Bài văn phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong tác phẩm "Cố hương" số 1
Trong các tác phẩm của văn học Trung Quốc, chúng ta không thể không nhắc tới những cây bút lớn như Đỗ phủ, Lí Bạch, Bạch cư Dị, và có lẽ sẽ là một sai sót lớn nếu chúng ta quên mất cái tên Lỗ Tấn. Ông là một nhà văn lớn với tư tưởng mới, vượt thời đại và thể hiện một cái nhìn hết sức văn minh trong thời kì Trung Quốc đang bước vào chiến tranh. Và một trong những truyện ngắn của ông đó là Cố hương. Câu chuyện kể lại cuộc quay trở về quê hương của tác giả sau hơn hai mươi năm xa cách. Hiện nay những con người và cảnh vật đã thay đổi nhiều. Nét tàn tạ thể hiện một cách rất rõ nét qua những động tác, ngôn ngữ và diện mạo của những người đã từng gắn bó một cách sâu sắc với tuổi thơ của ông. Trong đó có Nhuận Thổ – một người bạn thiếu thời của ông. Đây chính là một trong những điều khiến cho ông cảm thấy đau khổ nhất bởi sự thay đổi trong cách suy nghĩ và trong tính cách của một người bạn cũ.
Nhuận Thổ được miêu tả trong kí ức của tác giả chính là một cậu bé thông minh, khỏe mạnh và đẹp trai. Tuy Nhuận Thổ là cậu bé nhà nghèo nhưng do là con trai lại là người được bố mẹ chiều chuộng cho nen cậu bé lại có gương mặt hết sức bầu bĩnh, đáng yêu. Những chi tiết miêu tả những đặc điểm về ngoại hình của cậu bé là chiếc mũ lông đội đầu với chiếc vòng bạc lấp lánh ở cổ cho cậu bé dễ nuôi lớn. Ngày ấy, nhìn ngoại hình và những hành động của cậu bé, ai cũng nhận xét rằng, đó sẽ là một người có tương lai tốt đẹp.
Khi ấy, Nhuận Thổ là một cậu bé hết sức nhanh nhẹn và thông minh. Cậu bé tuy là con của một người nông dân tới xin làm người ở nhưng câu bé lại rất nhanh chóng hòa nhịp được với cuộc sống ở nơi đây. Chính nhờ có cậu mà tác giả khi còn nhỏ đã bớt cô đơn và có thêm người bên cạnh để bầu bạn. trong lòng của câu bé, không ai có thể thay thế được vị trí của Nhuận Thổ. Nhuận Thổ có thể biết rất nhiều thứ mà cậu bé lớn lên ở thành phố như tác giả không thể nào biết hết được: nào là cách bắt chim sẻ, cách phân biệt những con sò… chính bởi vậy mà khi chia tay, người mà tác giả lưu luyến nhất chính là Nhuận Thổ. Nhưng cậu vẫn luôn nghĩ rằng: Nhuận Thổ trong tương lai sẽ là một đại nam nhi có khí khái, có sự phóng khoáng, cần cù chăm chỉ nuôi cả gia đình. Cũng giống như hình ảnh của cậu khi tay cầm cây đinh ba trông ruộng dưa cho gia đình tác giả.
Thế nhưng nhiều năm sau gặp lại, Nhuận Thổ đã thay đổi, không còn là cậu bé ngày nào nữa. thay vào đó, cậu đã cao gấp hai, gấp ba lần hồi trước, đôi mắt không còn là đôi mắt đen láy, thông minh mà là một đôi mắt lờ đờ đỏ sọng. làn da vốn bầu bĩnh nay trở nên vàng vọt và có nhiều những nếp nhăn. Hình ảnh cậu bé thông minh và nhanh nhen ngày nào không còn nữa, thay vào đó là hình ảnh của một người trưởng thành ít nói, chậm chạp và có phần hèn kém. Điều đó khiến cho tác giả hết sức bất ngờ. giờ đây, Nhuận Thổ chỉ là con người như bao người khác, bị số phận đưa đấy, luôn cúi đầu trước mọi giông bão của cuộc đời. Có lẽ do chàng đã bị ăn sâu vào những tư tưởng phân chia giai cấp mà khi gặp tác giả, lời đầu tiên mà tác giả được nghe chính là hai chữ "thưa ông". Có thẻ nói là đau đớn, xót xa nhường nào cho sự thay đổi to lớn ấy.
Rõ ràng năm nào Nhuận thổ vẫn còn là một cậu bé vô lo vô nghĩ với những dự định, ước mơ trong tương lai, ấy vậy mà giờ đây, cậu không còn giữ lại được bất cứ điều gì từ những sự nhanh nhẹn hay thông minh khi còn nhỏ nữa. tác giả vô cùng bất ngờ và đã hỏi chuyện thì mới biết Nhuận Thổ cũng chỉ là một trọng những nạn nhân của chế độ, của hiện thực mà thôi. Hàng loạt những khó khăn đã tới với gia đình của Nhuận Thổ: sưu thuế cao, lũ lụt nên hoa màu mất trắng, … một thời gian dài sống trong lo âu, dần dần chúng đã hình thành nên tính cách cùng cách nhìn nhận của Nhuận Thổ về cuộc sống. Nhuận Thổ đã biết đầu hàng số phận. Chàng đã không còn giống như cậu bé đầy nhiệt huyết ngày nào còn khóc thét lên khi phải xa người bạn thân thiết tuổi thơ ấu nữa mà chàng luôn phải sống cúi đầu, luôn lo sợ cho cuộc sống của mình và vợ con. Từ đó, tính cách phóng khoáng tự tin vốn có của chàng cũng không còn nữa.
Qua tác phẩm, chúng ta đã nhận ra rằng, trong cuộc sống không chỉ có một mà có rất nhiều người gặp phải hoàn cảnh như Nhuận Thổ. Chàng chính là điển hình cho những nạn nhân của xã hội. Hoàn cảnh khiến cho chàng không còn làm được những điều mà mình mong muốn, không còn giữ được những tính cách đáng quý vốn có của chàng nữa, tất cả mọi thứ chàng đều đã bị phai nhạt để giờ đây, ngay cả với việc nói chuyện cùng người bạn thời thơ ấu của mình mà chàng cũng phải có sự suy nghĩ và cân nhắc vấn đề vai vế trong xã hội trước tiên, cũng không còn nhận là mình đã từng sống một cách tự do, phóng khoáng như trước nữa. Có thể nói, tác phẩm cũng đã phê phán chế độ thời bây giờ đã làm thay đổi bản chất của một con người – đó là điều đáng sợ tới nhường nào.