Top 6 Bài soạn À ơi tay mẹ của Bình Nguyên (Ngữ văn 6 - Sách Cánh diều) hay nhất

  1. Top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. Top 2 Bài tham khảo số 2
  3. Top 3 Bài tham khảo số 3
  4. Top 4 Bài tham khảo số 4
  5. Top 5 Bài tham khảo số 5
  6. Top 6 Bài tham khảo số 6

Top 6 Bài soạn À ơi tay mẹ của Bình Nguyên (Ngữ văn 6 - Sách Cánh diều) hay nhất

Thai Ha 186 0 Báo lỗi

Tình mẹ - tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Đã có biết bao lời thơ, câu hát nói về tình cảm đó. Một trong những bài thơ đó là “À ơi tay mẹ” của nhà ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn tham khảo số 1

    1. Chuẩn bị

    Trả lời câu hỏi trang 37 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Bài thơ có được chia khổ không? Gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

    Trả lời:

    - Bài thơ có được chia thành các khổ

    - Gồm có 6 khổ

    - Khổ 1, 5 có 2 dòng/ các khổ còn lại 4 dòng

    - Vần trong bài thơ được gieo như sau: Tiếng thứ 6 của câu lục gieo xuống tiếng thứ 6 của câu bát, tiếng thứ 8 của câu bát được gieo xuống tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.

    - Các dòng thơ được ngắt nhịp 4/2 ở câu bát và 4/4 ở câu lục.


    Trả lời câu hỏi trang 38 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Bài thơ viết về ai và về điều gì?

    Trả lời:

    - Bài thơ viết về người mẹ và tình cảm tha thiết giữa mẹ đối với con


    Trả lời câu hỏi trang 38 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao?

    Trả lời:

    - Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: Ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ

    - Từ ngữ trong bài thơ nhẹ nhàng, tình cảm, thân thương như lời hát ru

    - Việc sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật khiến cho lời thơ thêm sâu sắc nhẹ nhàng, giàu hình ảnh biểu tượng, sự hi sinh, tình yêu thương của mẹ với còn đang thắm nồng, da diết


    Trả lời câu hỏi trang 38 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì?

    Trả lời:

    - Người bày tỏ suy nghĩ tình cảm là người mẹ

    - Bày tỏ suy nghĩ yêu thương, vỗ về, lo lắng cho đứa con thân yêu của mình.


    Trả lời câu hỏi trang 38 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Đọc trước văn bản À ơi tay mẹ, tìm hiểu thêm về tác giả Bình Nguyên.

    Tìm hiểu về tác giả Bình Nguyên

    - Bình Nguyên: Tên thật là Nguyễn Đăng Hào.

    - Sinh ngày 25 tháng 1 năm 1959. Quê quán xã Ninh Phúc, Tp Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

    - Sự nghiệp văn học: Ông vừa là nhà thơ vừa là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện nay tác giả Bình Nguyên đang làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình. Nhà thơ của cố đô Hoa Lư này đã nhận tới hai giải “Thơ lục bát” (Giải A-2003; Giải Ba-2010) trên báo Văn Nghệ.

    - Các tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Lang thang trên giấy (NXB Văn học - 2009) và Những ngọn gió đồng (NXB Hội Nhà văn - 2015).


    Trả lời câu hỏi trang 38 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Em đã bao giờ được bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy cảm nhận về lời ru ấy

    Trả lời:

    - Em đã từng được bà và mẹ ru khi đi ngủ như sau:

    Con cò mà đi ăn đêm,

    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

    Ông ơi, ông vớt tôi nao,

    Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

    Có xáo thì xáo nước trong,

    Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

    - Lời ru ấy giúp em đi vào giấc ngủ rất nhanh, là một giai điệu quen thuộc mà mỗi lần nghe được em đều nhớ tới người mẹ thân yêu của mình.


    2. Đọc hiểu

    a. Trong khi đọc

    Trả lời các câu hỏi giữa bài:

    Trả lời câu hỏi trang 38 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em cảm nhận gì

    Trả lời:

    - Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em về người mẹ thân yêu của mình cùng những lời ru ấm áp, ngọt ngào khi em còn thơ ấu.

    Trả lời câu hỏi trang 38 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Chú ý các biện pháp tu từ, cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ

    Trả lời:

    - Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: Ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ

    - Cách gieo vần trong bài thơ như sau: Tiếng thứ 6 của câu lục gieo xuống tiếng thứ 6 của câu bát, tiếng thứ 8 của dòng bát được gieo xuống tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.

    - Cách ngắt nhịp trong bài thơ như sau: ngắt nhịp 4/2 ở câu bát và 4/4 ở câu lục.

    Trả lời câu hỏi trang 39 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Hãy chú ý các phép nhiệm màu từ tay mẹ được thể hiện trong các khổ thơ như thế nào?

    Trả lời:

    - Các phép nhiệm màu từ tay mẹ là chắn mưa xa, chắn bão qua mùa màng, thức một đời, chắt chiu dãi dầu.

    Trả lời câu hỏi trang 39 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ?

    Trả lời:

    - Các từ À ơi, ru, bàn tay mẹ.


    b. Sau khi đọc

    Câu 1 trang 39 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Tìm hình ảnh, chỉ tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?

    Trả lời:

    - Hình ảnh thể hiện “phép nhiệm màu” của bàn tay mẹ là

    + Bàn tay mẹ chắn mưa xa

    + Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng

    - Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của người mẹ

    + Bàn tay mẹ thức một đời

    + Mai sau bể cạn non mòn/ À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

    + Bàn tay mang phép nhiệm mầu/ chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi

    + Ru cho chỗ dột ngoại ngồi vá khâu

    + À ơi... mẹ chẳng một câu ru mình


    Câu 2 trang 39 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?

    Trả lời:

    - Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ như: Trăng vàng, trăng, Mặt Trời bé con

    - Người mẹ gọi con bằng những hình ảnh đẹp đẽ, vĩnh cửu, luôn tỏa sáng như để thể hiện với bà người con chính là tình yêu là lẽ sống, ánh sáng của cuộc đời mẹ.


    Câu 3 trang 39 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Trong bài thơ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.

    Trả lời:

    - Từ “À ơi” được lặp lại nhiều lần khiến cho câu thơ ngọt ngào, dịu dàng như một bài hát du, làm cho nhịp điệu bài thơ da diết, đầy cảm xúc


    Câu 4 trang 39 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: “Bàn tay mang phép nhiệm mầu/Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?

    Trả lời:

    - Phép nhiệm màu là những điều phi thường, lớn lao những người mẹ với tình yêu thương con đức hi sinh cao thượng đã chịu đựng biết bao lam lũ vất vả để có thể lo lắng, che chở cho con mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.


    Câu 5 trang 39 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?

    Trả lời:

    - Hình ảnh “bàn tay mẹ” tượng trưng cho những vất vả, lo toan đồng thời cũng bàn tay đó tượng trưng cho tình yêu vô bờ, âu yếm con mình.


    Câu 5 trang 39 sgk Ngữ Văn 6 tập 1: Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?

    Trả lời:

    - Em thích nhất khổ thơ thứ 3.

    2. Đọc hiểu

    a. Trong khi đọc

    Trả lời các câu hỏi giữa bài:

    - Vì ở khổ thơ đó tình yêu thương mẹ dành cho con được thể hiện rất sâu sắc. Dù sau này “bể có cạn” “non có mòn” có muôn vàn khó khăn, thử thách, thì mẹ vẫn luôn bên cạnh dõi theo từng bước chân của con

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Top 2

    Bài tham khảo số 2

    1. Chuẩn bị

    - Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng 6 tiếng (dòng lục) và dòng 8 tiếng (dòng bát).

    - Khi đọc bài thơ lục bát:

    + Bài thơ được chia thành 6 khổ thơ. Số dòng thơ:

    Ÿ Khổ 1, 5: Hai dòng thơ.

    Ÿ Khổ 2, 3, 4, 6: Bốn dòng thơ.

    + Cách gieo vần trong bài thơ: Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo. (sa – qua; màng – dàng – vàng; ngon – tròn – còn; nôi – đời – Trời; con – mòn – còn; ru – thu – mù; cây – đầy – ngày; nhau – mầu – dầu; thôi – bồi – ngồi; khâu – đau – câu)

    + Các dòng ngắt nhịp chẵn 4/2 hoặc 4/4.

    + Bài thơ viết về người mẹ và sự hi sinh của người mẹ dành cho đứa con.

    + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ:

    Ÿ Biện pháp nhân hóa cái trăng còn nằm nôi, đời nín cái đau,…

    Ÿ Biện pháp ẩn dụ bàn tay mẹ; trăng, Mặt Trời,…

    + Từ ngữ trong bài thơ nhẹ nhàng như một lời ru, giàu tính gợi hình,…

    → Tác dụng: Tạo ra âm điệu nhẹ nhàng tựa lời hát ru, giàu hình ảnh, khiến bài thơ mang tính biểu tượng cao, thể tình mẫu tử thiêng liêng…

    + Tác giả (nhân vật trữ tình) đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ.

    → Đó là những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng và sự hi sinh cao cả của người mẹ dành cho người con.

    - Đọc trước văn bản À ơi tay mẹ; tìm hiểu thêm về tác giả Bình Nguyên:

    + Tác giả Bình Nguyên sinh năm 1959, quê ở Ninh Bình. Tên thật của tác giả là Nguyễn Đăng Hảo. Ông là người tài năng vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam vừa ở trong Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện nay là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình.

    + Các tác phẩm chính đã xuất bản: Hoa thảo mộc (2001), Trăng đợi (2004), Đi về nơi không chữ (2006), Lang thang trên giấy (2009).

    + Những giải thưởng văn chương:

    Ÿ Giải A cuộc thi thơ Lục bát năm 2002-2003 của báo Văn Nghệ.

    Ÿ Giải chính thức của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tập thơ "Trăng đợi” năm 2004.

    Ÿ Giải chính thức cuộc thi thơ "Bác Hồ của chúng ta” năm 2003-2004 của báo Văn Nghệ.

    Ÿ Giải chính thức của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2006 cho tập thơ "Đi về nơi không chữ”

    Ÿ Giải chính thức thơ Lục bát "Ngàn năm thương nhớ” năm 2010 do Báo Văn Nghệ và 5 cơ quan báo chí khác phối hợp tổ chức.

    + Em đã lần nào nghe bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy.

    - À, ru hời ơi hời ru

    Mẹ ru con có có hay chăng?

    Ru từ khi thai nghén trong lòng”,

    - À ơi, công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    - À ơi, con cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

    → Tiếng ru dịu dàng, tiếng ru ngọt ngào đưa chúng ta vào giấc ngủ say. Trong lời hát đấy không chỉ chất chứa tình yêu bao la của mẹ mà còn có cả tình yêu quê hương tha thiết. Đó là những câu ca dao, tục ngữ,… được đúc kết từ bao thế hệ ông cha ta. Không chỉ là những kinh nghiệm mà nó còn mang những hình ảnh quê hương con người Việt Nam. Dù đã lớn, lời ru ấy vẫn mãi là kỉ niệm tha thiết, êm dịu của mẹ đối với chúng ta.


    2. Đọc hiểu

    a. Trong khi đọc

    Câu hỏi trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em cảm nhận gì?

    Trả lời:

    Nhan đề À ơi tay mẹ và tranh minh họa gợi cho ta cảm nhận về tình cảm mẹ con thắm thiết, sự che chở của người mẹ dành cho đứa con thân yêu.


    Câu hỏi trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý các biện pháp tu từ, cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ.

    Trả lời:

    - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ:

    + Biện pháp nhân hóa cái trăng còn nằm nôi, đời nín cái đau,…

    + Biện pháp ẩn dụ bàn tay mẹ; trăng, Mặt Trời,…

    - Cách gieo vần trong bài thơ: Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo. (sa – qua; màng – dàng – vàng; ngon – tròn – còn; nôi – đời – Trời; con – mòn – còn; ru – thu – mù; cây – đầy – ngày; nhau – mầu – dầu; thôi – bồi – ngồi; khâu – đau – câu)

    - Các dòng ngắt nhịp chẵn 4/2 hoặc 4/4.

    Câu hỏi trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hãy chú ý các phép nhiệm mầu từ tay mẹ được thể hiện trong các khổ thơ như thế nào.

    Trả lời:

    Các phép nhiệm mầu từ tay mẹ:

    - Chắn mưa sa, chặn bao qua mùa màng.

    - Thức cả một đời, mai sau thế nào tay mẹ vẫn còn hát ru, ru cho mềm ngọn gió thu, cho tan đám sương mù, cho con lớn khôn.

    Câu hỏi trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ?

    Trả lời:

    Những từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong bài thơ: bàn tay mẹ, à ơi, ru cho


    b. Sau khi đọc

    Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?

    Trả lời:

    - Hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ:

    + Chắn mưa sa, chặn bao qua mùa màng.

    + Thức cả một đời, mai sau thế nào tay mẹ vẫn còn hát ru, ru cho mềm ngọn gió thu, cho tan đám sương mù, cho con lớn khôn.

    - Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của người mẹ:

    - Bàn tay mẹ chắn mưa sa

    Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng.

    - Bàn tay mẹ thức một đời

    À ơi này cái Mặt Trời bé con…

    Mai sau bể cạn non mòn

    À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

    - Bàn tay mang phép nhiệm mầu

    Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.

    - Ru cho sóng lặng bãi bồi

    Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu

    Ru cho đời nín cái đau

    À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình.


    Câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?

    Trả lời:

    - Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng, Mặt Trời bé con.

    - Qua cách gọi đó, ta thấy được tình cảm yêu thương dạt dào, bao la của người mẹ dành cho đứa con của mình.


    Câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Trong bài thơ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.

    Trả lời:

    Tác dụng của việc lặp lại cụm từ “à ơi” nhiều lần:

    - Tạo ra âm điệu du dương, êm ái giống như một lời hát ru.

    - Bộc lộ tình cảm yêu thương của người mẹ dành cho người con.


    Câu 4 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?

    Trả lời:

    Em có đồng ý với tác giả về câu thơ “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi” vì người mẹ đã chịu đựng những nỗi vất vả, trải qua nhiều mưa nắng, nguyện hi sinh cả cuộc đời mà không màng đến bản thân. Bàn tay ấy đã chống đỡ, gặp phải biết bao gian khó để mang đến cho người con một cuộc sống tốt đẹp nhất có thể.


    Câu 5 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?

    Trả lời:

    Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho những gian truân, vất vả mà người mẹ đã trải qua và đồng thời đó cũng là sự dịu dàng, ấm áp của tình mẫu tử thiêng liêng, vĩ đại của người mẹ dành cho người con bé bỏng của mình.


    Câu 6 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?

    Trả lời:

    Em thích nhất khổ thơ thứ hai, vì qua đó em thấy được tình cảm yêu thương da diết của người mẹ dành cho đứa con thông qua những tên gọi hết sức chân tình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Top 3

    Bài tham khảo số 3

    CHUẨN BỊ

    Trả lời câu 1 (trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Khi đọc bài thơ lục bát, các em cần chú ý: Bài thơ có được chia khổ không? Gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

    Phương pháp giải:

    Đọc lại bài thơ, đêm số chữ và xem cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài.

    Lời giải chi tiết:

    - Bài thơ được chia làm 6 khổ:

    + Khổ 1: 2 dòng

    + Khổ 2,3,4: 4 dòng

    + Khổ 5: 2 dòng

    + Khổ 6: 4 dòng

    - Cách gieo vần:

    + Ở khổ 2 dòng: chữ thứ 6 của dòng đầu sẽ vần với chữ thứ 6 dòng sau (sa - qua, mầu - dầu)

    + Ở khổ 4 dòng:

    + Chữ thứ 6 của dòng 6 câu sẽ vần với chữ thứ 6 dòng 8 câu (dàng - vàng, tròn - còn, đời - trời - mòn -còn, thu -mù,...)

    + Chữ thứ 8 của dòng 8 câu sẽ vần với chữ thứ 6 dòng 6 câu (ngon - tròn, con - non, cây - đầy,...)

    - Cách ngắt nhịp: Các em có thể ngắt theo nhịp 4/2, 4/4


    Trả lời câu 2 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Bài thơ viết về ai và về điều gì?

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ bài thơ, xác định nội dung chính.

    Lời giải chi tiết:

    Bài thơ viết về mẹ và về sự hi sinh của mẹ dành cho con.


    Trả lời câu 3 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao?

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học.

    Lời giải chi tiết:

    - Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật:

    + Điệp ngữ: “bàn tay", “à ơi này cái", “ru cho"

    + Biện pháp nhân hóa: “cái trăng vàng ngủ ngon”, “cái trăng tròn nằm nôi”

    + Biện pháp ẩn dụ: bàn tay mẹ ẩn dụ cho tình yêu thương bao la

    - Từ ngữ trong bài thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, chan chứa cảm xúc yêu thương.

    => Tác dụng: Khiến bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng tựa lời hát ru, giàu hình ảnh, mang tính biểu tượng cao, thể hiện tình cảm chứa chan thắm thiết của mẹ dành cho con.


    Trả lời câu 4 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì?

    Phương pháp giải:

    Chú ý nhân vật trữ tình trong bài thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Người mẹ là người đang bày tỏ cảm xúc tình cảm trong bài, mong con ngủ ngoan đồng thời cũng mong con biết được tình yêu thương, sự hi sinh của mẹ dành cho con.


    Trả lời câu 5 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Đọc trước văn bản; tìm hiểu thêm về tác giả Bình Nguyên.

    Phương pháp giải:

    Đọc chú thích (*) và tìm hiểu trên internet về tác giả.

    Lời giải chi tiết:

    Bình Nguyên: Tên thật là Nguyễn Đăng Hào, sinh ngày 25 tháng 1 năm 1959. Quê quán xã Ninh Phúc, Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Ông vừa là nhà thơ vừa là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện nay tác giả Bình Nguyên đang làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình. Nhà thơ của cố đô Hoa Lư này đã nhận tới hai giải “Thơ lục bát” (Giải A-2003; Giải Ba-2010) trên báo Văn Nghệ.


    Trả lời câu 6 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Em đã lần nào nghe bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy.

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại nhiều năm về trước, khi bà hay mẹ đã ru em từ khi còn bé và chia sẻ cảm xúc của mình.

    Lời giải chi tiết:

    - Thời còn nhỏ, em đã được bà ru ngủ bằng lời ru:

    Con cò mà đi ăn đêm

    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

    Ông ơi ông vớt tôi nao

    Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

    Có xáo thì xáo nước trong

    Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

    - Khi lớn lên nhớ lại lời bài hát ru em hiểu được ý nghĩa trong đó và thêm thương yêu kính phục những người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác, chịu thương, chịu khó. Bài học “thà chết trong còn hơn sống đục" mà các tác giả dân gian gửi cho đến nay vẫn còn có nhiều ý nghĩa đối với thế hệ trẻ chúng ta. Và em tự hào, tự cảm thấy mình may mắn vì được lớn lên trong lời hát ru đậm chất dân tộc của bà, của mẹ.


    Phần II

    ĐỌC HIỂU

    Câu hỏi giữa bài


    Trả lời câu 1 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em cảm nhận gì?

    Phương pháp giải:

    Quan sát bức tranh và chú ý nhan đề.

    Lời giải chi tiết:

    Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em về tình mẹ. Bức tranh và nhan đề nổi bật với đôi tay dịu dàng, ấm áp đầy yêu thương của mẹ dành cho con. Đôi tay ấy chính là đôi tay hi sinh, che chở, bao bọc con đến suốt cuộc đời.


    Trả lời câu 2 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Chú ý các biện pháp tu từ, cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ.

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ và nhớ lại các biện pháp tu từ, vần nhịp của thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Em xem lại lời giải câu 1 và câu 3 ở phần Chuẩn bị.


    Trả lời câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Hãy chú ý các “phép nhiệm mầu" từ tay mẹ thể hiện trong các khổ thơ như thế nào.

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ bài thơ, chú ý những hình ảnh tay mẹ.

    Lời giải chi tiết:

    “Phép nhiệm màu" từ tay mẹ chắt chiu từ những dãi dầu, sương gió, vất vả trong cuộc đời mẹ. Cả đời mẹ dành trọn cho con, lam lũ sớm khuya và bảo vệ con trước những khó khăn của cuộc đời, chỉ mong con có cuộc sống hạnh phúc.


    Trả lời câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ?

    Phương pháp giải:

    Chú ý các từ ngữ lặp lại và tham khảo lại câu 3 phần Chuẩn bị.

    Lời giải chi tiết:

    Những từ ngữ được lặp lại nhiều: “bàn tay", “à ơi này cái", “ru cho".


    CH cuối bài

    Trả lời câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Tìm hình ảnh, chỉ tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?

    Phương pháp giải:

    Đọc lại bài thơ, chú ý những câu thơ có hình ảnh tay mẹ.

    Lời giải chi tiết:

    - Những hình ảnh chi tiết thể hiện phép màu từ tay mẹ:

    + Bàn tay mẹ - chắn mưa

    + Bàn tay mẹ - chặn bão

    + Bàn tay mẹ - thức một đời, dù bể cạn đá mòn vẫn còn hát ru

    - Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của mẹ:

    Bàn tay mẹ chắn mưa sa

    Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

    Bàn tay mẹ thức một đời

    Mai sau bể cạn non mòn

    À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

    Bàn tay mang phép nhiệm màu

    Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi


    Trả lời câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?

    Phương pháp giải:

    Đọc lại bài thơ, chú ý những câu thơ có hình ảnh em bé.

    Lời giải chi tiết:

    Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng, cái mặt trời, cái khuyết.


    Trả lời câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Trong bài thơ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại kiến thức biện pháp điệp từ và chú ý âm điệu của từ ngữ này.

    Lời giải chi tiết:

    "À ơi" được lặp lại nhiều lần có tác dụng:

    - Tăng tính nhịp điệu cho lời thơ.

    - Khiến câu thơ mang âm điệu lời ru, gần gũi với văn học dân gian.

    - Thể hiện tình cảm dịu dàng, trìu mến của mẹ dành cho con.


    Trả lời câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chịu từ những dãi dầu đấy thôi”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?

    Phương pháp giải:

    Đối chiếu câu thơ với mẹ và cuộc đời và đưa ra nhận xét.

    Lời giải chi tiết:

    - Em đồng ý với tác giả.

    - Bởi cả đời mẹ vất vả vì con, lam lũ nhọc nhằn chịu mọi đắng cay, nguyện hi sinh cả cuộc đời để cho con có cuộc sống tốt đẹp. Chính vì thế nói rằng đôi bàn tay mẹ đã chịu những dãi dầu nắng mưa là đúng.


    Trả lời câu 5 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?

    Phương pháp giải:

    Suy nghĩ về hình ảnh ẩn dụ này.

    Lời giải chi tiết:

    Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho tình yêu thương bao la vô bờ bến của người mẹ dành cho con.


    Trả lời câu 6 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?

    Phương pháp giải:

    Tự chọn khổ thơ mà em thích nhất và đưa ra lí do.

    Lời giải chi tiết:

    - Em thích khổ thơ cuối.

    - Khổ thơ này nói về tình cảm bao la của mẹ và cường điệu hóa lời ru. Lời ru tha thiết, xuất phát từ tình yêu thương lại có thể xua tan đi tất cả những bão giông của cuộc đời để cho con một cuộc sống bình yên nhất. Đó chính là sự hi sinh cao cả của người mẹ.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Top 4

    Bài tham khảo số 4

    CHUẨN BỊ

    Trả lời câu 1 (trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc lại bài thơ, đêm số chữ và xem cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài.

    Lời giải chi tiết:

    - Bài thơ được chia làm 6 khổ:

    + Khổ 1: 2 dòng

    + Khổ 2,3,4: 4 dòng

    + Khổ 5: 2 dòng

    + Khổ 6: 4 dòng

    - Cách gieo vần:

    + Ở khổ 2 dòng: chữ thứ 6 của dòng đầu sẽ vần với chữ thứ 6 dòng sau (sa - qua, mầu - dầu)

    + Ở khổ 4 dòng:

    + Chữ thứ 6 của dòng 6 câu sẽ vẫn với chữ thứ 6 dòng 8 câu (dàng - vàng, tròn - còn, đời - trời - mòn - còn, thu - mù,...)

    + Chữ thứ 8 của dòng 8 câu sẽ vần với chữ thứ 6 dòng 6 câu (ngon - tròn, con - non, cây - đầy,...)

    - Cách ngắt nhịp: Các em có thể ngắt theo nhịp 4/2, 4/4


    Trả lời câu 2 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ bài thơ, xác định nội dung chính.

    Lời giải chi tiết:

    Bài thơ về mẹ và về sự hi sinh của mẹ dành cho con.


    Trả lời câu 3 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học.

    Lời giải chi tiết:

    - Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật:

    + Điệp ngữ: " bàn tay", "à ơi này cái", "ru cho"

    + Biện pháp nhân hóa: “cái trăng vàng ngủ ngon”, “cái trăng tròn nằm nôi”, “

    + Biện pháp ẩn dụ: bàn tay mẹ ẩn dụ cho tình yêu thương bao la,

    - Từ ngữ trong bài thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, chan chứa cảm xúc yêu thương.

    => Tác dụng: Khiến bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng tựa lời hát ru, giàu hình ảnh, mang tính biểu tượng cao, thể hiện tình cảm chứa chan thắm thiết của mẹ dành cho con.


    Trả lời câu 4 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Chú ý nhân vật trữ tình trong bài thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Người mẹ là người đang bày tỏ cảm xúc tình cảm trong bài.


    Trả lời câu 5 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc chú thích (*) và tìm hiểu trên internet về tác giả.

    Lời giải chi tiết:

    - Bình Nguyên: Tên thật là Nguyễn Đăng Hào, sinh ngày 25 tháng 1 năm 1959.

    - Quê quán xã Ninh Phúc, Tp Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

    - Ông vừa là nhà thơ vừa là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.

    - Hiện nay tác giả Bình Nguyên đang làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình. Nhà thơ của cố đô Hoa Lư này đã nhận tới hai giải “Thơ lục bát” (Giải A - 2003; Giải Ba - 2010) trên báo Văn Nghệ.


    Trả lời câu 6 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại nhiều năm về trước, khi bà hay mẹ đã ru em từ khi còn bé và chia sẻ cảm xúc của mình.

    Lời giải chi tiết:

    - Thời còn nhỏ, em đã được bà ru ngủ bằng lời ru:

    Con cò mà đi ăn đêm

    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

    Ông ơi ông vớt tôi nao

    Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

    Có xáo thì xáo nước trong

    Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

    - Khi lớn lên nhớ lại lời bài hát ru em hiểu được ý nghĩa trong đó => thương yêu kính phục những người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác, chịu thương, chịu khó => Tự hào, tự cảm thấy mình may mắn vì được lớn lên trong lời hát ru đậm chất dân tộc của bà, của mẹ.


    Phần II

    ĐỌC HIỂU

    Câu hỏi giữa bài

    Trả lời câu 1 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Quan sát bức tranh và chú ý nhan đề.

    Lời giải chi tiết:

    Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em về tình mẹ. Bức tranh và nhan đề nổi bật với đôi tay dịu dàng, ấm áp đầy yêu thương của mẹ dành cho con.


    Trả lời câu 2 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ và nhớ lại các biện pháp tu từ, vần nhịp của thơ.

    Lời giải chi tiết:

    Em xem lại lời giải câu 1 và câu 3 ở phần Chuẩn bị.


    Trả lời câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc kĩ bài thơ, chú ý những hình ảnh tay mẹ.

    Lời giải chi tiết:

    Phép nhiệm màu từ tay mẹ chắt chiu từ những dãi dầu, sương gió, vất vả trong cuộc đời mẹ. Cả đời mẹ dành trọn cho con, lam lũ sớm khuya và bảo vệ con trước những khó khăn của cuộc đời, chỉ mong con có cuộc sống hạnh phúc.


    Trả lời câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Chú ý các từ ngữ lặp lại và tham khảo lại câu 3 phần Chuẩn bị.

    Lời giải chi tiết:

    Những từ ngữ được lặp lại nhiều: "bàn tay", "à ơi này cái", "ru cho".


    CH cuối bài

    Trả lời câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc lại bài thơ, chú ý những câu thơ có hình ảnh tay mẹ.

    Lời giải chi tiết:

    - Những hình ảnh chi tiết thể hiện phép màu từ tay mẹ:

    + Bàn tay mẹ - chắn mưa

    + Bàn tay mẹ - chặn bão

    + Bàn tay mẹ - thức một đời, dù bể cạn đá mòn vẫn còn hát ru

    - Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của mẹ:

    Bàn tay mẹ chắn mưa sa

    Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

    Bàn tay mẹ thức một đời

    Mai sau bề cạn non mòn

    À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

    Bàn tay mang phép nhiệm màu

    Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi


    Trả lời câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đọc lại bài thơ, chú ý những câu thơ có hình ảnh em bé.

    Lời giải chi tiết:

    Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng, cái mặt trời, cái khuyết.


    Trả lời câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Nhớ lại kiến thức biện pháp điệp từ và chú ý âm điệu của từ ngữ này.

    Lời giải chi tiết:

    "À ơi" được lặp lại nhiều lần có tác dụng:

    - Tăng tính nhịp điệu cho lời thơ.

    - Khiến câu thơ mang âm điệu lời ru, gần gũi với văn học dân gian.

    - Thể hiện tình cảm dịu dàng, trìu mến của mẹ dành cho con.


    Trả lời câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Đối chiếu câu thơ với mẹ và cuộc đời và đưa ra nhận xét.

    Lời giải chi tiết:

    - Em đồng ý với tác giả.

    - Bởi cả đời mẹ vất vả vì con, lam lũ nhọc nhằn chịu mọi đắng cay, nguyện hi sinh cả cuộc đời để cho con có cuộc sống tốt đẹp => đôi bàn tay mẹ đã chịu những dãi dầu nắng mưa là đúng.


    Trả lời câu 5 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Suy nghĩ về hình ảnh ẩn dụ này.

    Lời giải chi tiết:

    Hình ảnh “bàn tay mẹ”: tượng trưng cho tình yêu thương bao la vô bờ bến của người mẹ dành cho con.


    Trả lời câu 6 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Phương pháp giải:

    Tự chọn khổ thơ mà em thích nhất và đưa ra lí do.

    Lời giải chi tiết:

    - Em thích khổ thơ cuối.

    - Khổ thơ này nói về tình cảm bao la của mẹ và cường điệu hóa lời ru. Lời ru tha thiết, xuất phát từ tình yêu thương lại có thể xua tan đi tất cả những bão giông của cuộc đời để cho con một cuộc sống bình yên nhất.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Top 5

    Bài tham khảo số 5

    Câu hỏi trang 37 Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều.

    - Xem lại phần Kiến thức ngữ văn đề vận dụng vào đọc hiểu bài thơ này.

    - Khi đọc bài thơ lục bát, các em cân chú ý:

    + Bài thơ có được chia khổ không? Gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? Vần trong bài thơ được gieo như thê nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

    + Bài thơ viết về ai và về điều gì?

    + Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao?

    + Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì?

    - Đọc trước văn bản; tìm hiểu thêm về tác giả Bình Nguyên.

    - Em đã lần nào nghe bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy.

    Bài làm:

    + Bài thơ có được chia khổ không? Gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

    Bài thơ được chia làm 6 khổ:

    Khổ 1: 2 dòng
    Khổ 2,3,4: 4 dòng
    Khổ 5: 2 dòng
    Khổ 6: 4 dòng
    Cách gieo vần:

    Ở khổ 2 dòng: chữ thứ 6 của dòng đầu sẽ vần với chữ thứ 6 dòng sau ( sa-qua, mầu- dầu)

    Ở khổ 4 dòng:

    Chữ thứ 6 của dòng 6 câu sẽ vẫn với chữ thứ 6 dòng 8 câu ( dàng- vàng, tròn còn, đời- trời-mòn-còn, thu-mù,….)
    Chữ thứ 8 của dòng 8 câu sẽ vần với chữ thứ 6 dòng 6 câu ( ngon-tròn, con- non, cây- đầy,…)
    Cách ngắt nhịp: Các em có thể ngắt theo nhịp 4/2, 4/4

    + Bài thơ viết về ai và về điều gì?

    Bài thơ về mẹ và về sự hi sinh của mẹ cho con

    + Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao?

    Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật:
    Điệp ngữ: ” bàn tay”, ” à ơi này cái”,” ru cho”
    Biện pháp nhân hóa
    Biện pháp ẩn dụ bàn tay- mẹ
    => Từ ngữ trong bài thơ nhẹ nhàng, như lời hát ru, từ ngữ giàu tính tượng hình, tượng thanh

    => Tác dụng: Khiến bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng tựa lời hát ru, giàu hình ảnh, mang tính biểu tượng cao, thể hiện tình cảm chứa chan thắm thiết mẹ con

    + Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì?

    Người mẹ là người đang bày tỏ cảm xúc tình cảm trong bài, mong con ngủ ngoan đồng thời cũng mong con biết được tình yêu thương, sự hi sinh của mẹ dành cho con

    – Đọc trước văn bản; tìm hiểu thêm về tác giả Bình Nguyên.

    Bình Nguyên Lộc: Tên thật là Nguyễn Đăng Hào, sinh ngày 25 tháng 1 năm 1959. Quê quán xã Ninh Phúc, Tp Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Ông vừa là nhà thơ vừa là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện nay tác giả Bình Nguyên đang làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình. Nhà thơ của cố đô Hoa Lư này đã nhận tới hai giải “Thơ lục bát” (Giải A-2003; Giải Ba-2010) trên báo Văn Nghệ.

    – Em đã lần nào nghe bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy.

    Em đã được bà ru ngủ bằng lời ru:

    Con cò mà đi ăn đêm

    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

    Ông ơi ông vớt tôi nao

    Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

    Có xáo thì xáo nước trong

    Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

    Khi lớn lên nhớ lại lời bài thơ em hiểu được ý nghĩa trong đó thêm thương yêu kính phục những người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác, chịu thương, chịu khó. Bài học “thà chết trong còn hơn sống đục” mà các tác giả dân gian gửi cho đến nay vẫn còn có nhiều ý nghĩa đối với thế hệ trẻ chúng ta.


    2. Đọc hiểu - Soạn bài À ơi tay mẹ (Cánh Diều)

    * Câu hỏi giữa bài

    Câu 1. Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em cảm nhận gì? (trang 38, SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

    Trả lời: Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em về tình mẹ


    Câu 2. Chú ý các biện pháp tu từ, cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ. (trang 38, SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

    Trả lời: Các biện pháp tu từ, ngắt nhịp trong bài (xem phần 1. Chuẩn bị)


    Câu 3. Hãy chú ý các "phép nhiệm mầu" từ tay mẹ thể hiện trong các khổ thơ như thế nào (trang 39, SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

    Trả lời: Phép nhiệm màu từ tay mẹ chắt chiu từ những dãi dầu, sương gió, vất vả trong cuộc đời mẹ. Cả đời mẹ dành trọn cho con, lam lũ sớm khuya chỉ muốn con có cuộc sống hạnh phúc.


    Câu 4. Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? (trang 39, SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

    Trả lời: Những từ ngữ được lặp lại nhiều: "bàn tay”, "à ơi này cái”, "ru cho”


    * Câu hỏi cuối bài

    Câu 1. Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ? (trang 39, SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

    Bài làm:

    Những hình ảnh chi tiết thể hiện phép màu từ tay mẹ:

    Bàn tay mẹ - chắn mưa
    Bàn tay mẹ - chặn bão
    Bàn tay mẹ - thức một đời, dù bể cạn đá mòn vẫn còn hát ru
    Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của mẹ:

    Bàn tay mẹ chắn mưa sa

    Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

    Bàn tay mẹ thức một đời

    Mai sau bể cạn non mòn

    À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

    Bàn tay mang phép nhiệm màu

    Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi


    Câu 2. Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con? (trang 39, SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

    Bài làm: Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng, cái mặt trời, cái khuyết.


    Câu 3. Trong bài thơ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy. (trang 39, SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

    Bài làm: À ơi được lặp lại nhiều lần khiến câu thơ mang âm điệu lời ru nhằm mục đích thể hiện tình cảm chan chứa của mẹ dành cho con.


    Câu 4. “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao? (trang 39, SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

    Bài làm: Em đồng ý với tác giả. Bởi cả đời mẹ vất vả vì con, lam lũ nhọc nhằn chịu mọi đắng cay, nguyện hi sinh cả cuộc đời để cho con có cuộc sống tốt đẹp. Chính vì thế nói rằng đôi bàn tay mẹ đã chịu những dãi dầu nắng mưa là đúng


    Câu 5. Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì? (trang 39, SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

    Bài làm: Hình ảnh bàn tay mẹ trong bài thơ tượng trưng cho người mẹ


    Câu 6. Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao? (trang 39, SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều)

    Bài làm: Em thích khổ thứ 3. Bởi đọc khổ thơ em cảm nhận được tình cảm của mẹ dành cho con là vô bờ vô tận

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Top 6

    Bài tham khảo số 6

    1. Bố cục

    Bố cục: 6 khổ.

    + Khổ 1: 2 câu đầu.

    + Khổ 2: 4 câu tiếp.

    + Khổ 3: 4 câu tiếp.

    + Khổ 4: 4 câu tiếp.

    + Khổ 5: 2 câu tiếp.

    + Khổ 6: 4 câu tiếp.

    - Vần:

    + Khổ có 2 dòng thơ: chữ thứ 6 của câu đầu sẽ vần với chữ thứ 6 câu sau (sa - qua, mầu- dầu...)

    + Khổ có 4 dòng thơ: Tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8, tiếng thứ 8 của câu 8 vần với tiếng thứ 6 của câu 6 tiếp theo. (Ví dụ trong khổ 2 có các vần là dang - vàng, ngon - tròn, tròn - còn...)

    - Các dòng thơ được ngắt nhịp: 4/2 hoặc 4/4.


    2. Tóm tắt

    - Bài thơ viết về bàn tay của người mẹ, và về sự chăm sóc của mẹ dành cho con.

    - Bài thơ đã sử dụng các biện pháp tu từ:

    + Điệp ngữ (bàn tay mẹ, ru cho, à ơi này…)

    + Ẩn dụ (cái trăng, cái Mặt Trời… )

    - Từ ngữ trong bài thơ: giàu tính tượng hình tượng thanh.

    - Các biện pháp nghệ thuật góp phần thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc.

    - Người bày tỏ cảm xúc trong bài thơ: người mẹ. Cảm xúc, suy nghĩ được bày tỏ là tình yêu thương con thắm thiết, mong muốn đứa con luôn ngoan ngoãn.

    - Tác giả Bình nguyên sinh năm 1959, quê ở Ninh Bình. Ông đang là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình.

    - Cảm nhận về những lời ru của bà, của mẹ: ngọt ngào, nhẹ nhàng.


    II. Hướng dẫn Soạn bài À ơi tay mẹ sách Cánh Diều chi tiết

    1. Trả lời câu hỏi trong bài

    Câu hỏi trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em cảm nhận gì?

    Trả lời:

    Nhan đề À ơi tay mẹ và tranh minh họa gợi cho ta cảm nhận về tình cảm mẹ con thắm thiết, sự che chở của người mẹ dành cho đứa con thân yêu.


    Câu hỏi trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý các biện pháp tu từ, cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ.

    Trả lời:

    - Các biện pháp tu từ được sử dụng: điệp ngữ (bàn tay mẹ, ru cho, à ơi này…), ẩn dụ (cái trăng, cái Mặt Trời...).

    - Cách gieo vần trong bài thơ:

    + Khổ có 2 dòng thơ: chữ thứ 6 của câu đầu sẽ vần với chữ thứ 6 câu sau (sa - qua, mầu- dầu...)

    + Khổ có 4 dòng thơ: Tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8, tiếng thứ 8 của câu 8 vần với tiếng thứ 6 của câu 6 tiếp theo. (Ví dụ trong khổ 2 có các vần là dang - vàng, ngon - tròn, tròn - còn...)

    - Các dòng thơ được ngắt nhịp: 4/2 hoặc 4/4.

    Câu hỏi trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hãy chú ý các phép nhiệm mầu từ tay mẹ được thể hiện trong các khổ thơ như thế nào.

    Trả lời:

    Các “phép nhiệm màu” từ tay mẹ được “chắt chiu từ những dài dẫu”: sự vất vả, nhọc nhằn của mẹ để con được no đủ, hạnh phúc.


    Câu hỏi trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ?

    Trả lời:

    Những từ ngữ được lặp lại nhiều: " bàn tay", " à ơi này cái"," ru cho"


    2. Trả lời câu hỏi cuối bài

    Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?

    Trả lời:

    - Hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ:

    + Chắn mưa sa, chặn bao qua mùa màng.

    + Thức cả một đời, mai sau thế nào tay mẹ vẫn còn hát ru, ru cho mềm ngọn gió thu, cho tan đám sương mù, cho con lớn khôn.

    - Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của người mẹ:

    - Bàn tay mẹ chắn mưa sa

    Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng.

    - Bàn tay mẹ thức một đời

    À ơi này cái Mặt Trời bé con…

    Mai sau bể cạn non mòn

    À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

    - Bàn tay mang phép nhiệm mầu

    Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.

    - Ru cho sóng lặng bãi bồi

    Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu

    Ru cho đời nín cái đau

    À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình.


    Câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?

    Trả lời:

    Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái Mặt Trời bé con, cái khuyết.

    - Cách gọi đó cho thấy tình cảm yêu thương của mẹ đối với con. Với mẹ, con chính là ánh trăng hay mặt trời, bất kể là đêm hay ngày đều đem lại nguồn sống cho mẹ.


    Câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Trong bài thơ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.

    Trả lời:

    À ơi được lặp lại nhiều lần khiến câu thơ mang âm điệu lời ru nhằm mục đích thể hiện tình cảm chan chứa của mẹ dành cho con.


    Câu 4 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?

    Trả lời:

    Em có đồng ý với tác giả về câu thơ “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi” vì người mẹ đã chịu đựng những nỗi vất vả, trải qua nhiều mưa nắng, nguyện hi sinh cả cuộc đời mà không màng đến bản thân. Bàn tay ấy đã chống đỡ, gặp phải biết bao gian khó để mang đến cho người con một cuộc sống tốt đẹp nhất có thể.


    Câu 5 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?

    Trả lời:

    Hình ảnh bàn tay mẹ trong bàu thơ tượng trưng cho người mẹ


    Câu 6 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?

    Trả lời:

    - Khổ thơ thích nhất: Khổ 5.

    - Nguyên nhân: Tuy chỉ có 2 câu thơ rất ngắn gọn, nhưng khổ thơ đã giúp người đọc thấy được tình mẫu tử cao cả có sức mạnh to lớn, tạo nên những điều kì diệu. Cũng như chúng ta phần nào thấu hiểu hơn được sự khó nhọc của người mẹ.


    III. Tổng kết bài soạn À ơi tay mẹ sách Cánh Diều

    1. Nội dung chính

    À ơi tay mẹ là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình.

    2. Nghệ thuật

    - Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con.

    - Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy