Bài thuyết minh về chiếc đèn trung thu: Đèn cá chép

Bên cạnh lồng đèn ông sao thì đèn lồng cá chép cũng là một biểu tượng, một hình ảnh gắn liền với tuổi thơ của biết bao người mỗi khi trung thu về. Đèn lồng cá chép được khơi nguồn ý tưởng từ tích cá chép vượt vũ môn với ý nguyện cầu mong cho nhân hòa, vật thịnh, con trẻ học hành tấn tới. Đây là hình tượng vốn rất quen thuộc với nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam. Và trong hội thi ngày hôm nay, lớp ... xin được gửi tới chiếc lồng đèn cá chép, góp thêm phần nào đó tạo sự đa dạng, phong phú cho BST lồng đèn hiện có của chúng ta.


“Cá chép hóa rồng” chính là ngụ ý tốt đẹp mà các cụ xưa dành cho các sĩ tử trước ngày thi. Mặt khác “cá chép” cũng là biểu tượng cho sức khỏe dồi dào, cuộc sống an lạc. Vì vậy chú cá chép này nhanh chóng đi vào “huyền thoại” dưới hình dạng lồng đèn. “Đèn cá chép” hay “Đèn cá vàng” của Việt Nam mộc mạc, giản dị. Đặc biệt các hoa văn trên thân cá đôi khi được mô phỏng, cách điệu từ họa tiết trên Tranh Đông Hồ.


Nói về hình ảnh cá chép với sự tích cá chép kiên trì vượt long môn hóa rồng tục ngữ có câu:


"Mồng bảy cá đi ăn thề

Mồng tám cá về vượt thác Vũ Môn".


Để vượt Vũ Môn biến thành rồng là cả một chặng đường vô cùng gian nan, thử thách chỉ có những con cá có phẩm chất kiên định, lỗ lực vươn lên không ngừng không từ bỏ mục đích bởi những khó khăn gặp phải để rồi thành công mỹ mãn, qua sự tích này con cá chép trở thành biểu tượng cho sự cố gắng không ngừng, may mắn, niềm hi vọng và sự thành đạt.


Hay cho đến tận bây giờ, Người Việt vẫn thường truyền tai nhau một sự tích như thế này: Ngày xưa, dọc một bờ sông nọ, có một ngôi làng rất đông đúc, phồn thịnh. Một ngày, từ dưới sông bỗng có một con cá chép thành tinh xuất hiện. Con cá này thường lên bờ vào đêm trăng tròn tháng tám tìm bắt người ta để ăn thịt. Nhiều người phải bỏ làng mà đi. Làng xóm vì vậy mà trở nên thê thảm, tiêu điều. Một hôm có nhà sư vân du qua đó, nghe dân làng kể lại, ông mới bày cho dân làng làm mỗi nhà một cái lồng đèn hình con cá chép thật lớn, bên trong là nan tre, bên ngoài phủ vải. Đến rằm trung thu, dân làng đem lồng đèn treo trước cửa, thắp nến sáp bên trong. Cá chép thành tinh lên bờ tìm người để ăn thịt, đi đến nhà nào nó cũng thấy lồng đèn cá chép, tưởng là nhà của đồng loại nên nó bỏ đi.


Từ đó, mỗi năm cứ đến rằm trung thu, dân làng lại làm lồng đèn cá chép. Tục này ngày càng lan rộng ra khắp nơi, trở thành một thú vui trong ngày Trung thu.


Với những ý nghĩa đó, chúng em đã tạo nên chiếc lồng đèn cá chép này. Đây là hình cá chép khổng lồ mang màu đỏ chủ đạo với tạo hình là cá chép nhả ngọc vượt Vũ Long Môn hóa Rồng trong các bức tranh. Để khắc họa một cách chân thực nhất, chúng em đã tạo nên vảy cá, râu cá cùng thân hình thoi đặc trưng có thêm điểm nhấn bởi các họa tiết, hoa văn phần thân, đầu cá.


Nguyên liêu làm ra lồng đèn cá chép vàng này thật là đơn giản. Một ít thép tận dụng, mấy tờ giấy màu đơn sơ thêm vào đó là ít riềm Đăng- Ten, chú cá chép hiện lên như thật và đang muôn tung tăng bơi lội trên khoảng nước vô tận, mênh mông tràn ngập ánh trăng vàng.


Bản thuyết trình của lớp em đến đây là hết. Em xin kính chúc quý vị đại biểu, ban giám khảo, quý thầy cô dồi dào sức khỏe, chúc các bạn học sinh luôn chăm ngoan học giỏi. Chúc lễ hội thành công tốt đẹp. Em xin chân thành cảm ơn!

Bài thuyết minh về chiếc đèn trung thu: Đèn cá chép
Bài thuyết minh về chiếc đèn trung thu: Đèn cá chép
Bài thuyết minh về chiếc đèn trung thu: Đèn cá chép
Bài thuyết minh về chiếc đèn trung thu: Đèn cá chép

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy