Bài tham khảo số 3

Hai tiếng quê hương đã quá đỗi gần gũi, thân quen mỗi khi chúng ta nhắc về. Nó như trở thành gia đình thứ hai của ta, luôn dang tay đón những đứa con vào lòng.


Quê hương ở những miền quê Việt Nam luôn xuất hiện với hình ảnh con đường, ruộng đồng, sông nước,…. Tình yêu đất nước lúc nào cũng bắt nguồn từ tình yêu quê hương chân thành, giản dị như thế.

Bằng sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ và tình yêu quê hương vô bờ bến, nhà thơ Đỗ Trung Quân mới có thể so sánh quê hương với những hình ảnh quen thuộc đến thế. Quê hương ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt.


Quê hương tuy là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương tưởng rằng vô hình không thể hình dung được nhưng lại được tác giả cụ thể hóa có thể nắm được, nhìn được và gửi được.

Quê hương là chùm khế ngọt có thể cảm nhận bằng mọi giác quan. Được lớn lên trong sự bao bọc, che chở của quê hương, tuổi thơ ai cũng phải qua những năm tháng đến trường, cùng đi học với các bạn cười nói vui vẻ trên con đường đó. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò.


Quê hương là thế đó, cứ đứng đó mà âm thầm lặng lẽ che chở cho những con người nơi đây, trở thành máu mủ nguồn gốc của mỗi người.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy