Bài tham khảo số 7

Trong dàn đồng ca các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước, Xuân Quỳnh nổi lên như một tiếng thơ đầy trẻ trung, tươi mát và nữ tính. Tình yêu trải qua ngòi bút của bà luôn in đậm dấu ấn cái tôi phụ nữ nồng nàn, táo bạo mà vô cùng tha thiết, chân thành. Tất cả điều ấy được thể hiện trong một tiếng thơ giản dị, hồn nhiên như bản năng – “Sóng”, đặc biệt là khổ thơ ba và bốn.


Bài thơ là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền – Thái Bình cuối năm 1967, được đưa vào tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968). Con người Việt Nam thời kì kháng chiến lại viết về tình yêu, tình cảm riêng tư và vĩnh hằng nhất của nhân loại. Vì thế, bài thơ được coi là “bông hoa lạ” nở “dọc chiến hào” những năm kháng chiến chống Mỹ. Sau hai khổ thơ đầu về những quy luật của tình yêu, “em” vẫn chưa thỏa mình mà muốn truy tìm căn nguyên, nguồn gốc của tình yêu.


Trước không gian mênh mông biển lớn, người già hay nghĩ về sự hư vô, nhỏ bé của kiếp người; kẻ tráng trí hùng tâm lại một lòng: “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió/ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” (Phan Bội Châu); kẻ đa cảm lại thấy: “Vắng cánh buồm một chút cũng cô đơn” (Hữu Thỉnh). Còn Xuân Quỳnh, đứng trước biển lại là những suy nghĩ, cảm nhận chân thực và cụ thể nhất:


“Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?”


Trước sự mãnh liệt và kì diệu của tình yêu, con người luôn có nhu cầu khám phá những bí ẩn vốn luôn tồn tại trong nó, luôn muốn cắt nghĩa được cội nguồn của tình yêu. Song đó lại là một trạng thái tâm lý dễ giả thích bằng những lý lẽ thông thường, khó ai có thể trả lời một cách chính xác về nguyên nhân, khởi nguồn của tình yêu, cũng như khi Xuân Diệu băn khoăn: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?”. Câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” nhẹ lơi như hơi thở, tưởng bâng quơ mà hóa ra bận bịu lòng người. Vẫn là ước muốn truy tìm đến tận cùng bản thể: “Con người từ đâu đến? Nó sẽ đi về đâu? Tinh yêu từ nơi nào mà lớn lên vậy?”


Khổ thơ tiếp theo lại là câu hỏi dồn dập như những con sóng nối tiếp đến vô cùng, miên man không dứt, đưa con người tới những suy ngẫm vô tận:


“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”


Trả lời cho câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên?”, lời đáp thật dễ dàng, chóng vánh: “Sóng bắt đầu từ gió”. Câu hỏi thứ hai ráo riết hơn, lý trí muốn đẩy những băn khoăn đến tột cùng: “Gió bắt đầu từ đâu?”. Những câu hỏi tu từ lúc ẩn duối chân sóng, lúc lại trào lên đầu ngọn sóng như những trăn trở. Nhân vật trữ tình không cảm nhận về sóng mà nghĩ về sóng. Nương theo những con sóng, nhà thơ bắt đầu hành trình tìm kiếm nơi khởi nguồn tình yêu và phân tích, lý giải bản chất của tình yêu. Đó cũng là mong muốn muôn đời của biết bao đôi lứa. Câu trả lời vừa là sự thú nhận, vừa là sự thức nhận: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”. Thú nhận về sự bất lực trên hành trình tìm kiếm nguồn cội tình yêu nhưng lại là sự thức nhận sâu sắc: tình yêu là điều huyền diệu, con người chỉ có thể cảm nhận chứ không thể truy tìm cội nguồn, cũng không thể cắt nghĩa rõ ràng, tách bạch. Chẳng phải thể mà Xuân Diệu cũng chia sẻ:


“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”


Xuân Diệu hỏi để lý giải còn Xuân Quỳnh nghiêng về tiếng nói tình cảm. Hỏi chỉ để cảm nhận được sự hiện của tình yêu.

Như vậy, qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện được những chiêm nghiệm, suy ngẫm về cội nguồn của tình yêu cũng như cung bậc của người phụ nữ đang yêu. Sự song hành hình tượng sóng và em đã khắc họa vẻ đẹp vừa dịu dàng, tinh tế, vừa chủ động mãnh liệt, vừa truyền thống vừa hiện đại của một tình yêu chân thành, tha thiết. Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp phóng túng đã thể hiện xuất sắc âm hưởng dào dạt của sóng biển, sóng lòng. Câu hỏi tu từ, hình ảnh thơ vừa tự nhiên, trong sáng lại có sức gợi mở và suy tưởng đến không ngờ.


Một nhà phê bình Pháp từng khẳng định: “Thơ, tự truyện của khát vọng” có lẽ là dành cho Xuân Quỳnh. Thơ ca, với bà, là sự sống, là tình yêu, làm thơ là được sống với chính mình, sống đầy đủ và trọn vẹn mình. Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta cũng cảm nhận được tình yêu và nghe được khát vọng trong mình. Đó là lý do, vượt qua sự băng hoại thời gian, thơ ca đã, vẫn và sẽ sống cùng ta đến ngày tận thế.

Bài tham khảo số 7
Bài tham khảo số 7
Bài tham khảo số 7
Bài tham khảo số 7

Top 9 Bài văn phân tích khổ thơ 3 và 4 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (Ngữ văn 12) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8
  9. top 9 Bài tham khảo số 9

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy