Bài văn phân tích truyện "Tam đại con gà" số 6

Tam đại con gào là câu chuyện vừa mang tiếng cười trào phúng mà độc giả còn có một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, về những câu chuyện xưa. Nó một mặt tập trung vào lột tả những hành động ngược đời, là nguyên nhân gây ra tiếng cười nhưng cũng là cao trào của sự châm biếm , phê phán thói hư tật xấu, đặc biệt là cái dốt. Tam đại con gà cũng giống như những câu chuyện khác của thời xa xưa, vốn giản dị, lấy được tiếng cười nhưng còn lấy được cả sự chiêm nghiệm của con người về cuộc sống.


Với óc sáng tạo của nhân dân ta, kết hợp với những hành động những chi tiết đời thường đã tạo nên vô số những câu chuyện châm biếm rất sâu sắc. Hành động và chi tiết không tới nỗi kịch tích như các tác phẩm trào phúng, nhưng lại dễ dàng đi vào lòng người bởi lối ẩn dụ nhẹ nhàng và mang lại tiếng cười trào phúng cho độc giả.


Các tỉnh huống khó xử khác nhau trong truyện dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác và tiếng cười vang lên cũng chính là khi tình huống cuối cùng khép lại. Nó vừa liên tiếp, vừa đẩy tình huống đặc sắc nhất đi tới cao trao. Với tình huống thứ nhất nhằm nói về trình độ của thầy đồ. Giờ dạy học, thầy gặp chữ kê là gà nhưng thầy không nhận ra vì nó có nhiều nét rắc rối, gần giống với chữ tước là chim sẻ.


Học trò lại hỏi gấp, thầy cuống lên đành nói liều: Dủ dỉ là con dù dì. Những ông thầy đồ thời xưa,biết một tí chữa,đã dám mang sách đi dạy học,tới khi học trò thông minh hỏi tới lại không biết để đáp lại như thế nào. Với một chi tiết nhỏ này thôi, cũng đã cho thấy học vấn và trình độ của thầy như thế nào rồi. Đặc biệt dạy cho con trẻ, trình độ như vậy mà không biết kê là gà thì quả thực đây là điều đáng buồn.


Chưa dừng lại đó, khi học trò hồn nhiên hỏi gấp, cố tình dồn thầy vào chỗ bí. Thầy đồ chẳng giữ được thể diện của mình trước đám học trò nếu không trả lời được. Đọc chữ kê thành dủ dỉ, rồi giảng bậy dủ dỉ là con dù dì quả là thầy đã đi đến chỗ tận cùng liều lĩnh và tận cùng của sự dốt nát thảm hại.


Tình huống thứ hai là thầy sợ người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ. Điều này chứng tỏ rằng thầy liều lĩnh khi dạy trẻ nhưng lại thận trọng trong việc giấu dốt, dùng cái láu cá vặt để gỡ và giấu đi cái dốt của mình. Không những là dốt mà cái đang chú ý ở đây là giấu dốt và lại làm việc đó trước sự ngây thơ của con trẻ. Nhưng tình huống cuối cùng khiến cho chúng ta phải bật ra tiếng cười nhất khi thầy cúng hỏi thổ công xem mình đoán chữ ấy có đúng không.


Đây giống như một tình huống gây cười và trào phúng châm biếm nhất, thầy đồ nhờ tới thần linh xem kiến thức của mình ra sao. Khi đã an tâm, thầy cho học trò đọc lớn lên, càng thấy buồn cười, bởi lẽ học trò thì k biết thầy sai mà thầy cũng k biết mình sai nên dốt lại càng dốt..


Nhưng bất ngờ chạm trán với chủ nhà, biết được cái sai của mình, không những không nhận mà còn tìm cách chối cãi và ngụy biện cho cái dốt của mình: Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà. Yếu tố bất ngờ nhất của truyện khép lại thì cũng là lúc tiếng cười phê phán vang lên không dứt.


Câu chuyện “Tam đại con gà” là câu chuyện ngắn gọn xoay quanh một chữ kê nhưng đã vẽ ra được chân dung thảm hại của nhân vật thầy đồ dốt nát cũng là một phần nhỏ trong thời xưa. Đó là một con người “dốt lòi” nhưng lại hay “chối quanh và tài ngụy biện" và luôn cố tìm cách giấu dốt bằng thói ba hoa. Chi tiết nhẹ nhàng đơn giản nhưng lại khiến cho chúng ta có một cái nhìn sâu sắc không chỉ nhân vật mà cả những nét tính cách và thói hư tật xấu của một bộ phận nhỏ trong thời xưa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy