Top 6 Bài văn phân tích 14 câu giữa đoạn trích "Trao duyên" trích Truyện Kiều - Nguyễn Du hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

Bài tham khảo số 6

Nguyễn Du không chỉ là danh nhân văn hóa thế giới mà ông còn là đại thi hào dân tộc, một thiên tài văn học của nước nhà. Ông vốn được sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc nhưng sống trong giai đoạn đồng tiền làm băng hoài đạo đức, đầy biến động, Nguyễn Du chứng kiến được rất nhiều cảnh đời bất công của xã hội bấy giờ, và ông có sự cảm thông sâu sắc đối với thân phận bất hạnh của người phụ nữ. Bởi lẽ đó, ông đã viết nên thi phẩm tuyệt bút “Truyện Kiều”, tác phẩm như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Nổi bật trong đó là đoạn trích “Trao duyên” thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh, nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều đồng thời cho thấy tài năng miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du. Nếu như 12 câu đầu Kiều đã thuyết phục được Thúy Vân thì 14 câu sau nàng bắt đầu trao cho Thúy Vân kỉ vật tình yêu và dặn dò em:


“Chiếc vành với bức tờ mây,

........

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.”


Cứ ngỡ hai người “Trai anh hùng – gái thuyền quyên/Phỉ nguyền sánh bước đẹp duyên cưỡi rồng” nào ngờ lại bị cách xa một đời bởi một lí do hết sức đau đớn. Bọn sai nha gây nên vụ án oan sai đối với gia đình Thúy Kiều, nàng buộc phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho chúng để cứu cha và em. Kiều ngồi trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu rồi nàng nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Những câu thơ đầu nói về việc Thúy Kiều tìm cách thuyết phục Thúy Vân, vừa thuyết phục vừa ràng buộc nhưng vẫn khẩn cầu, Kiều đã đạt được mục đích: nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Sau khi Thúy Vân đã cảm thông, Thúy Kiều đem các vật đính ước trao lại cho em gái:

“Chiếc vành với bức tờ mây,Duyên này thì giữ vật này của chung.”


Giây phút trao kỉ vật của tình yêu là phút giây thiêng liêng, cảm động và rất đau lòng. Tình cảm dẫu sao vẫn còn trừu tượng, chức kỉ vật của tình yêu thì cứ hiển nhiên hiện ra đó, cho nên Thúy Kiều trao “chiếc vành với bức tờ mây” cho em thì nàng cũng đau đớn đến tột độ. Đứng trên góc độ người đọc như chúng ta thì kỉ vật đó chẳng đáng là bao, nhưng đối với Kiều, đó là định ước tình yêu thiêng liêng giữa hai người mà cô trân trọng hơn bao giờ hết. Mỗi lời của nàng nặng như chì, nàng trao duyên nên cũng phải trao cả những kỉ vật tình yêu cho em. Nếu như ở đoạn trên, Kiều kể mối tình của mình cho em nghe bằng giọng điệu cố lấy vẻ bình tĩnh thì đến lúc trao lại kỉ vật cho em, nàng cảm thấy mình đã mất hết nên không thể kìm nén được tình cảm thật nửa, trái tim nàng đã bắt đầu lên tiếng. Ta có thể cảm nhận được sự ngập ngừng, luyến tiếc của Kiều, lí trí bảo phải trao đi nhưng trái tim lại một mực muốn giữ lại.


“Duyên này” từng chớm nở từ buổi gặp nhau giữa Kim – Kiều mà giờ đây đã trở thành duyên giữa Kim và Vân. “Vật này” từng tượng trưng cho tình yêu thiêng liêng Kim – Kiều mà giờ đây đã trở thành “của chung” của Kim – Vân – Kiều. Một tình cảnh hết sức ngang trái, đưa cả ba con người vào vòng xoáy đớn đau không thể tả xiết. Duyên của chị cũng đã trao hết cho em, những kỉ vật này xin em hãy cho nó là một phần của chị, hãy cho nó là “của chung”. Cái xã hội bắt con người phải chung cả cái không thể chung được thì có đáng ghét không, có đáng nguyền rủa không? Đấy chính là lời tố cáo vọng đến thấu trời của Nguyễn Du đối với xã hội đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Xã hội đưa Kiều vào cảnh ngộ phải lỗi thề nhưng lòng nàng không quên được lời thề, không đoạn tuyệt với mối tình được. Đó chính là bi kịch tình yêu của Thúy Kiều.

Kể từ giây phút này, tiếng nói tình cảm đã dần thay tiếng nói của lý trí. Kiều hi vọng cho Thúy Vân và Kim Trọng “nên vợ nên chồng” để trong hạnh phúc gia đình ấy, kỉ niệm về nàng vẫn tồn tại:


“Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”


Ý nghĩ của Kiều thật chua chát, tủi buồn, nó đọng lại ở câu: “Dù em nên vợ nên chồng”. Từ “dù” ở đầu câu thơ như một giả thiết mơ hồ hi vọng. Kiều biết chắc chắn thế nhưng vẫn mong điều ấy đừng đến. Phải chăng, Nguyễn Du đã nhập tâm vào nhân vật Thúy Kiều, thấu hiểu từng nỗi niềm tâm sự của nàng đề nói lên tiếng nói giúp nàng? Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du sâu sắc biết chừng nào.


Không chỉ trao các kỷ vật đính ước, mà Kiều còn trao những kỉ vật chứng kiến việc thề nguyền đính ước giữa Kiều và Kim Trọng. Khi trao các kỷ vật này, Kiều như sống lại với đêm thề nguyền đính ước qua cách nói “phím đàn”, mảnh hương nguyền” và “Đốt lò hương ấy so tơ phím này” Những chi tiết trên cho ta thấy trong tâm hồn Kiều, những kỷ niệm đẹp về tình yêu có sức sống mãnh liệt. Tình yêu của nàng thật sâu sắc biết nhường nào.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 6 Bài văn phân tích 14 câu giữa đoạn trích "Trao duyên" trích Truyện Kiều - Nguyễn Du hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy