Bài văn phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong tác phẩm "Cố hương" số 7
Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Hoa. Ông thường quan niệm văn học là vũ khí lợi hại để biến đổi tinh thần dân chúng đang ở trong tình trạng “ngu muội và hèn nhát”. Chính vì vậy các tác phẩm của Lỗ Tấn thường có tác dụng thức tỉnh đồng bào của mình đứng dậy làm chủ cuộc đời, hướng về tương lai tươi sáng. Truyện ngắn “Cố hương” trích từ tập “Gào thét” là một ví dụ điển hình. Tác phẩm đã ghi lại những xúc cảm và suy tư của nhân vật Tấn trước những đổi thay của cảnh vật và con người ở quê hương. Qua đó, ta thấy hiện lên hình ảnh người nông dân Trung Hoa nghèo khổ trong quá khứ. Nhân vật Nhuận Thổ từ một cậu bé hồn nhiên và tháo vát đã trở thành một người đàn ông khốn quẩn, bất lực. Đọc lại chuyện ta nhận ra sự thay đổi nhanh chóng ấy.
Quê hương không chỉ là cảnh vật mà trong sâu thẳm tâm hồn của mọi người, quê hương còn là những kỉ niệm về tình bạn thưở thiếu thời. Hình ảnh cậu bé Nhuận Thổ dần sống lại trong kí ức nhân vật Tấn. Có thể thấy sự thay đổi sa sút của quê hương ở sự biến dạng của Nhuận Thổ.
Tác giả tạo ra sự tương phản trong thời gian quá khứ và hiện tại để lột tả những thay đổi đáng buồn của Nhuận Thổ, người đã từng là bạn với Tấn từ thủa thiếu thời. Trong kí ức của nhân vật Tấn sống dậy những hình ảnh tuyệt đẹp của quá khứ thần tiên hơn hai mươi năm trước, trong đó nổi bật hình ảnh một Nhuận Thổ khoẻ khoắn, lanh lợi “cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba”, “nước da bánh mật” với biết bao chuyện lạ, bao điều kì thú. Trong quá khứ, Nhuận Thổ là một cậu bé khỏe mạnh, đẹp thông minh, tháo vát.
Đó là hình ảnh một đứa trẻ con nhà cũng không đến nỗi chật vật. So với những đứa trẻ khác cùng tràn lứa, Nhuận Thổ là một cậu bé khỏe mạnh, dễ thương với “khuôn mặt trờn trĩnh, nước da bánh mật đầu đội mũ long chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”. Vóc dáng ấy, làn da ấy, phải chăng là kết quả của những lao động từng trải?
Qua câu chuyện của Nhuận Thổ kể cho Tấn nghe: nào là cách thức bẫy chim vào mùa đông tuyết lạnh, nào là những buổi trãa hè nhặt vỏ sò trên biển và cả những đêm trăng đi canh dưa… Ta thấy Nhuận Thổ còn là một đưa trẻ thông minh, tháo vát, lanh lợi, am hiểu. Đối với Tân cũng như bao cậu bé khác, Mọi ngày “chỉ nhìn thấy một mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bao bọc lấy cái sàn nhà thôi” thì những điều mà Nhuận Thổ biết được là cả một chân trời kiến thức đầy lý thú.
Tưởng chừng như trong cái đầu nhỏ bé ấy là biết bao điều mới lạ, phong phú. Chính nhân vật Tấn đã từng nhận xét: “Trời! Nhuận Thổ hắn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết, những chuyện ấy bạn bè tôi từ trước tới nay không biết gì cả”. Mỗi lần nhắc đến tên Nhuận Thổ, trong đầu óc Tấn lại hiện ra một cảnh tượng thần tiên, kỳ dị: “giữa ruộng dưa bát ngát một cậu bé lăm lăm cầm chiếc đinh bà đang đuổi theo con tra. Hình ảnh ấy phần nào bộc lộ tính cách dũng cảm, cương nghị của một tiểu anh hùng”.
Nhuận Thổ là một cậu bé có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, vô tư. Tuy hoàn cảnh hai gia đình khác biệt: một bên là chủ một đằng là tớ, nhưng hai đưa trẻ ấy vẫn chẳng màn, chúng vẫn chơi đùa thân thiết với nhau, tình bạn giữa chúng không hề bị vẩn đục bởi một ý nghĩa đen tối nào. Khi nghe tin phải về quê, cậu bé Nhuận Thổ đã khóc mà không chịu về, những giọt nước mắt ấy đã làm xốn xao bao nhiêu tâm hồn độc giả nhỏ tuổi chúng ta.
Dù sau này cách mặt mà họ chẳng xa lòng, hai đứa trẻ vẫn gửi quà cho nhau trong khả năng có được. Làm sao ta có thể quên được những món quà nhà nghèo của Nhuận Thổ món quà gói chọn tất cả niềm thương và nỗi nhớ “một bọc vỏ sò mà mấy cái lông chim thật đẹp” món quà ấy thật vô giá bởi lẽ nó được đánh đổi bằng bao giọt mồ hôi, cống sức của Nhuận Thổ. Để có được bằng ấy, Nhuận Thổ phải vận lộn trong những tháng ngày tuyết lạnh để bẫy chim rồi chọn lựa những chiếc lông thật đẹp, trân trọng nâng niu cất giữ và cũng phải còng lưng vào những trưa hè trên bãi biển để nhặt được những con sò đầy kì thú. Món quà đạm bạc ấy cùng với hình ảnh tiểu anh hùng đã đi theo Tấn trong suốt mười mấy nắm trời.
“Cố hương” của nhân vật Tấn là thế đấy, là người bạn thân và những kỉ niệm thật đẹp, thật khó phai nhạt. Chính vì thế mỗi lần nhắc tới Nhuận Thổ “ký ức Tấn bỗng dưng thấy bừng sáng trong chốc lát và tựa hồ thấy quê hương mình đẹp ở chỗ nào rồi”. Trong hiện tại, hình ảnh Nhuận Thổ trước mắt nhà văn đã hoàn toàn đổi khác. Sau ba mươi năm xa quê, trở lại lần này, Tấn không chỉ nhận thấy cảnh vật đổi thay mà ngay cả con người cũng thay đổi. Từ một đứa trẻ đẹp trai khỏe mạnh, tháo vát ngày nào, Nhuận Thổ hiện tại già nua, thô kệch, nặng nề, da dẻ “vàng xạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm”. Nhuận Thổ bây giờ sống trong một tình cảnh bi đát, khốn khổ, thê luơng: “Con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi!”.
Nước da bánh mật nào giờ đây chở nên vàng sạm, chiếc mũ long chiên bé tí tẹo xinh xắn ngày nao nay đã rách tươm. Cái vòng bạc sáng loáng ngày ấy không còn nữa mà thay vào đó là chiếc áo bông mỏng dính. Ngay cả đôi bàn tay lanh lẹ, mập mạp ngày nào cũng biến dạng, trở nên nứt nẻ như vỏ cây thông. Lớp bụi thời gian tàn nhẫn không chỉ làm thay đổi hình tính mà làm cho nhân tính của con người cũng đổi thay nhiều. Tới nhà Tấn lần này, Nhuận Thổ đã có cử chỉ rụt rè, khép nép đến nỗi những nếp nhăn cũng không động đậy trên gương mặt im lìm như pho tượng đá. Con người ấy, giờ đây trở nên mụ mẫn, đần độn, anh chỉ còn biết phó thác số mệnh của mình vào thần linh. Người nông dân đó chỉ còn biết sung bái tượng gỗ và tin vào đó một cách mù quáng.
Nhuận Thổ vẫn nhớ tới bạn nhưng không quên vị trí của mình trong xã hội qua cách xưng hô đầy cách biệt. Giữa Tấn và Nhuận Thổ giờ đây có một khoảng cách quá lớn. Chính hai tiếng “Bẩm ông” đã làm Tấn điếng người, phút chốc không nói được gì. Sự sa xút của người nông dân khiến cho Tấn không thể hình dung về người bạn năm nào. Duy chỉ có vẻ chân thật trong Nhuận Thổ là thoát được sự sa sút, biến dạng vẫn còn nồng ấm: “Ngày đông tháng giá, chẳng có gì. Đây chỉ là ít đậu xanh của nhà phơi khô, xin ông…”. Anh đem món quà tặng bạn nhưng món quà của anh cùng thái độ cung kính chỉ làm cho Tấn nghẹn ngào xót tủi hơn. Nhưng giá như không có cái điệu bộ khúm núm, không có những sáo ngữ thưa gửi thì đã không đáng buồn đến thế.
Sau mấy mươi năm trời vận lộn với cuộc sống, Nhuận Thổ đã chở nên rụt rè, sợ sệt mất hết vẻ tinh anh. Nguyên nhân trực tiếp gây nên sự đổi thay nhanh chóng và tàn nhẫn ấy là do xã hội Trung Hoa loạn lạc, dẫn đến cảnh đói nghèo lạc hậu, thêm vào đó giai cấp thống trị ra sức bóc lột nhân dân. Dù cảm mến người bạn xưa, muốn được gần hơn nhưng Nhuận Thổ không thể vượt qua ý thức giai cấp trong xa hội vốn đã định hình và ăn sâu trong trí não con người. Nhuận Thổ là con người của quá khứ. Cái quá khứ đẹp đẽ ấy giờ đã phai mờ và khó có thể lấy lại được. Nhuận Thổ cũng là con người của hiện tại, một hiện tại điêu tàn, khốc liệt và tàn nhẫn. Nhân vật Tấn đau xót nhưng vẫn hi vọng ở tương lai. Cái hi vọng là cái chưa có, không ai hi vọng cái đang có bao giờ! Cái hi vọng cũng không là cái đã từng có, người ta phải hướng tới những cái mới, tốt đẹp hơn.
Cảnh tượng đẹp đẽ có phần giống những hình ảnh trong hồi ức tuổi thơ của Tấn với Nhuận Thổ hiện ra khi anh đang mơ màng là thực. Trong cuộc đời mới của thế hệ Hoàng – Thuỷ Sinh ngay cả vẻ đẹp ấy cũng sẽ khác. Cuộc đời mới ấy còn ở phía trước, có thể là xa vời, nhưng con người cứ mong ước, mong ước mãi để có được nó. Rồi cuộc sống mới ấy cũng sẽ đến, đúng như chân lí về sự hình thành của những con đường trên mặt đất vậy.
Với lối kể chuyện đầy sáng tạo, tác giả đã khắc họa trong tâm trí chúng ta hình ảnh người nông dẫn chung hoa trong quá khứ mà Nhuận Thổ là nhân vật điển hình. Quảng đời tuổi thơ của nhân vật Nhuận Thổ thật đẹp trong trắng nhưng sao ngắn ngủi quá. Hình ảnh cậu bé Nhuận Thổ đẹp, thông minh, am hiểu, tâm hồn luôn sáng trong sao chóng phai nhòa theo năm tháng. Sự vần xoai ấy đã để lại trong lòng em những nuối tiếc vô hạn và niềm chua sót cực kì của một kiếp người, kiếp đời,…