Top 7 Bài văn phân tích 4 câu thơ đầu đoạn trích "Cảnh ngày xuân" của Nguyễn Du (Ngữ văn 9) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Bài tham khảo số 6

Chẳng biết là bao giờ, mùa xuân đã có sức thu hút kì diệu với lòng người đến vậy. Xuân tuyệt diệu, xuân trẻ trung, tinh khiết đã làm say lòng các thi nhân, văn sĩ. Đã có biết bao áng thơ, áng văn, biết bao bản nhạc ca ngợi mùa xuân nhưng bức tranh xuân chắc hẳn sẽ kém đi sự huyền diệu nếu không có Cảnh ngày xuân trong thơ đại thi hào Nguyễn Du. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã vẽ nên khung cảnh tuyệt diệu của mùa xuân để lưu truyền cho muôn đời:


Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.


Mở đầu bức tranh xuân, tác giả thông báo trực tiếp về thời gian:


Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.


Hình ảnh “con én đưa thoi” gợi ra các cách hiểu khác nhau. “Con én đưa thoi” có thể hiểu là những cánh cò chao liệng trên bầu trời như thoi đưa, bởi chim én là tín hiệu của mùa xuân. Bên cạnh đó, "con én đưa thoi” còn có thể hiểu là thời gian trôi rất nhanh chẳng khác nào thoi đưa. Nếu hiểu theo cách hai thì câu thơ "Ngày xuân con én đưa thoi không chỉ đơn thuần là câu thơ tả cảnh mà ngầm chứa trong đó bước đi vội vàng của thời gian. Cách cảm nhận này dường như rất logic với câu thơ tiếp theo: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”. Nhà thơ Nguyễn Du đã đưa ra những con số rất cụ thể. Mùa xuân có chín mươi ngày thì đã trôi đi quá nửa (đã ngoài sáu mươi). Câu thơ ẩn chứa sự nuối tiếc khôn nguôi của con người trước sự chảy trôi của thời gian. Mùa xuân vốn đến và đi theo quy luật của tự nhiên bao giờ vẫn thế nhưng ở đây nhà thơ đã nhìn dưới cái nhìn tâm lí mang màu sắc chủ quan nên mùa xuân cũng trở nên sống động. Ta bắt gặp sự gần gũi trong cách cảm nhận thời gian của đại thi hào Nguyễn Du với ‘‘hoàng tử thơ ca" Xuân Diệu sau này. Nhà thơ Xuân Diệu của thời thơ mới trước mùa xuân tươi đẹp cùng đã có những dự cảm về sự tàn phai, nuối tiếc:


Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

(Xuân Diệu - Vội vàng)


Sự tương đồng trong cách cảm nhận bước đi mùa xuân giữa hai nhà thơ cách nhau mấy thế kỉ thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của những hồn thơ kiệt xuất. Chỉ có những người biết yêu, biết quý trọng thời gian mới có thể cảm nhận được sự chảy trôi, vận động tế vi đến như vậy.


Nếu như hai câu đầu, Nguyễn Du nghiêng về miêu tả thời gian thì hai câu sau nhà thơ tập trung miêu tả cảnh sắc:

Cỏ non xanh tận chân trời,Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.


Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã làm sống dậy một bức tranh xuân căng tràn nhựa sống. Tất cả cảnh vật đều được miêu tả ở trạng thái viên mãn nhất. Cỏ non xanh tận chân trời, màu xanh của cỏ tiếp nối với màu xanh của trời như trải ra ngút ngàn. Màu xanh vốn là màu của sự sống, hơn nữa đây là xanh non, xanh lộc biếc nên sự sống lại càng tràn trề, trào dâng. Nguyễn Du không phải là nhà thơ đầu tiên miêu tả cỏ xuân, trước ông nhà thơ Nguyễn Trãi đã viết trong bài Bến đò xuân đầu trại:

Độ đầu xuân thảo lục như yên,

Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên

(Cỏ xanh như khói bến xuân tươi

Lại có mưa xuân nước vỗ trời)


Nếu Nguyễn Trãi sử dụng thủ pháp so sánh “thảo lục như yên" để miêu tả về xuân như mờ ảo, sương khói trong ngày mưa nơi bến đò thì Nguyễn Du lại vẽ trực tiếp bức tranh cỏ xuân. Chỉ với câu thơ: “Có non xanh tận chân trời", ông đã đem đến cho người đọc cảm nhận về hình ảnh, màu sắc, đường nét, sức sống của cỏ... Tất cả đều hài hòa, lắng đọng trong chiều sâu câu thơ 6 chữ tạo nên nét xuân riêng rất Nguyễn Du. Cái tài của đại thi hào không dừng ở đó, bức tranh cỏ xuân xanh biếc như làm nền cho sự đột phá ở câu thơ tiếp theo:

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa


Miêu tả những bông hoa lê trắng trong, tinh khiết, nhà thơ không viết là “điểm trắng” mà sử dụng đảo ngữ “trắng điểm" khiến cho màu trắng càng được nhấn mạnh. Bên cạnh đó, biện pháp đảo ngữ khiến người đọc cảm nhận màu trắng của hoa lê chủ động tô điểm cho bức tranh xuân thêm tuyệt diệu. Chỉ “một vài bông hoa” nhưng cũng đủ làm nên thần thái của bức tranh xuân.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 7 Bài văn phân tích 4 câu thơ đầu đoạn trích "Cảnh ngày xuân" của Nguyễn Du (Ngữ văn 9) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy