Bài tham khảo số 6
Cốm Vòng là một tác phẩm không chỉ thể hiện được nét đặc sắc của một thức đặc sản ở Hà thành, mà còn cho người đọc thấy được tâm hồn nghệ thuật của nhà văn Vũ Bằng. Trong bài Cốm Vòng, ông cho người đọc thấy được sự hiểu biết của mình. Thực chất hiện nay, chẳng mấy ai khi ăn mà quan tâm đến nguồn gốc của thứ mình đang thưởng thức, nhưng Vũ Bằng lại biết đến tường tận nơi trồng, nơi làm ra những hạt cốm quý. Đó chính là sự hiểu biết, sự tìm hiểu từ những điều nhỏ nhặt mà không phải ai cũng có được. Không chỉ vậy, như một người “bản địa”, ông còn có thể hiểu được các quy trình làm ra hạt cốm. Đó là một quá trình ký công và cực kỳ tỉ mỉ, vậy nên khi chúng ta thưởng thức, phải dùng cả tâm hồn để cảm nhận nó. Ông có cái nhìn rất chi tiết và khái quát về thứ đặc sản này. Ông cũng biết cách trân trọng hương vị truyền thống, biểu hiện ở việc không chấp nhận thứ gói cốm được dùng là giấy bóng, dây lụa dù nó có tốt đến đâu. Đi qua vẻ đẹp của những hạt cốm, Vũ Bằng cũng tinh tế thể hiện được nét đẹp của những người phụ nữ làng Vòng trong quá trình làm ra và đi bán cốm. Ông quan sát rất kỹ, không phải dưới con mắt của một nhà văn, mà là với tư cách một người thưởng thức, một người đi ngang. Vậy ta mới thấu hết được vẻ đẹp duyên dáng mà truyền thống của người phụ nữ dưới bộ trang phục và chiếc nón lá. Ông là một người tinh tế, mang trong mình một tâm hồn nghệ thuật âu sắc. Qua con mắt của một tâm hồn lãng mạn, những hành động đơn giản và hình ảnh giản dị dường như trở nên đa tình, đầy hơi thở của tình yêu. Tâm hồn của ông bay bổng hơn ai hết, dưới chiều thu của Hà Nội, ông cho người đọc thấy tình yêu của mình dành cho quê hương, đất nước, dành cho thứ quà mà vị “Thần Nông” ban tặng cho con người.