Top 8 Bài văn phân tích nhân vật An, Cò trong Đi lấy mật (Ngữ văn 7 - sách KNTT với CS) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8

Bài tham khảo số 3

Đất rừng phương nam là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời của một cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là các tỉnh Tây Nam, Việt Nam vào năm 1945, sau khi thực dân Pháp trở về xâm chiếm miền Nam. Trong chuyến lưu lạc của mình An đã được gặp và tiếp xúc với nhiều người, trong đó phải kể đến tía, má nuôi và Cò. Trong đoạn trích từ chương 9, “Đi lấy mật” là hành trình vào rừng lấy mật, “ăn ong” của ba cha con, hai nhân vật An và Cò đã đưa người đọc tới những trải nghiệm thú vị nơi đất rừng U Minh.


Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về trải nghiệm đi lấy mật ong rừng của An cùng Cò và cha nuôi. Trong hành trình này, phong cảnh rừng núi phương Nam được tác giả tái hiện vô cùng sinh động, huyền bí, hùng vĩ nhưng cũng rất thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân vùng U Minh.


Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chính là nhân vật An, cậu bé xưng “tôi” giúp cho lời kể tự nhiên, chân thực. Cũng nhờ đó, khung cảnh thiên nhiên của rừng U Minh được hiện lên tràn đầy nhựa sống, có sự kết hợp giữa vẻ đẹp của các loài vật, loài cây cũng như những sự vật của thiên nhiên như trời, ánh sáng, đầu hoa tràm, sông ngòi…khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh. Tác phẩm đã tái hiện một vẻ đẹp trù phú, sống động vô cùng của núi rừng, là cả một đất trời thiên nhiên ưu đãi, cánh đồng bát ngát mênh mông, sóng nước rì rầm, rừng rậm bạt ngàn trù phú, thú rừng hoang dã muôn loài… Điều đó cho thấy khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật An vô cùng tinh tế và sâu sắc.


Trong mắt An, tía nuôi của mình hiện lên là một người cha luôn yêu thương và quan tâm con cái, không cần quay lại, chỉ cần nghe “tôi” thở thôi cũng cảm nhận được cậu đang mệt và cần được nghỉ ngơi. Tía đi trước hai anh em, Bên hông lủng lẳng chiếc túi […], lưng mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai, tay cầm chà gạc. Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường đứt ra một bên để lấy lối đi. Trong lúc chỉ An về phía cây có con ong mật, tía nuôi đang âm thầm truyền dạy cho con những kinh nghiệm quý báu trong công việc.


Bên cạnh người tía nuôi ấm áp, An cũng có những suy nghĩ, quan sát về người bạn đồng hành của mình – Cò. Cò là một cậu bé sinh ra và thuộc về vùng đất U Minh này, nên cậu bé vô cùng lanh lợi, nhanh nhẹn, lém lỉnh. An miêu tả “thằng Cò” đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách. Tuy đội thúng to, nhưng cặp chân của “nó” như bộ giò nai, đên mức “lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là!” Dường như Cò không hề mệt mỏi, cậu bé đã quá quen với địa hình nơi này, cũng đã đi rừng cùng cha rất nhiều lần, Cò giàu năng lượng và yêu công việc này cùng tía.


Cò là cậu bé tự tin, lém lỉnh. Cậu bé rất thích thú khi thể hiện sự hiểu biết vượt trội của mình với một người mới đi rừng như An. Việc này thể hiện ở chi tiết Cò liên tục đặt ra những câu đố, những lần cậu bé vênh mặt khi An chịu thua, tỏ ra bình thản khi An reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp mắt… Tưởng chừng sự tự tin này khiến Cò trở thành một cậu bé tự đắc, nhưng ngược lại, Cò hiện lên là một nhân vật nhanh nhẹn và có nét đáng yêu riêng. Cậu bé giảng giải cho An cách để tìm thấy ong mật: “Cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm cao kia” “nhìn một chỗ trống ấy” “nó tới liền bây giờ”. Tuy An với Cò rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó.


Nếu An là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi và khám phá, thường có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc…thì Cò lại là một cậu bé lanh lợi, thạo việc, giàu năng lượng và ấm áp. Cả hai nhân vật này đều mang lại cho người đọc những cảm giác dễ chịu, thú vị khi đồng hành cùng đoạn trích “Đi lấy mật”, học hỏi thêm những kinh nghiệm đặc biệt trong lao động của người dân nơi đây.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 8 Bài văn phân tích nhân vật An, Cò trong Đi lấy mật (Ngữ văn 7 - sách KNTT với CS) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy