Bài tham khảo số 9

Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình" thì Xuân Quỳnh lại được biết đến là nữ hoàng của tình yêu. Viết về đề tài tình yêu, Xuân Quỳnh đã để lại cho văn học Việt Nam nhiều thi phẩm xuất sắc. Nổi bật trong số đó không thể không nhắc tới bài thơ "Sóng". Trong tác phẩm, Xuân Quỳnh đã thể hiện niềm khao khát của người thiếu nữ muốn được yêu được yêu thương, được sống trong một tình yêu hạnh phúc thủy chung. Vẻ đẹp này thể hiện đặc biệt rõ nét qua các khổ thơ số 3 và 4:


Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?


Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau


Sóng vốn là hiện tượng tự nhiên muôn thuở nơi đại dương mênh mông. Khi nào vũ trụ còn tồn tại thì khi ấy đại dương còn thì còn "muôn trùng sóng bể", sóng vẫn sẽ còn vỗ. Bởi thế, nó là biểu tượng cho sức sống vĩnh hằng, kỳ diệu, biểu tượng cho sự trường tồn bất biến với thời gian. Xây dựng hình ảnh "sóng ngày xưa" và "ngày sau" cùng việc sử dụng tính từ cảm thán "ôi", tình thái từ chỉ trạng thái "vẫn thế", Xuân Quỳnh đã khéo léo diễn tả khát vọng vô cùng đẹp đẽ.

Sóng ở đây chính là sóng lòng, luôn dạt dào, cuộn trào trong trái tim nhiệt thành yêu thương. Sóng chính là "em". Biển lại giống như lồng ngực bao la của trời đất. Sóng của biển vĩnh hằng cùng tự nhiên cũng như tình yêu là chuyện muôn đời của đôi lứa, là "khát vọng" muôn thuở của trai gái từ xưa đến nay. Sự vĩnh hằng đó được thể hiện qua cả không gian lẫn thời gian. Bên cạnh "ngày xưa" - "ngày nay", Xuân Quỳnh khéo léo đặt vào khổ thơ chữ "trẻ" ở cuối câu thơ, nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của tình yêu. Nó mang đến cho tuổi trẻ những nhịp đập rung động khác thường, sự tươi sáng vui tươi, lặng lẽ viết lên những trang nhật ký thanh xuân đẹp đẽ, xúc động. Không chỉ riêng thi sĩ mà tất cả mọi người đều khát khao có một tình yêu vĩnh cửu.


Người phụ nữ khát khao yêu thương và trân trọng tình yêu nên luôn muốn khám phá những bí mật của tình yêu:


"Trước muôn trùng sóng biển

Em nghĩ về anh em

Em nghĩ về biển lớn

Từ khi nào sóng lên?"


Những trăn trở, nghĩ suy trong tâm trí nữ thi sĩ được gợi ra qua hàng loạt câu thơ bắt đầu với cấu trúc "em nghĩ" đầy suy tư. Bà trăn trở được giải đáp những âu lo về tình yêu. "Em" đến đây đã không còn ẩn mình trong sóng nữa mà hiện lên giữa mênh mông đất trời. Đối diện với không gian bao la, vô tận, nhà thơ bỗng nhớ đến cái mênh mang, vô hạn của tình yêu. Nhưng tình yêu đâu chỉ mênh mang, vô tận, trong lòng đại dương của nó còn chứa đựng bao bão tố, phong ba, bao bí ẩn khiến lòng người trăn trở, băn khoăn, khát khao kiếm tìm đáp án. Có lẽ chỉ khi yêu con người ta mới khát khao được khám phá, được thấu hiểu tận cùng cội nguồn của tình yêu:


"Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?"


Đáp án của câu hỏi: "Từ nơi nào sóng lên?" thật đơn giản, chóng vánh: "Sóng bắt đầu từ gió". Nhưng đáp án của câu hỏi "Gió bắt đầu từ đâu?" lại khiến người ta ngập ngừng, không chắc chắn "không biết nữa". Những câu hỏi tu từ khi ẩn dưới chân sóng, khi lại trào dâng lên đầu ngọn sóng diễn tả tâm trạng nhà thơ. Nương theo con sóng đại dương, bà bắt đầu hành trình tìm kiếm nơi khởi nguồn của tình yêu, đồng thời lý giải bản chất của nó.


Cuối cùng đáp án nhận được là: "Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau". Nó vừa giống như câu trả lời đầy nũng nịu, lại như lời thú nhận về kết quả khám phá cội nguồn tình yêu. Tình yêu vốn là tình cảm ẩn sâu trong trái tim con người, nó trừu tượng, huyền diệu chỉ có thể cảm nhận chứ không thể giải thích rõ nguồn cội, cũng chẳng thể cắt nghĩa rõ ràng. Giống như ông hoàng thơ tình Xuân Diệu từng nói:


"Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu"


Có thể nói, chỉ 3 khổ thơ ngắn gọn nhưng Xuân Quỳnh đã khéo léo sử dụng những biện pháp nghệ thuật cùng hình ảnh gợi cảm đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc cùng những câu hỏi tu từ dồn dập. Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp phóng túng tạo âm hưởng dào dạt. Nhịp thơ khi nhẹ nhàng, khi da diết. Để rồi qua việc tạo dựng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện được những chiêm nghiệm, suy ngẫm về cội nguồn của tình yêu cũng như khát vọng tình yêu thủy chung, tốt đẹp. Đồng thời khắc họa vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, nét truyền thống pha lẫn vẻ hiện đại của trái tim người phụ nữ với tình yêu chân thành, tha thiết.


Với những giá trị đó, 2 khổ thơ đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của "Sóng" và khẳng định hồn thơ Xuân Quỳnh. Đọc thơ bà, chúng ta dường như cũng cảm nhận được rung động tình yêu và lắng nghe được tiếng lòng mình. Vì vậy, vượt qua sự bào mòn của thời gian, thơ Xuân Quỳnh vẫn có một sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả.

Bài tham khảo số 9
Bài tham khảo số 9
Bài tham khảo số 9
Bài tham khảo số 9

Top 9 Bài văn phân tích khổ thơ 3 và 4 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (Ngữ văn 12) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8
  9. top 9 Bài tham khảo số 9

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy