Bài văn phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong tác phẩm "Cố hương" số 2
Trung Quốc là một nước có nền văn học lâu đời, phát triển trong số đó những nhà văn như Bạch Cư Dị, Lí Bạch, Thôi Hiệu…đã trở thành những cái tên nổi tiếng không chỉ ở Trung Quốc mà còn vượt ra khỏi phạm vi quốc gia mà đến với các khu vực lân cận. Nhưng nhắc đến những nhà thơ, nhà văn tài năng của Trung Quốc không thể không nhắc đến Lỗ Tấn, một nhà thơ tiêu biểu có nhiều những đóng góp quan trọng cho văn học Trung Quốc, thơ của ông luôn thiết tha, tràn đầy cảm xúc, trong số đó có tác phẩm “Cố hương”, đây là tác phẩm viết nhân dịp nhà thơ về thăm lại quê cũ sau hơn hai mươi năm xa quê, ở đây ông đã nhận thấy được sự đổi khác không chỉ của cảnh vật mà còn ở con người, mà cụ thể trong tác phẩm này chính là Nhuận Thổ, người bạn thân thiết thời ấu thơ của nhà thơ.
Sau hai mươi năm Lỗ Tấn mới có dịp về thăm quê, đây cũng là chuyến thăm lại nhà cửa, xóm giềng để đưa gia đình đến nơi đất khách để làm ăn, sinh sống. Sau một khoảng thời gian dài không về thăm quê, tình cảm thương yêu của nhà văn đối với quê hương, con người nơi “chôn nhau cắt rốn” không hề đổi khác, nhưng cảnh vật cũng như con người ở đây cũng đã đổi khác. Trước hết đó là cảnh vật, ngay khi trở về nhà văn đã nhận thấy sự đổi khác này “ Làng cũ của tôi đẹp hơn kia! Nhưng nếu phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh, ngôn ngữ nào diễn tả được”. Quãng thời gian hai mươi năm đủ dài để mọi vật đổi khác, hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm trí nhà thơ nhưng khi trở về quê cũ, cảnh vật vừa lạ vừa quen này phần nào khiến cho nhà văn cảm thấy bối rối, dù biết đổi khác nhưng không thể nhớ rõ đổi khác ở đâu.
Không chỉ có cảnh vật mà con người cũng đã thay đổi, người bạn thân thiết thời thơ ấu của nhà văn là Nhuận Thổ đã hoàn toàn đổi khác, sự thay đổi này khiến nhà văn ngỡ ngàng. Ngay từ khi Nhuận Thổ xuất hiện thì Lỗ Tấn đã nhận thấy gì đó là lạ, không giống với ấn tượng của mình về cậu bé Nhuận Thổ khi xưa: “Người đi vào là Nhuận Thổ. Tuy tôi nhận ra ngay là Nhuận Thổ nhưng lại không phải là Nhuận Thổ trong kí ức của tôi”. Như vậy là ngay ấn tượng đầu tiên khi trùng phùng với cố nhân thì nhà văn đã ít nhiều linh cảm được sự đổi thay này. Trong ấn tượng của Lỗ Tấn, cậu bé Nhuận Thổ khi xưa là một cậu bé nhanh nhẹn, hồn nhiên với: “Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”.
Đó chính là hình ảnh của cậu bé Nhuận Thổ năm nào, cũng là những kí ức về người bạn thân thời thơ ấu của nhà văn Lỗ Tấn, không chỉ vậy, Nhuận Phát khi xưa còn là một người mạnh dạn, vô cùng tài giỏi, từ bắt cá hay bắt chim thì đều thuần thục, thành thạo, khiến cho Lỗ Tấn đã từng rất ngưỡng mộ và thể hiện sự cảm phục “Trời ơi, Nhuận Thổ hắn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, không sao kể khôn xiết”. Nhớ về người bạn từ những chi tiết nhỏ nhất cũng cho thấy được phần nào sự coi trọng, yêu quý của nhà văn đối với cậu bé năm nào. Nhưng những ấn tượng hồi nhỏ ấy hoàn toàn tan biến khi nhà văn đối diện với một Nhuận Thổ khi đã trở thành một chàng trai trưởng thành.
Khác với vẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn hồn nhiên lúc nhỏ thì Nhuận Thổ bây giờ đã trở nên dụt dè, e ngại, cho dù người mà mình đang tiếp xúc là người bạn rất thân thiết của tuổi thơ, người bạn mà khi phải chia tay đã lặng lẽ trốn đi mà khóc hết nước mắt. Nhuận Thổ bây giờ là “cao gấp hai trước, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng cạm, lại có những nếp răng sâu hóm” Đấy là những dấu vết của một cuộc sống vất vả, cực nhọc, của những lo toan cơm, áo, gạo, tiền cho cuộc sống, không chỉ vậy mà khuôn mặt, vóc dáng của Nhuận Thổ lúc này cũng giống hệt với cái vẻ khắc khổ của bố anh khi xưa: “Cặp mắt giống hệt với cặp mắt của bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên”. Và điều này nhà văn Lỗ Tấn cũng có thể lường trước được vì “…ở miền biển, gió thổi suốt ngày, đại thể ai cũng thế cả”.
Dáng vẻ của Nhuận Thổ khi này cũng vô cùng khắc khổ, anh mặc một chiếc áo lông mỏng dính, người ci cúm rúm, đội chiếc mũ chiên rách tươm. Và ngay bàn tay cũng không giống trong ấn tượng của nhà văn “hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn” mà trở nên “thô kệch, vừa nặng nề, lại nứt nẻ như vỏ cây thông” Chỉ nhìn vào đôi bàn tay ấy thôi chúng ta cũng phần nào thấy được những vất vả mà người đàn ông ấy đã phải trải qua. Nhưng đâu chỉ có thay đổi về hình dáng và ngay cả tính cách và con người của Nhuận Thổ cũng đã có sự đổi thay. Khác với vẻ thân thiết, cảm giác vui sướng khi được trùng phùng của nhà văn thì Nhuận Thổ lại tỏ ra khúm lúm, e ngại.
Nhuận Thổ cũng vui vì được gặp lại nhà thơ nhưng dường như đã có một bức tường ngăn cách giữa hai người, Nhuận Thổ đứng đó, nét mặt vừa “hớn hở” nhưng cũng vừa “thê lương”, môi mấp máy như muốn nói một lời chào đầy nồng hậu, thân thiết nhưng mấp máy mãi cũng không ra tiếng, cuối cùng anh đã cung kính và chào rất rành mạch “Chào ông”. Tiếng chào ấy mới xót xa làm sao, nó làm cho nhà văn sửng sốt, đau lòng. Nhưng nếu đặt mình vào vị trí của Nhuận Phát thì ta có thể hoàn toàn có thể cảm thông. Bởi cuộc sống quá khó khăn, con đông, mất mùa, thuế má, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đã đầy đọa anh, khiến anh trở thành người đần độn, mụ mẫm như vậy.
Như vậy, qua tác phẩm Cố hương, nhà văn Lỗ Tấn đã thể hiện được sinh động được sự thay đổi của cảnh sắc quê hương cũng như sự đổi thay của người cố hương thân thiết sau hơn hai mươi năm xa cách, đó là sự đổi thay do hiện thực xã hội thay đổi, hoàn cảnh sống có thể biến con người ta từ người mạnh dạn, vui vẻ trở nên dụt dè, e ngại bởi khoảng cách địa vị, bởi những áp lực của cuộc sống, hình ảnh của Nhuận Thổ hiện lên thật đáng thương, làm cho người đọc cảm thấy đồng cảm với con người hiền lành nhưng cũng đầy khắc khổ đấy.