Bài tham khảo số 5

Trong số chúng ta, tuổi thơ chắc hẳn ai cũng được lớn lên trong tiếng hát, giai điệu quen thuộc ngân vang của bài hát Quê hương. Đó là một bài thơ những được phổ nhạc thể hiện qua những câu hát quen thuộc, giai điệu tươi mới để mỗi khi đi xa, như nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn của mình.


Mở đầu bài thơ, tác giả đặt một câu hỏi tu từ thật ngọt ngào “Quê hương là gì hở mẹ”. Chỉ một câu hỏi vu vơ của em bé thôi mà được lặp lại hai lần tạo nên sự da diết, lắng đọng đến vậy.


Định nghĩa về quê hương tưởng như xa vời, rộng lớn, đôi khi chính chúng ta cũng không thể xác định được Quê hương là gì? Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sự ngây ngô của tuổi mới lớn giúp chúng ta nhận thức rằng, quê hương là nơi ta sinh ra, nuôi nấng và lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình. Hơn thế, quê hương mỗi người chỉ có một nên ta phải yêu quê hương – nơi trôn rau cắt rốn của mình.

Chỉ khi phân tích bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân, chúng ta mới hiểu hết được những cội nguồn, những thứ kỷ niệm mà quê hương mang lại nó lớn lao, ý nghĩa những cũng đỗi giản dị, thân quen.


Tác giả trả lời rằng “quê hương là chùm khế ngọt”, nuôi nấng, bảo vệ ta trước mọi khó khăn cuộc đời. Chùm khế ngọt ở đây được ví như những thức ăn dân giã mà chỉ có quê hương mới có, thức ăn mà lũ trẻ con chẳng phải tốn một đồng nào cũng có thể có ăn ngon lành. Song nó hóa thân như những người thân, gia đình nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày. Nhờ có họ – những người săn sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ thì chúng ta mới có thể lớn lên thành tài.


Quê hương là hàng loạt những kỷ niệm tuổi thơ chan chứa ùa về trong từng khoảng khắc của mỗi người, là nơi “con thả diều trên đồng” cùng đám trẻ con trong làng. Tuổi thơ tại nơi vùng quê bình yên, an toàn, mọi thứ thật đơn giản, vui vẻ. Quê hương cũng là những cánh đồng rộng bao la, nhuộm màu vàng của lúa thơm nhẹ nhàng. Hình ảnh nón lá, con sông, cánh diều, cầu tre thật quen thuộc, bình dị nơi chốn làng quê Việt Nam.


Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ…


Đoạn thơ cuối như lời dặn dò của bà của mẹ nhắc nhở mỗi chúng ta phải luôn nhớ về quê hương. Quê hương chỉ có duy nhất một, nó được ví von như người bà người mẹ. Bởi mỗi khi chúng ta gặp khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống thì chỉ có quê hương bao bọc, chở che. Nhớ về cội nguồn cũng là truyền thống quý báu của mỗi người dân Việt Nam. Hơn hết, nó là nơi nuôi dưỡng chúng ta trở thành những mầm non tương lai của đất nước.


Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh so sánh mang ý nghĩa sâu sắc. Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn, giống như người mẹ đã sinh thành nuôi ta khôn lớn trưởng thành.


Quê hương đóng vai trò rất lớn trong quá trình trường thành của mỗi người. Bài thơ nhắc nhở mỗi chúng ta phải luôn sống và làm việc có ích, hãy biết yêu thương quê hương xứ sở, vì quê hương chính là mẹ và mẹ chính là quê hương.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy