Top 7 Bài soạn Xuý Vân giả dại (Ngữ văn 10 - sách Cánh diều) hay nhất

Thai Ha 81 0 Báo lỗi

Văn bản Xuý Vân với những câu hát nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực tỉnh táo về thân phận dang dở, bẽ bàng. Sau những câu hát xưng danh là tâm sự đau xót ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn tham khảo số 1

    1. Chuẩn bị

    Yêu cầu (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

    • Văn bản kể về sự việc Xuý Vân giả dại
    • Nhân vật chính trong văn bản là Xuý Vân. Nhân vật được thể hiện qua:
      • Hành động: hát, múa
      • Ngôn ngữ: nửa điên dại, nửa chân thực
      • Tâm trạng: đau đớn, bẽ bàng, uất ức, tủi hổ
    • Văn bản có các chỉ dẫn sân khấu: nói lệch, vỉa, hát quá giang
    • Nhan đề đoạn trích và hình ảnh gợi cho em suy nghĩ Xuý Vân là một cô gái điên dại, không bình thường.

    2. Đọc hiểu

    * Nội dung chính:

    Đoạn trích “Xuý Vân giả dại” nói lên bi kịch của người phụ nữ trong khát vọng tình yêu nhưng không đạt được, buộc phải giả điên giả dại vì quá bẽ bàng và cuối cùng gánh chịu cái chết.

    * Trả lời câu hỏi giữa bài:
    Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

    • Các chỉ dẫn sân khấu: nói lệch, vỉa, hát quá giang
    • Ngôn ngữ nhân vật: nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực, tỉnh táo

    Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

    Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này độc đáo là nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực, tỉnh táo, rất giàu hình ảnh, nhiều ngụ ý thể hiện tâm trạng đau khổ của Xúy Vân về thân phận dang dở, bẽ bàng.


    Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

    Xuý Vân kể về cuộc đời mình: “Tuy dại dột, tài cao vô giá”, “Phụ Kim Nhan, say đắm Trần Phương”, “Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”


    Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

    • Tình cảnh “Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với công/ Đắng cay chẳng có chịu được, ức!” => lạc lõng, bơ vơ ở gia đình chồng
    • Ước mơ: “Chờ cho bông lúa chín vàng / Để anh đi gặt, để nàng mang cơm” => khát vọng hạnh phúc gia đình đầm ấm, giản dị
    • Tâm trạng: “Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên” => cô đơn, lẻ loi, buồn chán vì không có người chia sẻ

    Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

    Điệu múa khéo léo, uyển chuyển nhịp nhàng theo lời hát


    Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

    “Than rằng nhân ngãi, cựu tình tôi đâu” => nỗi nhớ người tình trằn trọc đến không thể ngủ

    Biện pháp tu từ ẩn dụ: "Con cá rô nằm trong vũng chân trâu - Để cho năm bảy cần câu châu vào" là trạng thái ấm ức, cô đơn, quẫn bách, gợi tả tình cảnh bế tắc, phản ánh sức nặng của áp lực từ nhiều phía.


    Câu 7 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

    Chiếc trống cơm >< vỗ nên bông

    Một đàn cô con gái >< lội sông té bèo

    Chuột >< đậu cành rào

    Muỗi >< ấp cánh dơi

    Ông Bụt >< bẻ cổ con nai

    Cái trứng gà >< tha con quạ lên ngồi trên cây

    Ở trong đình >< có cái khua, cái nhôi

    Ở trong nón >< có cái kèo, cái cột

    Ở dưới sông >< có cái phố bán bát

    Lên trên biển >< ta đốn gỗ làm nhà

    Con vâm >< ấp trứng ba ba

    Cưỡi con gà >< đi đánh giặc

    => Tái hiện lời nói điên dại của Xuý Vân


    * Trả lời câu hỏi cuối bài:

    Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

    • Lối nói: như nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu, nói.
    • Làn điệu: Quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược.
    • Vũ điệu: Múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.
    • Chỉ dẫn sân khấu: Đế

    Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

    a) Sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xuý Vân

    - Tôi chấp tay lạy bạn đừng cười,

    Tôi không trăng gió gặp người gió trăng,

    Gió trăng thời mặc gió trăng

    Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.

    - Chẳng giấu gì Xúy Vân là tôi

    Tuy dại dột, tài cao vô giá,

    Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

    Ai cũng gọi là cô là Xúy Vân

    Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương

    Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

    b) Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.

    Chờ cho bông lúa chín vàng

    Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

    c) Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.

    - Con gà rừng ăn lẫn với công

    Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

    Bông bông dắt, bông bông díu

    Xa xa lắc, xa xa líu

    Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.


    Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

    Tâm trạng vừa day dứt, hối hận vì những việc mình làm, vừa bẽ bàng, tủi hổ, đau đớn, xót xa

    “Tôi kêu đò, đò nọ không thưa

    Tôi càng chờ, càng đợi”

    Xuý Vân cảm thấy cô đơn, uất ức, chán trường vì cuộc sống không có người tâm sự sẻ chia, muốn tìm đến hạnh phúc mới nhưng cuộc đời lại càng thêm trớ trêu, bi kịch.


    Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

    Nghệ thuật diễn tả: Tác giả đan xen các lời thật, lời điên để thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng. Sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.


    Câu 5 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

    Nhân vật Xuý Vân vừa đáng thương, vừa đáng trách.

    • Đáng thương vì: không được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn, không có người đồng cảm, sẻ chia trong hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi ngay trong chính gia đình mình.
    • Đáng trách: nhẹ dạ cả tin theo lời Trần Phương mà phản bội chồng mình để rồi nhục nhã, phải chịu một cái chết đau đớn


    Câu 6 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

    Nếu nhân vật Xuý Vân ở thời hiện đại, nàng có thể giải thoát cho bản thân bằng cách:

    • Thẳng thắn chia sẻ cùng chồng nỗi niềm của bản thân và đưa ra cách giải quyết
    • Chia sẻ và nhờ trợ giúp của những người thân trong gia đình
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Top 2

    Bài soạn tham khảo số 2

    * Nội dung chính:

    - Văn bản “Xuý Vân giả dại” nói về sự việc Xuý Vân giả dại theo lời xui giả điên của Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình để buộc Kim Nham trả nàng về nhà.


    * Trả lời câu hỏi giữa bài:

    Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý các chỉ dẫn sân khấu (in nghiêng trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung hành động cảm xúc, tâm trạng của Xuý Vân.

    Trả lời:

    • Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)
    • Ngôn ngữ của nhân vật: mang tính hình tượng, tính truyền cảm, mộc mạc, giản dị, giàu giá trị văn chương
    • Thấy được tâm trạng đau khổ vì tự thấy mình đã lỡ làng, dang dở: “Tôi càng chờ đợi, càng trưa chuyến đò”, “Chả nên gia thất thì về ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười”

    → Hình ảnh cô gái càng chờ đợi, càng không thấy con đò tới đã cụ thể hóa sự bẽ bàng, lỡ dở của Xúy Vân.


    Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xuý Vân ở đoạn này có gì độc đáo.

    Trả lời:

    Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này độc đáo là nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực, tỉnh táo, rất giàu hình ảnh, nhiều ngụ ý thể hiện tâm trạng đau khổ của Xúy Vân về thân phận dang dở, bẽ bàng.


    Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong lời xưng danh, Xuý Vân kể điều gì về bản thân?

    Trả lời: Trong lời xưng danh, Xúy Vân là một người dại dột, có tài cao nhưng lại phụ Kim Nham say đắm Trần Phương, nghe theo lời xui dại của hắn là giả điên để thoát khỏi chồng, cuối cùng từ chỗ giả điên trở thành điên thật.


    Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý các hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước và tâm trạng của Xuý Vân.

    Trả lời:

    • Tâm trạng lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa trong gia đình chồng “Con gà rừng ăn lẫn với con công - Đắng cay chẳng có chịu được, ức!”
    • Nỗi thất vọng trước mâu thuẫn giữa ước mơ hạnh phúc gia đình đầm ấm “Để anh đi gặt, để nàng mang cơm” với thực tế bị chồng xao nhãng, bỏ bê vì mải mê đèn sách “Bông bông dắt, bông bông díu - Xa xa lắc, xa xa líu
    • Tâm trạng uất ức, cơ đơn, quẫn bách “Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên” khắc họa sự cô đơn, nỗi tủi phận vì không có người chia sẻ.

    Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hình dung điệu múa, lời hát của Xuý Vân trên sân khấu.

    Trả lời: Chúng ta có thể hình dung điệu múa Xúy Vân thể hiện nàng là một người phụ nữ đảm đang, khéo léo “điệu múa bắt nhện, xe tơ, dệt cửi”. Là một cô gái lao động, mong ước của nàng thật nhỏ bé, bình thường, cụ thể. Tâm trạng Xúy Vân được thể hiện đặc sắc giữa những câu hát, trận cười điên dại tưởng như vô nghĩa cho thấy nội tâm phong phú, rối bời, đầy tính bi kịch của nàng.


    Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xuý Vân than về điều gì? Chú ý biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp.

    Trả lời:

    • Xúy Vân than về nỗi nhớ về người tình, trằn chọc không thể ngủ được, lưu luyến mối tình xưa.
    • Biện pháp ẩn dụ trong câu “Con cá rô nằm trong vũng chân trâu - Để cho năm bảy cần câu châu vào” là trạng thái ấm ức, cô đơn, quẫn bách, gợi tả tình cảnh bế tắc, tù đọng đầy bất trắc, vừa phản ánh sức nặng của áp lực từ nhiều phía.

    Câu 7 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xuý Vân,

    Trả lời:

    • Những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân được thể hiện rõ nhất trong ở đoạn cuối văn bản: “Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông … Cưỡi con gà mà đi đánh giặc!”
    • Qua đoạn cuối văn bản, tâm trạng của Xúy Vân rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại, rối bời, mất phương hướng”. Những câu nói ngược, đầy những phi lí, nghịch dị khơ gợi về một thực trạng nội tâm xáo trộn, bất ổn, đầy trớ trêu. Nhân vật dường như rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại, rối bờ, mất phương hướng.

    * Trả lời câu hỏi cuối bài:

    Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc “Xuý Vân giả dại"?

    Trả lời:

    • Lối nói: như nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu, nói.
    • Làn điệu: Quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược.
    • Vũ điệu: Múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.
    • Chỉ dẫn sân khấu: Đế

    Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chỉ ra những lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu chủ yếu thể hiện:

    a) Sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xuý Vân,

    b) Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.

    c) Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.

    Trả lời:

    a) Sự “nhập vai” là người bị điên dại

    Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười,

    Tôi không trăng gió gặp người gió trăng,

    Gió trăng thời mặc gió trăng

    Ai ơi giữ lấy đạo hằng chở quên.

    Chẳng giấu gì Xúy Vân là tôi

    Tuy dại dột, tài cao vô giá,

    Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

    Ai cũng gọi là cô à Xúy Vân

    Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương

    Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

    b) Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.

    Chờ cho bông lúa chín vàng

    Để anh đi gặt, để nàng mang cơm

    c) Thực tế cuộc sống của của nàng trong gia đình chồng

    Con gà rừng ăn lẫn với công

    Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

    Bông bông dắt, bông bông díu

    Xa xa lắc, xa xa líu

    Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện.


    Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?

    Trả lời:

    Tâm trạng của Xúy Vân qua tiếng chờ đò, trong điệu hát con gà, trong lời than, lời hát ngược. Nàng day dứt về những việc mình làm, nhưng có khi tự thấy mình đã lỡ làng, dở dang, bẽ bàng, tự thấy mình lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa trong gia đình chồng, những nỗi thất vọng trước mâu thuẫn giữa ước mơ hạnh phúc gia đình đầm ấm với thực tế bị chồng xao nhãng, bỏ bê vì mải mê đèn sách. Nàng còn trách duyên trách phận, duyên phận dắt díu, ràng buộc họ với nhau, nhưng khát vọng của họ không gặp nhau. Chính vì thế nàng có cảm thấy ấm ức, cô đơn, quẫn bách, nỗi tủi phận vì những áp lực tứ phía, khó khăn đè lên đôi vai nàng trong khi ấy Xúy Vân không có một người người sẻ chia những điều đó. Những câu nói ngược, đầy những phi lí, nghịch dị khơi gợi về một thực trạng nội tâm xáo trộn, bất ổn, đầy trớ trêu. Xúy Vân dường như rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại, rối bời, mất phương hướng.


    Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo.

    Trả lời:

    • Nghệ thuật diễn tả tâm trạng phức tạp của Xúy Vân qua lời hát: Tâm trạng phức tạp của Xuý Vân thể hiện trong mâu thuẫn giữa hình thức bên ngoài với nội dung tâm trạng bên trong.
    • Nội dung suy nghĩ, tâm trạng bên trong: Xuý Vân hoàn toàn tỉnh táo, cô luôn day dứt, oán hận, trách móc, cảm thấy cô đơn, lạc lõng...
    • Hình thức bên ngoài cô phải đóng vai một người điên, hành động và lời nói giống như người điên dại.
    • Nghệ thuật diễn tả: Tác giả đan xen các lời thật, lời điên để thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng. Sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.

    Câu 5 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo em, nhân vật Xúy Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?

    Trả lời:

    Theo em, Xúy Vân đáng thương hơn là đáng trách bởi vì:

    • Nàng chấp nhận hôn nhân do cha mẹ là sắp đặt vội vàng không hoàn toàn có tình yêu. Khi nàng mới về nhà chồng cũng là một người vợ tốt, người phụ nữ đảm đang, khéo léo, đẹp người đẹp nết.
    • Cô cũng từng là cô gái quê bình thường với những ước mơ, khát vọng nhỏ bé giản dị, cụ thể như là một gia đình có vợ có chồng đầm ấm, hạnh phúc, chồng cày vợ cấy, đến mùa lúa chín thì sẽ cùng chồng làm nương, làm ruộng. Nhưng những điều ấy lại không được, chồng và gia đình chồng nàng có mộng công danh, ước mơ đỗ đạt làm quan. Trong lúc lạc lõng nhất thì nàng gặp Trần Phương, cái người mà cô coi như tri kỉ, tri âm, người cảm thông với mình.
    • Xúy Vân thông minh, khéo léo, đảm đang, khao khát hạnh phúc và dũng cảm tìm đến tình yêu nhưng cô phải giả dại để theo đuổi thứ tình yêu trăng gió ấy và rồi phải trả giá đắt. Khát vọng tình yêu tự do nhưng lại không thể thực hiện được bởi trong xã hội phong kiến, tư tưởng lạc hậu, quan niệm “tam tòng” đã trói buộc số phận người phụ nữ.

    Câu 6 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát bi kịch của bản thân như thế nào?

    Trả lời: Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời điểm hiện đại có thể giải thoát bi kịch của bản thân như: Đầu tiên sẽ phải xin lỗi Kim Nham, cùng nhau ngồi nói chuyện để cả hai hiểu nhau, nói lí do tại sao mình lại làm như vậy chứ không nhất thiết phải giả điên để kết thúc cuộc hôn nhân này. Trước khi muốn kết thúc mối quan hệ vợ chồng với Kim Nham để chạy theo tình yêu của Trần Phương thì nàng phải tìm hiểu kĩ con người kia là như thế nào chứ không vì cảm xúc nhất thời mà buông bỏ mái ấm đang có.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Top 3

    Bài soạn tham khảo số 3

    Chuẩn bị

    1. Đọc phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này
    2. Khi đọc văn bản chèo hoặc tuồng, các em cần chú ý.
    • Văn bản kể lại sự việc gì và diễn biến của sự việc đó như thế nào?
    • Nhân vật chính trong văn bản là ai? Nhân vật được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng... như thế nào?
    • Văn bản có các chỉ dẫn sân khấu, các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,... nào được sử dụng? Các chỉ dẫn, biện pháp,... đó giúp em hình dung ra bối cảnh, hành động, tâm trạng.... của nhân vật ra sao?

    *Tóm tắt vở chèo:

    Xuý Vân, con gái của viên huyện Tể, là người đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham, một học trò nghèo tỉnh Nam Định. Sau khi cưới vợ, Kim Nham lại lên Tràng An trọ học để dùi mài kinh sử. Xuý Vân buồn bã trong cảnh chờ đợi. Giữa lúc đó, Trần Phương, một gã nhà giàu phong tỉnh ở Đông Ngàn (Bắc Ninh) tìm cách tán tỉnh nàng, xui nàng giả điện dại để thoát khỏi Kim Nham. Xuý Vân nghe theo. Được tin, Kim Nham vội trở về để chạy chữa cho vợ song không có kết quả. Chàng đành phải làm giấy cho Xuý Vân được tự do. Lúc này, Trần Phương lộ rõ bộ mặt “Sở Khanh". Lỡ làng, đau khổ, Xuý Văn không dám về nhà, từ chỗ giả điên, nàng trở nên điên thật. Kim Nham quyết chỉ học hành, đỗ đạt cao, được bổ làm quan. Gặp lại vợ cũ, giờ là kẻ ăn xin, chàng sai người mang cho nắm cơm, trong đó có một nén bạc. Bẻ nắm cơm, thấy có nén bạc, hỏi ra mới biết sự tình, Xuý Vân xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

    Đoạn trích dưới đây kể sự việc Xuý Vân giả dại theo lời Trần Phương để buộc Kim Nham trả nàng về nhà.

    • Đọc trước văn bản Xuý Vân giả dại.
    • Nhan đề đoạn trích và hình ảnh vai diễn trên gọi cho em ấn tượng ban đầu như thể nào về nhân vật Xuý Vân?

    Trả lời: Nhan đề đoạn trích và hình ảnh vai diễn trên gợi cho em ấn tượng ban đầu về hình ảnh một người phụ nữ có vài phần nhan sắc đang giả điên giả dại giữa chốn đông người.


    * Trả lời câu hỏi giữa bài

    Nội dung chính Xúy Vân giả dại: Đoạn trích kể về sự việc Xúy Vân giả dại theo loeif của Trần Phương để buộc Kim Nham trở về nhà.

    Câu 1 trang 65 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chú ý các chỉ dẫn sân khấu (in nghiêng trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung hành động, cảm xúc, tâm trạng của Xúy Vân.

    Trả lời:

    Các chỉ dẫn sân khấu:

    • nói lệch
    • vía
    • hát quá giang
    • đế

    Câu 2 trang 65 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Cách dùng từ ngữ trong lời bài hát của Xúy Vân ở đoạn này có gì độc đáo?

    Trả lời:

    - Cách dùng từ ngữ trong lời bài hát của Xúy Vân độc đáo ở chỗ:

    • Lặp từ “lụy” 3 lần
    • Hình ảnh ẩn dụ: đò, con sông, cô bán hàng, gió trăng.

    Câu 3 trang 66 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể điều gì về bản thân?

    Trả lời:

    Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể về họ tên mình, phẩm chất, tài năng và hoàn cảnh của mình.


    Câu 4 trang 66 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chú ý hình ảnh thể hiện tình cảm, mơ ước và tâm trạng của Xúy Vân.

    Trả lời:

    • Các hình ảnh thể hiện tình cảm: Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với con công/ Đắng cay chẳng có chịu được ức
    • Các hình ảnh thể hiện mơ ước: Để anh đi gặt, để nàng mang cơm
    • Các hình ảnh thể hiện tâm trạng: ức bởi xuân huyên

    Câu 5 trang 66 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Hình dung điệu múa, lời hát của Xúy Vân trên sân khấu.

    Trả lời:

    Điệu múa, lời hát của Xúy Vân trên sân khấu thể hiện Xúy Vân là một người khéo léo, đảm đang trong việc nhà “điệu múa bắt nhện, xe tơ, dệt cửi…” đó đều được coi là công việc thể hiện sự đảm đang tháo vát của người phụ nữ xưa kia. Kết hợp với tâm trạng vốn đang đầy ngổn ngang, bi kịch của nàng khiến cho người nhìn có phần cảm thấy nàng như đang gỉa điên giả dại.


    Câu 6 trang 67 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Xúy Vân than về điều gì? Chú ý biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp.

    Trả lời:

    • Xúy Vân than về nỗi nhớ người yêu của mình
    • Biện pháp ẩn dụ: con cá rô nằm trong vũng trâu, năm bảy cần câu châu vào.

    → Hình ảnh đó thể hiện một trạng thái cùng cực, phẫn uất của của người phụ nữ trong một tình cảnh đầy bế tắc, bị mọi người nói ra nói vào, làm nổi bật bất hạnh của nhân vật Xúy Vân.


    Câu 7 trang 67 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chú ý những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân.

    Trả lời:

    Những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân:

    • Trống cơm – vỗ nên bông
    • Cô gái lội sông té bèo
    • Chuột đậu cảnh rào – muỗi ấp cánh dơi
    • Ông bụt bẻ cổ con nai
    • Trứng gà – tha quạ
    • Con vâm ấp trứng ba ba
    • Cưỡi gà đi đánh giặc

    * Trả lời câu hỏi cuối bài

    Câu 1 trang 68 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc “Xuý Vân giả dại"?

    Trả lời:

    • Lối nói: vỉa, nói lệch, nói điệu sử rầu
    • Làn điệu: điệu sa lệch, hát quá giang, hát ngược, hát điệu con gà rừng.
    • Vũ điệu: điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi…
    • Chỉ dẫn sân khấu: đế

    Câu 2 trang 68 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chỉ ra những lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu chủ yếu thể hiện:

    a) Sự "nhập vai" là người bị điên dại của Xuý Vân.

    b) Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.

    c) Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.

    Trả lời:

    a) Lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu thể hiện sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xúy Vân:

    • Lời nói: Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười/ Tôi không trăng gió gặp người trăng gió/ Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên
    • Câu hát: Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông/ Một đàn các cô gái lội té bèo/ Chuột đậu cành rào, mỗi ấp cánh dơi… Cưỡi con gà mà đi đánh giặc”
    • Chỉ dẫn sân khấu: đế, Xúy Vân vào, vừa đi vừa cười.

    b) Lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu thể hiện ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng là:

    • Lời nói, câu hát: Chờ cho bông lúa chín vàng/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm
    • Chỉ dẫn sân khấu: Xúy Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.

    c) Lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu thể hiện thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng

    • Câu hát: Con gà rừng ăn lẫn với con công/ Đắng cay chẳng có chịu được, Xa xa lắc, xa xa líu/ Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.
    • Chỉ dẫn sân khấu: hát điệu sa lệch


    Câu 3 trang 68 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?

    Trả lời:

    Tâm trạng của Xúy Vân được khắc họa rõ nét qua tiếng gọi đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược. Đó là sự day dứt về tình cảnh của mình, là sự chờ đợi đằng đẵng hết cả tuổi xuân qua tiếng gọi chờ đò. Hay tình cảnh khốn khổ, chứa đựng đầy bi kịch của bản thân trong điệu hát con gà rừng. Tiếp đến là sự bi kịch trong tình yêu khi vừa thương chồng, vừa nhớ người tình của mình, nỗi sầu tương tư khiến nàng thức trắng đêm. Nhưng với nàng giờ đây, chồng nàng đã là mỗi tình cũ, là người xưa. Cuối cùng là tâm trạng ngổn ngang chứa đầy sự phi lí, chán trường của Xúy Vân được thể hiện rõ nét trong lời hát ngược.


    Câu 4 trang 68 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo.

    Trả lời:

    Yếu tố nghệ thuật được sử dụng thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo là nghệ thuật diễn tả nhân vật. Nó bao gồm diễn tả nội tâm, tâm trạng phức tạp của nhân vật qua lời than, câu hát hay cử chỉ, hành động. Đan xem với đó là lối nói, chỉ dẫn sân khấu đa dạng nhằm làm nổi bật sự thay đổi trong tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được thể hiện theo một trình tự hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh bi kịch của nhân vật.


    Câu 5 trang 68 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Theo em, nhân vật Xuý Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?

    Trả lời:

    Theo em, nhân vật Xúy Vân vừa đáng thương nhưng cũng vừa đáng trách. Đáng thương ở chỗ, cuộc sống của nàng, tình duyên của nàng lận đận, lấy chồng nhưng lại phải chịu cảnh chăn đơn gối chiếc, chịu sự khổ đau, tủi nhục ở nhà chồng khi chồng không có nhà. Dù vậy, nhưng nàng vẫn có phần đáng trách bởi sự không chung thủy của mình. Nàng còn nghe lời người tình, giả điên để chồng bỏ mình, trả lại cho mình cuộc sống tự do để bản thân đi theo nhân tình. Như chúng ta đã biết, Xúy Vân cũng chỉ muốn theo đuổi khát khao được hạnh phúc, được thỏa mãn tình yêu lứa đôi, được sống bên nhau trọn đời. Nhưng nàng đã chọn cách phản bội chồng mình, đi theo nhân tình – tiếng gọi của tình yêu mà đánh mất bản tính vốn có của người phụ nữ, thủy chung, nghĩa tình.


    Câu 6 trang 68 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nếu nhân vật Xuý Văn trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát bi kịch của bản thân như thế nào?

    Trả lời:

    Theo em, nếu nhân vật Xuý Văn trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại, nàng có thể giải bày tình cảnh, suy nghĩ, tâm tư của mình với Kim Nham. ởi xã hội hiện đại, con người đều bình đẳng và vợ chồng sẽ đều phải tôn trong quyết định của nhau. Vậy nên, thay vì giả điên, giả ngốc, nàng nên thổ lộ tấm lòng của mình với Kim Nham, nói rõ mong muốn của bản thân với chồng và kết thúc cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc này trong êm đẹp. Đồng thời, nàng cũng cần tìm hiểu rõ con người của Trần Phương, không nên yêu một cách mù quáng để cuối cùng bị lừa. Từ đó, đưa ra được quyết định đúng đắn là nên tiếp tục, hay dừng lại, suy tính kĩ cho cuộc sống tương lai của chính mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Top 4

    Bài soạn tham khảo số 4

    1. Chuẩn bị

    • Văn bản kể về sự việc Xúy Vân giả dại.
    • Diễn biến của sự việc:
      • Xúy Vân được gả cho Kim Nhan - một học trò nghèo tỉnh Nam Định.
      • Sau khi cưới vợ, Kim Nhan lên Tràng An trọ học để dùi mài kinh sử.
      • Xúy Vân buồn bã trong cảnh chờ đợi, rồi bị Trần Phương, một gã nhà giàu ở Đông Ngàn tìm cách tán tỉnh, xui nàng giả điên để thoát khỏi chồng.
      • Xúy Vân giả điên, Kim Nhan chạy chữa nhưng không được liền trả tự do cho nàng.
      • Trần Phương lộ rõ bộ mặt, Xúy Vân đau khổ, không dám về nhà rồi bị điên thật.
    • Nhân vật chính trong văn bản: Xúy Vân. Nhân vật được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ.
    • Một số biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ… Các chỉ dẫn, biện pháp đó giúp em hình dung rõ hơn về tâm trạng, bối cảnh của nhân vật.
    • Nhan đề và hình ảnh gợi ấn tượng: Xúy Vân là một người phụ nữ hiền lành, xinh đẹp nhưng lại đi giả điên.

    2. Đọc hiểu

    Câu 1. Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này có gì độc đáo?

    Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân nửa ngô nghê điên dại, nửa tỉnh táo, đau khổ.


    Câu 2. Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể điều gì về bản thân?

    Xúy Vân đã kể về việc bản thân bị Trần Phương lừa gạt, nghe theo lời hắn giả điên để thoát khỏi chồng nhưng cuối cùng lại trở nên điên thật.


    Câu 3. Xúy Vân than về điều gì? Chú ý biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp.

    Xúy Vân than về nỗi nhớ người tình. Biện pháp tu từ ẩn dụ: “Con cá rô nằm trong vũng chân trâu - Để cho năm bảy cần câu châu vào” cho thấy cảnh ngộ bẽ bàng của nàng, cũng như sự ấm ức trước cảnh ngộ đó.


    3. Trả lời câu hỏi

    Câu 1. Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc “Xúy Vân giả dại”?

    Lối nói: như nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu, nói.
    Làn điệu: Quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược.
    Vũ điệu: Múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.
    Chỉ dẫn sân khấu: Đế.

    Câu 2. Chỉ ra những lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu chủ yếu thể hiện:

    a. Sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xúy Vân.

    b. Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.

    c. Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.

    Gợi ý:

    a.

    - Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười,

    Tôi không trăng gió gặp người gió trăng,

    Gió trăng thời mặc gió trăng

    Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.

    - Chẳng giấu gì Xúy Vân là tôi

    Tuy dại dột, tài cao vô giá,

    Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

    Ai cũng gọi là cô là Xúy Vân

    Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương

    Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

    b.

    Chờ cho bông lúa chín vàng

    Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

    c.

    - Con gà rừng ăn lẫn với công

    Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

    Bông bông dắt, bông bông díu

    Xa xa lắc, xa xa líu

    Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.


    Câu 3. Tâm trạng của Xúy Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?

    Xúy Vân cảm thấy day dứt, tủi hổ trước những việc đã làm. Cùng với đó là sự ấm ức, cô đơn khi không có một người chia sẻ. Nàng rơi vào trạng thái hỗn loạn, lạc mất phương hướng.


    Câu 4. Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo.

    - Diễn tả tâm trạng qua lời hát: Cho thấy mâu thuẫn giữa hình thức và nội tâm.

    - Sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.


    Câu 5. Theo em, nhân vật Xúy Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?

    Xúy Vân vừa đáng thương, vừa đáng trách. Xúy Vân đáng thương ở chỗ cuộc hôn nhân của nàng là theo sự sắp đặt của cha mẹ, không có tình yêu. Khi vừa mới lấy chồng đã phải chịu ảnh cô đơn, bởi vậy mà nàng khao khát hạnh phúc. Còn đáng trách khi nàng đã quá cả tin để Trần Phương lừa gạt, không giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng.


    Câu 6. Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát bi kịch của bản thân như thế nào?

    Xúy Vân sẽ thú nhận lỗi lầm với Kim Nham, cầu mong nhận được sự tha thứ.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Top 5

    Bài soạn tham khảo số 5

    Câu 1: Văn bản kể lại sự việc gì và diễn biến của sự việc đó như thế nào?

    Trả lời:

    Văn bản kể lại sự việc Thúy Vân giả dại (bị Trần Phương lừa gạt, xui giả điên để từ bỏ chồng, từ chỗ giả điên nàng trở nên điên thật).

    Diễn biến sự việc:- Kim Nham - một học trò nghèo từ Nam Định lên Tràng An trọ học, đựơc huyện Tể gả con gái là Xúy Vân, một cô gái nết na, thùy mị- Trong khi chờ đợi chồng “dùi mài kinh sử” xa nhà, Xúy Vân bị Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình tán tỉnh và xui nàng giả dại để thoát khỏi Kim Nhan- Thúy Vân giả điên, Kim Nham hết lòng chạy chữa không được đành trả tự do cho nàng. Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ và điên thật- Kim Nham thành đạt, được bổ làm quan. Nhận ra vợ cũ điên dại phải đi ăn xin, Kim Nham bỏ nén bạc và nắm cơm sai người đem cho, Xúy Vân nhận ra và xấu hổ nhảy xuống sông tự vẫn.


    Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản là ai? Nhân vật được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng,...như thế nào?

    Trả lời:

    Nhân vật chính trong văn bản: Xúy Vân. Các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:

    Con gái của huyện Tề, đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham - một học trò nghèo.- Nghe lời xui giả điên để giải thoát khỏi Kim Nham của Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình -> bị Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ, từ chỗ giả điên thành điên thật.- Xúy Vân đi ăn xin, Kim Nham bắt gặp bèn sai người đem nén bạc và nắm cơm cho nàng, biết được Xúy Vân xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

    Câu 3: Văn bản có các chỉ dẫn sân khuẩn, các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...nào được sử dụng? Các chỉ dẫn, biện pháp,...đó giúp em hình dung ra bối cảnh, hành động, tâm trạng,..của nhân vật ra sao?
    Trả lời:
    Văn bản có các chỉ dẫn sân khuẩn, các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...nào được sử dụng? Các chỉ dẫn, biện pháp,...đó giúp em hình dung ra bối cảnh, hành động, tâm trạng,..của nhân vật ra sao?

    ĐỌC HIỂU

    Câu 1: Chú ý các chỉ dẫn sân khấu (in nghiêng trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung hành động, cảm xúc, tâm trạng của Xúy Vân.

    Trả lời:

    Các chỉ dẫn sân khấu (in nghiêng trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung hành động, cảm xúc, tâm trạng của Xúy Vân: nói lệch, vỉa, hát quả giang, đế.


    Câu 2: Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này có gì độc đáo?
    Trả lời:
    Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này độc đáo là nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực, tỉnh táo, rất giàu hình ảnh, nhiều ngụ ý thể hiện tâm trạng đau khổ của Xúy Vân về thân phận dang dở, bẽ bàng.

    Câu 3: Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể điều gì về bản thân?
    Trả lời:
    Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể về bản thân: một người dại dột, tài cao nhưng lại phụ Kim Nham say đắm Trần Phương, ngheo theo lời xui dại của hắn là giả điên, để thoát khỏi chồng, cuối cùng từ chỗ giả điên thành điên thật.

    Câu 4: Chú ý các hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước và tâm trạng của Xúy Vân
    Trả lời:
    Các hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước và tâm trạng của Xúy Vân: tâm trạng lạc lõng, vô nghĩa trong gia đình chồng "Con gà rừng ăn lẫn với con công - Đắng cay chẳng có chịu được, ức!", nỗi thất vọng trước mâu thuẫn giữa ước mơ hạnh phúc gia đình đầm ấm "Để anh đi gặt, để nàng mang cơm", tâm trạng uất ức, cơ đơn, quẫn bách "Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên" khắc họa sự cô đơn, nỗi tủi phận vì không có người chia sẻ.


    Câu 5: Hình dung điệu múa, lời hát của Xúy Vân trên sân khấu
    Trả lời:
    Điệu múa Xúy Vân cho thấy là một cô gái đảm đang, khéo léo "điệu múa bắt nhện, xe tơ, dệt củi".

    Câu 6: Xúy Vân than về điều gì? Chú ý biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp.
    Trả lời:
    Xúy Vân than về nỗi nhỡ về người tình, trằn chọc không thể ngủ được, lưu luyến mỗi tình xưa. Biện pháp tu từ ẩn dụ: "Con cá rô nằm trong vũng chân trâu - Để cho năm bảy cần câu châu vào" là trạng thái ấm ức, cô đơn, quẫn bách, gợi tả tình cảnh bế tắc, phản ánh sức nặng của áp lực từ nhiều phía.

    Câu 7: Chú ý những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân.
    Trả lời:
    Những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân:

    “Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông,

    Một đàn các cô con gái lội sông té bèo.

    Chuột đậu cành rào, muỗi ấp cánh rơi

    Ông Bụt kia bẻ cổ con nai,

    Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây

    Ở tong đình có cái khua, cái nhôi

    Ở trong nón có cái kèo, cái cột

    Ở dưới sông có cái phố bán bát

    Lên trên biển ta đốn gỗ làm nhà

    Con vâm kia ấp trứng ba ba

    Cưỡi con gà mà đi đánh giặc!”

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Top 6

    Bài soạn tham khảo số 6

    I. Tìm hiểu tác phẩm Xúy Vân giả dại

    1. Thể loại: Chèo cổ: Chèo cổ thuộc thể lại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa do các tác giả dân gian sáng tác và được lưu truyền tới ngày nay


    2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

    - Đoạn trích Xúy Vân giả dại được trích từ vở chèo Kim Nham


    3. Phương thức biểu đạt: tự sự


    4. Tóm tắt:

    Xúy Vân là người con gái đẹp người, đẹp nết, là con gái của viên huyện Tể được gả cho Kim Nham một anh thư sinh nghèo hiếu học. Cuộc hôn nhân ép buộc không có tình yêu đã đưa cuộc đời nàng đến một tấn bi kịch. Sau khi về nhà chồng, Kim Nham phải lên Tràng An để dùi mài kinh sử để Xúy Vân ở nhà bơ vơ trong sự ghẻ lạnh và coi thường của gia đình. Vì quá buồn tủi và khao khát tìm kiếm hạnh phúc của đời mình nàng đã tin theo Trần Phương, hắn bày kế xúi Xúy Vân giả điên để được tự do thoát khởi nhà chồng. Nhưng không ngờ rằng Trần Phương là một tên “Sở Khanh”, đểu cáng bỏ lại nàng, khiến nàng tuyệt vọng từ giả điên thành điên thật.


    5. Bố cục

    • Đoạn 1: Trước khi gặp Trần Phương
    • Đoạn 2: Sau khi gặp Trần Phương

    6. Giá trị nội dung:

    • “Xúy Vân giả dại” là trích đoạn thể hiện tập trung được bi kịch tình yêu và nội tâm đầy mâu thuẫn của nhân vật Xúy Vân một cách đặc sắc
    • Số phận bi kịch bị giằng xé giữa khát vọng tình yêu và hạnh phúc đối với hoàn cảnh sống khắc nghiệt của người phụ nữ trong chế độ xưa
    • Cảm thông với những đau khổ, bế tắc của nàng thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá con người mang tính nhân đạo sâu sắc của tác giả

    7. Giá trị nghệ thuật:

    • Nghệ thuật xây dựng nội tâm nhân vật sâu sắc
    • Tình huống kịch đắt giá

    II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Xúy Vân giả dại

    1. Hoàn cảnh của Xúy Vân

    • Xúy Vân là con gái của viên huyện Tể
    • Là người con gái tài giỏi, khéo léo, đảm đang, ước mong có một gia đình đầm ấm
    • Nàng được bắt ép gả cho Kim Nham - một học trò nghèo ở Nam Định => cuộc hôn nhân không có tình yêu
    • Sau khi cưới vợ Kim Nham lên Tràng An dùi mài kinh sử để thi cử, để Xúy Vân ở nhà mòn mỏi chờ mong.=> bi kịch cuộc đời nàng bắt đầu từ đây.

    2. Diễn biến tâm trạng của Xúy Vân trước khi gặp Trần Phương

    • Cảm nhận tuổi xuân của mình từng ngày bị bóp chết bởi sự vô vọng, ngóng trông chồng.

      “Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.”


      • Lỡ làng, dở dang, trông ngóng đến tuyệt vọng

      “Trăm năm đành lỗi hẹn đò

      Cây đa bến cũ con đò khác xưa?”

      “Chả nên gia thất thì về.

      Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười.”


      • Chán nản, bẽ bàng, cuộc sống trở nên vô nghĩa

      “Gà rừng ăn lẫn với công

      Đắng cay chẳng có chịu được ức”


      • Thân phận tủi hờn, uất ức, bị coi thường ở nhà chồng

      “Bông bông dắt, bông bông diu

      Xa xa lắc, xa xa líu”

      “Chờ cho lúa chín bông vàng.

      Để anh đi gặt, để nàng mang cơm”

      => Lời hát được lặp đi lặp lại thể hiện ước mơ bình dị của một cô gái yêu lao động, tần tảo, hăng say

      => Lời bộc bạch nỗi cô đơn và khát khao hạnh phúc của cô không thể chia sẻ với láng giềng, cũng không được sự đồng cảm của cha mẹ.


      3. Diễn biến tâm trạng khi gặp Trần Phương

      • Cứ ngỡ là sẽ gặp được tri âm tri kỉ để chia sẻ để cảm thông

      “Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng

      Gió trăng thời mặc gió trăng”

      => Cô đã vượt qua lễ giáo, dám chạy theo tiếng gọi của tình yêu vì hôn nhân do cha mẹ sắp đặt không có tình yêu

      => Cô lại là nạn nhân là người thiệt thòi và đáng thương trong mối quan hệ với Trần Phương

      “Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương

      Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”


      • Khát vọng tình yêu cháy bỏng, một cô gái có bản lĩnh tự tin, luôn hành động theo bản năng, vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến

      “Đôi ta dắt díu lên đây

      Áo giải làm chiếu, chăn quay làm mùng”


      • Ấm ức, bế tắc, cô đơn của Xúy Vân

      “Tôi thương nhân ngãi

      Tôi nhớ nhân tình

      Đêm năm canh trằn trọc hòa (cả) năm

      Than rằng nhân ngãi cựu hình đi đâu”

      “Con cá rô nằm vũng chân trâu

      Để cho năm bảy cần câu châu vào”

      => Bi kịch của đời Xúy Vân khi bị quá yêu một tên Sở Khanh mà không hề hay biết

      => Trần Phương là con người lật lọng, tráo trở, phụ tình, kẻ đi gieo tương tư

      Hình minh hoạ
      Hình minh hoạ
    • Top 7

      Bài tham khảo số 7

      CHUẨN BỊ

      • Sự việc: Thúy Vân giả dại từ giả điên mà trở thành điên thật.
      • Diễn biến: Học trò nghèo Kim Nham được huyện Tề gả con gái Xúy Vân. Trong khi chờ đợi chồng, Xúy Vân bị gã nhà giàu Trần Phương xui giả dại để bỏ chồng. Thế nhưng, khi nàng giả điên, người chồng Kim Nham tìm mọi cách chữa trị, cuối cùng đành trả lại tự do cho Xúy Vân. Lúc này Trần Phương lộ rõ bộ mặt Sở Khanh. Sau khi Kim Nham thành tài, thấy vợ cũ Xúy Vân điên dại đi ăn xin, anh sai người mang nắm cơm và nén bạc. Xúy Vân lúc này nhận ra, vì quá xấu hổ và đau đớn nên đã nhảy xuống sông tự vẫn.- Nhân vật chính trong văn bản: Xúy Vân, nhân vật được thể hiện qua hình ảnh, ngôn ngữ của người đang giả điên dại.
      • Chỉ dẫn: nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, hát điệu con gà rừng, tiếng trống nhịp nổi lên, Xúy Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xúy Vân hát lên rổi cười và hát điệu sa lệch…; hát sắp, nói, hát ngược, Xúy Vân vào, vừa đi vừa cười điên dại.
      • Hình ảnh: nhiều hình ảnh sinh động, mang nhiều ẩn ý.
      • Từ ngữ: quen thuộc, dễ hiểu.
      • Biện pháp tu từ: so sánh, điệp, ẩn dụ.
      • Hình dung: cô đơn, đau khổ, thất vọng trước cuộc sống hôn nhân.
      • Ấn tượng: Xúy Vân là cô gái xinh đẹp, đặt ra suy nghĩ vì lí do gì mà Xúy Vân lại tự mình giả điên.

      SOẠN BÀI XÚY VÂN GIẢ DẠI CÁNH DIỀU PHẦN ĐỌC HIỂU

      Câu 1.

      - Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)

      - Hình dung: Xúy Vân đau khổ và thất vọng trước cuộc sống hôn nhân không như mình mong đợi. Cô chờ đợi chồng dùi mài kinh sử, trong căn phòng trống rỗng, chỉ một mình khiến cô cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Có gia đình nhưng không khiến cô hạnh phúc.


      Câu 2.

      Từ ngữ giàu hình ảnh, mang nhiều ẩn ý, trong lời nói nửa điên nửa thực.


      Câu 3.

      Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể về bản thân: Cô là người có tài cao, hát hay nhưng vì say đắm Trần Phương mà đã phụ tình Kim Nham để rồi kết cục trở thành người điên dại.


      Câu 4.

      Hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước, tâm trạng của Xúy Vân:

      • Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với công / Đắng ca chẳng có chịu được, ức!
      • Bông bông dắt, bông bông díu, / Xa xa lắc, xa xa líu.
      • Chờ co bông chín lúa vàng, / Để anh đi gặt, để nàng mang cơm/
      • Ức bởi xuân huyên.

      Câu 5.

      Xúy Vân là cô gái lao động, khéo léo, quan sát tỉ mí. Những điệu múa điêu luyện, gợi cảm xúc. Lời hát mang nhiều tâm tư phản ánh số phận trớ trêu của nàng.


      Câu 6.

      • Than về người tình. Cô nhớ nhung mối tình xưa với Kim Nham không thể ngủ được.
      • Biện pháp tu từ ẩn dụ.

      Câu 7.

      Những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân được thể hiện rõ nhất trong ở đoạn cuối văn bản: “Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông … Cưỡi con gà mà đi đánh giặc!”


      CÂU HỎI CUỐI BÀI

      Trả lời ngắn gọn câu hỏi trang 68 SGK Ngữ Văn 10 Cánh Diều tập 1

      Câu 1.

      • Lối nói: nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu.
      • Làn điệu: hát quá giang, hát điệu con gà rừng, hát sắp, hát ngược.
      • Vũ điệu: múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.
      • Chỉ dẫn sân khấu: đế, nói, vào, vừa đi vừa cười điên dại.

      Câu 2.

      a) Sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xúy Vân.

      • Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười. / Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng.
      • Chẳng giấu gì Xúy Vân là tôi. / Tuy dại dột, tài cao vô gái, / Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ, / Ai cũng gọi là cô ả Xúy Vân. / Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương, / Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

      b) Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.

      Chờ cho bông lúa chín vàng / Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.


      c) Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.

      • Con gà rừng, con gà rừng lẫn với con công, / Đắng cay chẳng có chịu được, ức!
      • Bông bông dắt, bông bông díu, / Xa xa lắc, xa xa líu, / Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

      Câu 3.

      Tâm trạng: xấu hổ, hối hận trước những việc mù quáng mà bản thân làm. Trong lời, thi thoảng bộc lộ sự bẽ bàng.


      Câu 4.

      Nghệ thuật chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích làm cụ thể hóa hành động, suy nghĩ của nhân vật để người đọc, người xem khám phá được chiều sâu nhân vật. Qua đó giúp nhân vật bộc lộ trực tiếp được cảm xúc, dễ dàng thể hiện vai diễn để thấy được sự thay đổi tâm lí.


      Câu 5.

      Nhân vật Xúy Vân theo em là nhân vật đáng thương. Bởi vì, Xúy Vân khao khát được hạnh phúc, yêu thương mà Kim Nham lại xa nhà lâu, nên Xúy Vân mới bị những lời dỗ ngọt của Trần Phương dẫn tới giả điên để bỏ chồng rồi thành điên thật


      Câu 6.

      Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời điểm hiện đại có thể giải thoát bi kịch của bản thân như: tìm hiểu kĩ Trần Phương trước khi muốn chấm dứt hôn nhân với Kim Nham. Tìm tới Kim Nham để nói rõ sự tình chứ không cần giả điên.

      Hình minh hoạ
      Hình minh hoạ




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy