Bài văn phân tích bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu số 7

Việt Bắc là một bài thư gồm hai phần. Trong đó, đoạn trích "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu thuộc phần 1 tái hiện lại giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc. Đoạn trích được coi là đỉnh cao thơ Tố Hữu và cũng là tác phẩm xuất sắc văn học Việt nam thời kì kháng chiến chống Pháp.


Mở đầu đoạn trích là lời ướm hỏi "Mình về có nhớ...nhìn sông nhớ nguồn". Lời ướm hỏi người ra đi có nhớ về chiến khu Việt Bắc, nhớ về cuộc kháng chiến trong suốt 15 năm, nhớ thiên nhiên Việt Bắc. Bên cạnh đó, đoạn thơ cũng là nỗi lo lắng,thắc thỏm của người ở lại sợ người ra đi về thủ đô họ sẽ quên thiên nhiên núi rừng hoang vu và cả những người ở lại.


"Mình về thành thị...giữa rừng".


Nhà thơ sử dụng rất nhiều tính từ giàu giá trị biểu cảm mang âm hưởng ngọt ngào diễn tả tình cảm gắn bó sâu nặng. Phải chăng, mình ấy ta ấy là một phần đời. Tố Hữu để người ở lại nói trước thể hiện nhãn quan chính trị nhạy bén của Tố Hữu cùng trái tim tinh tế của một người chiến sĩ.


Đồng thời, để người ở lại nói trước tác giả tạo cơ hội cho người ở lại được bày tỏ tình cảm và giúp người ra đi thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên. Và đấy cũng lag cách nhắc nhở kín đá đối với cách mạng sắp về xuôi cũng như cả dân tộc phải hướng về cội nguồn, phải nhớ tới truyền thống ân nghĩa và đạo lý ngàn xưa của cả dân tộc.


Bốn câu tiếp theo là lời của người ra đ. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật đăng đối 2 vế trong một câu thơ diễn tả trạng thái cảm xúc lưu luyến, xốn xang. Người ra đi cũng cảm thấy trong lòng có gì đó chơi vơi, hụt hẫng để rồi chân bước đi mà lòng muốn ở lại. Tác giả sử dụng tài tình biện pháp tu từ hoán dụ diễn tả chân thành, cảm động tình cảm của người ra đi dành cho người ở lại. Màu á chàm vốn giản dị, đơn sơ mộc mạc nhưng đã in đậm trong kí ức của Tố hữu.


Tám câu thơ đầu cả người ra đi và người ở lại đều hướng tới khẳng định nghĩa tình son sắc thủy chung, khẳng định sự bền chặt tình đồng chí. Tám câu đầu, diễn tả khung cảnh chia tay giữa núi rừng Việt Bắc của người dân Việt bắc và cán bộ cách mạng sắp về xuôi. Một cuộc chia tay lịch sử nhưng thiêng liêng và đầy cảm động.


Mười hai câu thơ tiếp theo là những cặp câu lục bát liên hoàn. Sau mỗi câu lục xoáy vào cái tình của người ra đi là những câu bát gợi ra những kỉ niệm gắn bó chặt chẽ của người cán bộ cách mạng với Việt Bắc. Dường như mỗi câu thơ là một dòng nhật kí của chính người trong cuộc.


Những câu thơ miêu tả thiên nhiên Việt Bắc rất bình dị nhưng cũng rất đỗi thơ mộng mang dấu ấn vùng miền, chứa linh hồn, hơi thở của Việt bắc. Mười tám câu thơ miêu tả thiên nhiên là những dòng cảm xúc chảy trôi miên man. "Ta về mình có nhớ ta...ân tình thủy chung". Đoạn thơ này là bức tranh tứ bình sinh động có màu sắc, đường nét, âm thanh, ánh sáng thể hiện tài năng của tác giả trong việc tả cảnh.


Ông sử dụng sáng tạo nghệ thuật vẽ tranh tứ bình- 1 đặc sản của hội họa cổ điển phương Đông. Bức tranh ấy hiện lên với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông của núi rừng Việt Bắc. Ông không miêu tả chi tiết, cụ thể mà ông chỉ điểm xuyết một vài hình ảnh nhưng là những hình ảnh kết đọng nhiều nhất sức sống và linh hồn của cảnh vật.


Và trên nền bức tranh thiên nhiên ấy là hình ảnh của con người luôn trong trạng thái lao động. Ở họ hội tụ đầy đủ phẩm chất cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Đồng thời họ còn là những con người sống thủy chung, nghĩa tình, nhân hậu và vị tha.


Hai mươi hai câu thơ tiếp "nhớ khi giặc đến giặc lùng...Nhớ sang Nhị hà" là hình ảnh thiên nhiên Việt bắc mang sức mạnh của con người. Chính sự hòa quyện, gắn bó giữa con người với thiên nhiên tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân.Thiên nhiên Việt Bắc cũng trở thành những chiến sĩ cùng với con người tạo nên hình ảnh một đất nước đứng lên.


Sử dụng biện pháp liệt kê giúp tác giả hồi tưởng một cách chân thực về các địa danh, tên đất, tên bản trên bản đồ địa lý vùng miền. Điều đó trở thành một nhân chứng lịch sử và cũng lưu lại đậm nhất dấu ấn lịch sử kháng chiến chống Pháp.


Khép lại đoạn trích đó là những lời ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ Chí Minh, khẳng định vai trò quan trọng thiêng liêng Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến. Việt bắc chính là cội nguồn, là chân lý nơi nuôi dưỡng và tiếp thêm sức mạnh. Và Việt Bắc cũng là nơi khai sinh ra những địa danh mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc.

Bài văn phân tích bài thơ
Bài văn phân tích bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu số 7
Bài văn phân tích bài thơ
Bài văn phân tích bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy