thể hiện như thế nào?

    Trả lời:

    Gảy khúc đàn tranh…ra tình hoài nhân, chuốc chén rượu đào, ngồi suốt năm canh, nghe những tiếng đoạn trường, ngắm bóng trăng tàn.


    Câu 3 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.

    Trả lời:

    • Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích: điệp cấu trúc “Có khi…”.
    • Việc sử dụng liên tiếp cấu trúc đó giúp đoạn trích bộc lộ rõ nét được tâm trạng tương tư, thầm thương, trộm nhớ của Tú Uyên, nỗi nhớ ấy không nguôi, ngày đêm mơ tưởng đến bóng dáng người thiếu nữ ấy.

    Câu 4 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Điều đó được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Nỗi niềm tương tư?

    Trả lời:

    - Yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn trích Nỗi niềm tương tư:

    • Về yếu tố tự sự: đoạn trích xoay quanh câu chuyện của chàng Tú Uyên sau khi gặp thiếu nữ xinh đẹp đã về nhà tương tư, thầm nhớ nhung.
    • Về yếu tố trữ tình, truyện tập trung bộc lộ yếu tố đó thông qua tâm trạng của nhân vật Tú Uyên. Đoạn trích là dòng tâm trạng, cảm xúc, giúp chúng ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, nỗi niềm tâm trạng tương tư của nhân vật trong tình yêu. Ngoài ra, chất trữ tình còn được bộc lộ qua khung cảnh thiên nhiên. Việc xuất hiện của thiên trong trong truyện thơ được gắn chặt với việc thể hiện tâm tình nhân vật.

    Câu 5 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): So sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyện Kiều:

    • Lần trăng ngơ ngẩn ra về,

    Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên.

    Nỗi nàng canh cánh nào quên,

    Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?

    (Bích Câu kì ngộ)

    • Chàng Kim từ lại thư song

    Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.

    Sầu đong càng lắc càng đầy,

    Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

    (Truyện Kiều)


    Trả lời:

    • Tâm trạng của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ: thể hiện nỗi tương tư đến “ngẩn ngơ” nhưng không thể gặp lại được nên càng khiến Tú Uyên càng thêm nhớ mong.
    • Tâm trạng của Kim Trọng trong Truyện Kiều: sự tương tư, mong nhớ khôn nguôi. Nỗi tương tư ấy bộc lộ trực diện, không một chút e dè, giấu giếm. Muốn cho yên nỗi nhớ, nhưng nỗi sầu lại cứ sinh sôi, nảy nở, sầu đong càng lắc càng đầy khiến chàng Kim không nằm yên trong giấc ngủ, cứ trở mình trằn trọc, nghĩ suy.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. I. Tác giả văn bản Nỗi niềm tương tư

    • Vũ Quốc Trân (không rõ năm sinh – năm mất) ông là người làng Đan Loan thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
    • Ông sinh sống tại phố Hàng Đào, Hà Nội.
    • Là người thông minh, học rộng tài cao, Vũ Quốc Trân được gọi là “cụ Mền Đại Lợi” bởi ông đã từng đỗ mấy khoa tú tài.
    • Vũ Quốc Trân đã từng dạy học tại nhà, có rất nhiều người đến theo học ông, một số học trò của ông còn làm quan lớn trong triều.
    • Tương truyền rằng Vũ Quốc Trân chính là tác giả của tác phẩm truyện thơ Bích Câu kỳ ngộ.

    II. Tìm hiểu tác phẩm Nỗi niềm tương tư

    1. Thể loại:

    Nỗi niềm tương tư thuộc thể loại truyện thơ Nôm


    2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

    “Nỗi niềm tương tư” trích trong tác phẩm truyện thơ “Bích cầu kì ngộ”


    3. Phương thức biểu đạt:

    Văn bản Nỗi niềm tương tư có phương thức biểu đạt là Tự sự


    4. Tóm tắt văn bản Nỗi niềm tương tư:

    Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) là truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát, gồm 678 câu. Đây là câu chuyện tỉnh yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tủ Uyên gặp một tiểu thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất. Về nhà, chàng tương tư người đẹp rồi sinh bệnh. Theo lời dặn của một vị thần trong mộng. Tú Uyên ra Cầu Đông, đợi từ sáng đến tối thì thấy một người bán bức tranh tố nữ có hình dạng giống hệt người thiếu nữ đã gặp trong hội chùa. Chàng mua bức tranh, treo ở thư phòng, sớm khuya cùng người trong tranh tâm sự. Một hôm, Tủ Uyên bận việc học nên về muộn. Về đến nhà, thấy có một mâm cơm thịnh soạn bày sẵn, chàng lấy làm lạ nhưng vẫn ngồi vào ăn. Hôm sau, chàng giả vờ đến nơi học nhưng quay về nhà, nấp vào một chỗ quan sát. Điều kì lạ xảy đến: thiếu nữ trong tranh bước ra, lo việc nhà cửa, cơm nước. Càng lạ lùng hơn, thiếu nữ đó lại chính là người chàng đã gặp hôm đi chơi hội. Tú Uyên mừng rỡ, bước ra chào hỏi. Người thiếu nữ cho biết tên là Giảng Kiểu, vốn người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống hạ giới để kết duyên. Giáng Kiều còn hoá phép ra lâu đài nguy nga với kẻ hầu người hạ. Hôn lễ Tú Uyên - Giảng Kiều được tổ chức rất linh đình, có cả các bạn tiên xuống dự. Cuộc sống đang hạnh phúc thì Tú Uyên rơi vào cảnh rượu chè. Giáng Kiều khuyên can nhưng không được, nàng bèn bỏ đi. Tỉnh rượu, Tủ Uyên hết sức đau khổ và hối hận. Tuyệt vọng, chàng định tìm đến cái chết. Giáng Kiều quay về tha lỗi cho chồng. Tỉnh nghĩa hai người mặn nồng hơn xưa và họ sinh được một người con trai đặt tên là Trần Nhi. Nghe lời Giáng Kiều khuyên, Tủ Uyên học phép tu tiên và hai vợ chồng cùng bay về cõi tiên. Ít lâu sau, Trần Nhi cũng cưỡi cá kinh theo cha mẹ về tiên giới.

    Đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” diễn tả tâm trạng Tú Uyên sau khi gặp người đẹp ở hội chùa Ngọc Hồ.


    5. Bố cục bài Nỗi niềm tương tư:

    Nỗi niềm tương tư có bố cục gồm 2 phần:

    • Phần 1 (Từ đầu đến …buồn tênh): Tú Uyên khi tan hội chùa Ngọc Hồ trở về.
    • Phần 2 (Còn lại): Tâm trạng tương tư của Tú Uyên.

    6. Giá trị nội dung:

    “Nỗi niềm tương tư” là đoạn trích trong Bích cầu kì ngộ thể hiện rõ nét tâm trạng của chàng Tú Uyên đem lòng thương nhớ, tương tư nàng Giáng Kiều thiếu nữ bất kể ngày lẫn đêm. Nỗi nhớ người trong mộng đó không chỉ được thể hiện ở suy tư của chàng thư sinh mà còn được bộc lộ, thể hiện bằng cử chỉ. Nỗi nhớ đó dù đã được bộc lộ nhưng vẫn “ngổn ngang” không nguôi thể hiện một tình yêu đẹp, mạnh liệt của tâm hồn khi yêu.


    7. Giá trị nghệ thuật:

    - Sử dụng thể thơ lục bát, kết hợp viết chữ Nôm, yếu tố tự sự, miêu tả đã tạo nên sự thành công của một tác phẩm truyện thơ:

    • Tự sự: Câu chuyện về những ngày tháng tương tư của một chàng trai.
    • Trữ tình: Thể hiện tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ da diết.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nỗi niềm tương tư

    1. Tâm trạng tương tư của Tú Uyên

    • “Lần trăng ngơ ngẩn ra về”: Chàng trai thơ thẩn bước đi khi nghĩ đến cô gái.
    • “Nỗi nàng canh cánh nào quên”: Trong đầu chàng trai toàn làn hình bóng lần gặp đầu tiên với cô gái.
    • “Có khi gảy khúc đàn tranh/ Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân”: Vừa đánh đàn tranh vừa nhớ đến cô gái.
    • “Có khi chuộc chén rượu đào,.... Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình”: Những lúc uống rượu chàng lại càng nhớ nhung hơn, nhờ hơi men mà chàng còn hình dung ra giọng của nàng.

    → Chàng đang chìm đắm, sống trong tâm trạng tương tư về người đẹp.

    • Biện pháp:
      • Nhân hóa “lần trăng ngơ ngẩn ra về”
      • So sánh “Hơi men không nhấp mà say/ Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình”
      • Điệp cấu trúc “Có khi…”

    → Giúp đoạn trích bộc lộ rõ nét được tâm trạng tương tư, thầm thương, trộm nhớ của Tú Uyên, nỗi nhớ ấy không nguôi, ngày đêm mơ tưởng đến bóng dáng người thiếu nữ ấy.


    2. Yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn trích Nỗi niềm tương tư

    • Về yếu tố tự sự: đoạn trích xoay quanh câu chuyện của chàng Tú Uyên sau khi gặp thiếu nữ xinh đẹp đã về nhà tương tư, thầm nhớ nhung.
    • Về yếu tố trữ tình, truyện tập trung bộc lộ yếu tố đó thông qua tâm trạng của nhân vật Tú Uyên. Đoạn trích là dòng tâm trạng, cảm xúc, giúp chúng ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, nỗi niềm tâm trạng tương tư của nhân vật trong tình yêu. Ngoài ra, chất trữ tình còn được bộc lộ qua khung cảnh thiên nhiên. Việc xuất hiện của thiên trong trong truyện thơ được gắn chặt với việc thể hiện tâm tình nhân vật.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Nội dung chính

    “Nỗi niềm tương tư” là đoạn trích trong Bích cầu kì ngộ thể hiện rõ nét tâm trạng của chàng Tú Uyên đem lòng thương nhớ, tương tư nàng Giáng Kiều thiếu nữ bất kể ngày lẫn đêm. Nỗi nhớ người trong mộng đó không chỉ được thể hiện ở suy tư của chàng thư sinh mà còn được bộc lộ, thể hiện bằng cử chỉ. Nỗi nhớ đó dù đã được bộc lộ nhưng vẫn “ngổn ngang” không nguôi thể hiện một tình yêu đẹp, mạnh liệt của tâm hồn khi yêu.


    Trong khi đọc 1

    Câu 1 (trang 23, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

    Chú ý những việc làm thể hiện tâm trạng tương tư của nhân vật Tú Uyên.

    Phương pháp giải:

    Đọc 14 câu thơ đầu, chú ý đến những câu thơ có cử chỉ thể hiện tâm trạng tương tư.


    Lời giải chi tiết:

    • "Lần trăng ngơ ngẩn ra về": Chàng trai thơ thẩn bước đi khi nghĩ đến cô gái.
    • "Nỗi nàng canh cánh nào quên": Trong đầu chàng trai toàn làn hình bóng lần gặp đầu tiên với cô gái.
    • "Có khi gảy khúc đàn tranh/ Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân": Vừa đánh đàn tranh vừa nhớ đến cô gái.
    • "Có khi chuộc chén rượu đào,.... Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình": Những lúc uống rượu chàng lại càng nhớ nhung hơn, nhờ hơi men mà chàng còn hình dung ra giọng của nàng.

    Trong khi đọc 2

    Câu 2 (trang 23, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

    Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

    Phương pháp giải:

    Đọc toàn bài thơ, gợi nhớ lại kiến thức về các biện pháp nghệ thuật để tìm ra.

    Lời giải chi tiết:

    - Biện pháp nghệ thuật:

    • Nhân hóa: “Lần trăng ngơ ngẩn ra về”
    • So sánh

    Hơi men không nhấp mà say

    Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình.

    • Điệp ngữ: “Có khi…”

    Sau khi đọc 1

    Câu 1 (trang 24, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

    Nêu cách hiểu của em về nhan đề Nỗi niềm tương tư

    Phương pháp giải:

    Dựa trên nội dung chính của đoạn trích để xác định nhan đề có hợp lí hay không.


    Lời giải chi tiết:

    Theo em, việc đặt tên đoạn trích là Nỗi niềm tương tư là hợp lí. Vì nó thể hiện đúng, bao quát nội dung của đoạn trích. Đoạn trích là những nỗi niềm, tâm tư, tình cảm của Tú Uyên khi nhớ về người con gái xinh đẹp mới gặp một lần.


    Sau khi đọc 2

    Câu 2 (trang 24, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

    Tâm trạng tương tư của Tú Uyên được tác giả thể hiện như thế nào?

    Phương pháp giải:

    Đọc 14 câu thơ đầu, chú ý đến những câu thơ có cử chỉ thể hiện tâm trạng tương tư.


    Lời giải chi tiết:

    Lần trăng ngơ ngẩn ra về

    Nỗi nàng canh cánh nào quên

    Có khi gảy khúc đàn tranh

    Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân

    Có khi chuộc chén rượu đào

    Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình.


    Dù chỉ mới gặp một lần mà chàng thư sinh Tú Uyên đã nhớ mãi không quên người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Chàng ngày nhớ, đêm thương, lúc nào cũng nhớ đến hình bóng nàng.


    Sau khi đọc 3

    Câu 3 (trang 24, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

    Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.

    Phương pháp giải:

    Đọc lại cả bài và tìm ra biện pháp nghệ thuật nổi bật – thể hiện được rõ nhất nội dung chính của đoạn trích.


    Lời giải chi tiết:

    • Biện pháp nghệ thuật nổi bật: Điệp ngữ “Có khi…”
    • Tác dụng: Việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích giúp khắc họa một cách rõ nét, chân thực các cung bậc cảm xúc, nỗi nhớ da diết của chàng thư sinh Tú Uyên. Nỗi nhớ của chàng thư sinh đó da diết, chàng nhớ mọi lúc, mọi nơi nó lặp đi lặp lại nhiều lần.

    Sau khi đọc 4

    Câu 4 (trang 24, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

    Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Điều đó được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Nỗi niềm tương tư?

    Phương pháp giải:

    Làm rõ đặc điểm kết hợp giữa tự sự và trữ tình của truyện thơ Nôm qua đoạn trích: Thể thơ, chữ, nội dung chính, tình cảm trong câu chuyện đó.


    Lời giải chi tiết:

    • Thể thơ lục bát.
    • Chữ Nôm.
    • Tự sự: Câu chuyện về những ngày tháng tương tư của một chàng trai.
    • Trữ tình: Thể hiện tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ da diết.

    Đoạn trích Nỗi niềm tương tư là câu chuyện tình yêu được viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ lục bát. Đoạn trích, kể lại những tháng ngày tương tư của chàng thư sinh Tú Uyên dành cho cô gái xinh đẹp mới gặp lần đầu. Qua đó, bộc lộ được những tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ của nhân vật. Chàng ngày nhớ, đêm mong. Khi tỉnh cũng nhớ mà khi say cũng nhớ. Những khi một mình nỗi nhớ đấy càng da diết hơn.


    Sau khi đọc 5

    Câu 5 (trang 24, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

    So sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyện Kiều:

    Lần trăng ngơ ngẩn ra về,

    Đèn thông khâu cạn, giấc hoè chưa nên.

    Nỗi nàng canh cánh nào quên,

    Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?

    (Bích Câu kì ngộ)

    Chàng Kim từ lại thư song

    Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.

    Sầu đong càng lắc càng đầy.

    Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

    (Truyện Kiều)

    Phương pháp giải:

    Tìm ra tâm trạng tương tư của hai nhân vật trong hai tác phẩm, so sánh với nhau để chỉ ra được điểm giống và khác nhau.


    Lời giải chi tiết:

    - Giống nhau: Cả hai đoạn thơ đều là nỗi niềm tương tư của chàng Tú Uyên và chàng Kim Trọng về một người con gái.

    - Khác nhau:

    • Nỗi nhớ của Tú Uyên: Chàng vừa gặp cô gái ấy trong một lần ở hội chùa mà đã nhớ mãi không quên. Vẻ đẹp của nàng khiến Tú Uyên luôn “canh cánh” trong lòng khi chưa rõ mặt là ai cứ quanh quẩn chàng. Rõ ràng, Tú Uyên là một chàng thư sinh rất si tình, yêu từ lần gặp đầu tiên và khao khát tìm được nàng.
    • Nỗi nhớ của Kim Trọng: Chàng yêu nàng Kiều, tương tư nàng Kiều suốt ngày đêm, đến nỗi một ngày mà như ba năm “ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.

    → Nỗi tương tư của Tú Uyên thể hiện rõ nét, sâu đậm hơn Kim Trọng.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Câu 1. Chú ý những việc làm thể hiện tâm trạng tương tư của Tú Uyên.

    Trả lời: Những cử chỉ thể hiện tâm trạng tương tư của Tú Uyên: Gảy khúc đàn tranh…ra tình hoài nhân, chuốc chén rượu đào, ngồi suốt năm canh, nghe những tiếng đoạn trường, ngắm bóng trăng tàn.


    Câu 2. Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

    Trả lời: Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh, điệp cấu trúc.


    CÂU HỎI CUỐI BÀI - SOẠN BÀI NỖI NIỀM TƯƠNG TƯ

    Câu 1. Nêu cách hiểu của em về nhan đề Nỗi niềm tương tư.

    Trả lời: Theo em, nhan đề đoạn trích là Nỗi niềm tương tư nói về hành động, cử chỉ của Tú Uyên nhằm thể hiện nỗi tương tư, nhớ nhung Giáng Kiều một cách mòn mỏi, da diết.


    Câu 2. Tâm trạng tương tư của Tú Uyên được tác giả thể hiện như thế nào?

    Trả lời:

    Gảy khúc đàn tranh…ra tình hoài nhân, chuốc chén rượu đào, ngồi suốt năm canh, nghe những tiếng đoạn trường, ngắm bóng trăng tàn.


    Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.

    Trả lời:

    • Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích: điệp cấu trúc “Có khi…”.
    • Việc sử dụng liên tiếp cấu trúc đó giúp đoạn trích bộc lộ rõ nét được tâm trạng tương tư, thầm thương, trộm nhớ của Tú Uyên, nỗi nhớ ấy không nguôi, ngày đêm mơ tưởng đến bóng dáng người thiếu nữ ấy.

    Câu 4. Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Điều đó được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Nỗi niềm tương tư?

    Trả lời:

    - Yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn trích Nỗi niềm tương tư:

    • Về yếu tố tự sự: đoạn trích xoay quanh câu chuyện của chàng Tú Uyên sau khi gặp thiếu nữ xinh đẹp đã về nhà tương tư, thầm nhớ nhung.
    • Về yếu tố trữ tình, truyện tập trung bộc lộ yếu tố đó thông qua tâm trạng của nhân vật Tú Uyên. Đoạn trích là dòng tâm trạng, cảm xúc, giúp chúng ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, nỗi niềm tâm trạng tương tư của nhân vật trong tình yêu. Ngoài ra, chất trữ tình còn được bộc lộ qua khung cảnh thiên nhiên. Việc xuất hiện của thiên trong trong truyện thơ được gắn chặt với việc thể hiện tâm tình nhân vật.

    Câu 5. So sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyện Kiều:

    Lần trăng ngơ ngẩn ra về,

    Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên.

    Nỗi nàng canh cánh nào quên,

    Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?

    (Bích Câu kì ngộ)

    Chàng Kim từ lại thư song

    Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.

    Sầu đong càng lắc càng đầy,

    Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

    (Truyện Kiều)


    Trả lời:

    • Tâm trạng của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ: thể hiện nỗi tương tư đến “ngẩn ngơ” nhưng không thể gặp lại được nên càng khiến Tú Uyên càng thêm nhớ mong.
    • Tâm trạng của Kim Trọng trong Truyện Kiều: sự tương tư, mong nhớ khôn nguôi. Nỗi tương tư ấy bộc lộ trực diện, không một chút e dè, giấu giếm. Muốn cho yên nỗi nhớ, nhưng nỗi sầu lại cứ sinh sôi, nảy nở, sầu đong càng lắc càng đầy khiến chàng Kim không nằm yên trong giấc ngủ, cứ trở mình trằn trọc, nghĩ suy.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Đọc hiểu Nỗi niềm tương tư

    Câu 1. Chú ý những việc làm thể hiện tâm trạng tương tư của Tú Uyên.

    Trả lời: Những cử chỉ thể hiện tâm trạng tương tư của Tú Uyên: Gảy khúc đàn tranh…ra tình hoài nhân, chuốc chén rượu đào, ngồi suốt năm canh, nghe những tiếng đoạn trường, ngắm bóng trăng tàn.


    Câu 2. Chú ý những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích

    Trả lời:

    Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh, điệp cấu trúc.


    Trả lời câu hỏi cuối bài Nỗi niềm tương tư

    Câu 1. Theo em, đặt nhan đề đoạn trích là Nỗi niềm tương tư có hợp lí không? Vì sao?

    Đặt nhan đề đoạn trích là Nỗi niềm tương tư là hoàn toàn hợp lí vì: nội dung bao trùm toàn đoạn trích là nói về nỗi nhớ thương, nỗi tương tư của Tú Uyên với người mà chàng chỉ gặp 1 lần trong hội chùa. Nhan đề Nỗi niềm tương tư đã bao quát được nội dung của đoạn trích nên nhan đề này hoàn toàn hợp lí.


    Câu 2. Những cử chỉ nào của Tú Uyên cho thấy chàng đang sống trong tâm trạng tương tư?

    Những cử chỉ của Tú Uyên cho thấy chàng đang sống trong tâm trạng tương tư là:

    • "Lần trăng ngơ ngẩn ra về" : Dưới bóng trăng ra về, chàng bước những bước chân thơ thẩn vì đầu óc đang bận nghĩ tới cô gái.
    • "Nỗi nàng canh cánh nào quên": Kí ức về lần gặp mặt với nàng không thể nào quên, cứ quanh quẩn đâu đó.
    • "Có khi gảy khúc đàn tranh/ Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân": Những lúc đánh đàn tranh mà lòng lại đang nhớ đến người.
    • "Có khi chuộc chén rượu đào,.... Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình": Những lúc uống rượu chàng lại càng nhớ nhung hơn, nhờ hơi men mà chàng còn hình dung ra giọng của nàng.

    Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật

    Nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích là điệp ngữ “có khi…” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này giúp khắc họa rõ nét và chân thật về nội tương tư của Tú Uyên. Đồng thời càng nhấn mạnh nỗi nhớ lặp đi lặp lại, luôn hiện hữu mỗi khi chàng làm bất cứ việc gì cũng có hình bóng nàng.


    Câu 4. Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Điều đó được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Nỗi niềm tương tư?

    • Thể thơ lục bát.
    • Chữ Nôm.
    • Tự sự: Câu chuyện về những ngày tháng tương tư của một chàng trai.
    • Trữ tình: Thể hiện tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ da diết.

    Đoạn trích Nỗi niềm tương tư là câu chuyện tình yêu được viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ lục bát. Đoạn trích, kể lại những tháng ngày tương tư của chàng thư sinh Tú Uyên dành cho cô gái xinh đẹp mới gặp lần đầu. Qua đó, bộc lộ được những tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ của nhân vật. Chàng ngày nhớ, đêm mong. Khi tỉnh cũng nhớ mà khi say cũng nhớ. Những khi một mình nỗi nhớ đấy càng da diết hơn.


    Câu 5. So sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyện Kiều

    Lần trăng ngơ ngẩn ra về,

    Đèn thông khâu cạn, giấc hoè chưa nên.

    Nỗi nàng canh cánh nào quên,

    Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?

    (Bích Câu kì ngộ)

    Chàng Kim từ lại thư song

    Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.

    Sầu đong càng lắc càng đầy.

    Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

    (Truyện Kiều)


    Trả lời

    • Tâm trạng của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ: thể hiện nỗi tương tư đến “ngẩn ngơ” nhưng không thể gặp lại được nên càng khiến Tú Uyên càng thêm nhớ mong.
    • Tâm trạng của Kim Trọng trong Truyện Kiều: sự tương tư, mong nhớ khôn nguôi. Nỗi tương tư ấy bộc lộ trực diện, không một chút e dè, giấu giếm.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy