Bài văn phân tích đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn dì Hảo số 3
Nam Cao là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam. Ông để lại cho dân tộc rất nhiều những tác phẩm hay và đặc sắc. Không thể không kể đến truyện ngắn “Dì Hảo”.
Về nội dung Nam Cao đã tập trung ngòi bút của mình vào nhân vật Dì Hảo với sự miêu tả tâm lí tinh tế nhân vật. Qua đó thể hiện hoàn cảnh đau khổ, nỗi bất hạnh của và sự tuyệt vọng của nhân vật. Đây cũng là số phận của những người phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám rất bất hạnh, khổ cực, phải chịu bao nhiêu những tủi nhục. Từ đó thể hiện thái độ tình cảm trân trọng, thương cảm thay cho số phận của họ. Lên án cuộc sống bất công, thiếu sự công bằng với phụ nữ thời đó.
Nam Cao đã hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá tâm lý của con người, miêu tả và phân tích mọi biểu hiện, diễn biến tâm lý của nhân vật. Ông tập trung thể hiện nỗi đau đớn, giằng xé tinh thần của nhân vật trước kiếp sống cùng cực. Nam Cao đã đi sâu vào diễn tả kiếp sống tủi nhục, ê chề của dì Hảo qua hình ảnh những giọt nước mắt, cho người đọc cảm nhận một cách sống động nhân vật. Đặc biệt, ông sử dụng hiệu quả hình thức đọc thoại nội tâm để diễn tả những suy nghĩ thầm kín nhất trong tâm hồn con người. Có thể nói, Nam Cao là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả và khắc họa tâm lý nhân vật.
Qua nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Dì Hảo” đã thể hiện được tài năng cũng như tình cảm của Nam Cao đối với người phụ nữ trước Cách mạng và cả người dân khác đã phải chịu những tổn thương bất công.