Bài văn phân tích truyện "Tam đại con gà" số 8
Từ xa xưa, cái dốt do thất học được mọi người dễ dàng thông cảm; cái dốt của học trò thì đáng cười. Thế nhưng, trong cuộc sống lại có rất nhiều con người “ dốt nhưng lại hay nói chữ”. Bởi vậy, cha ông ta đã sáng tác ra những câu truyện cười truyện ngụ ngôn mang tính chất giải trí và đồng thời cũng để phê phán chê bai một số loại người trong xã hội. Trong đó có truyện cười Tam đại con gà muốn phê phán chê bai một tật xấu trong nội bộ nhân dân phê phán những người không chịu học hỏi mà lúc nào cũng tự cho ta là giỏi.
Truyện kể về anh học trò dốt đặc mà lại dám làm thầy đồ . Anh ta học hành dốt nát nhưng lại có tính khoe khoang đi đâu cũng ra vẻ cũng lên mặt “văn hay chữ tốt” bản chất đã dốt nát lại muốn càng phơi bày và thầy đã tự biến mình thành trò cười cho thiên hạ.
Ông cha ta đã có câu: "Đẹp đẽ thì phô ra xấu xa thì đậy lại”. Ấy vậy mà trong câu truyện tình huống đầu tiên khi bác nông dân ngỏ ý anh học trò lại phách lối mình biết nhiều sách. Đã hiểu bản chất mình thiếu hiểu biết lẽ ra người bình thường phải tự ý xấu hổ, cảm thấy mình kém cỏi nhưng anh học trò lại càng lấn tới mà khoe khoang, cho thấy anh là một người vừa ngu dốt vừa khoác lác.
Khi được mời về làm thấy giáo anh vui vẻ nhận. Nhân buổi dạy sách Tam thiên tự mở trang sách ra anh liền thấy mặt chữ dài dòng loằng ngoằn khó hiểu. Yếu tố gây cười cũng được bật ra và dẫn dắt từ đây. Một người không biết gì về chữ nghĩ mà lại đi dậy học không những vậy còn khoác lác ra vẻ ta đây hiểu biết nhiều điều, thật đáng lực cười.
Khi đọc đến “kê” anh không biết là chữ gì lúc đó bọn trẻ lại cứ giục hỏi đây là chữ gì nên anh nói liều :”Rủ rỉ là con rù rì”. Thực chất chữ “kê” có nghĩ là gà. Vì anh không biết ý nghĩa nên nói đại nhưng ngoài cuộc sống làm gì có con vật nào có cách đọc như vậy. Điều này cho thấy không những anh thiếu hiểu biết trên lí thuyết sách vở mà còn thiếu hiểu biết nhiều điều trong kiến thức ngoài cuộc sống. Ban đầu không chắc chắn với ý nghĩa câu chữ anh liền dặn dò học sinh đọc nhỏ vì sợ không đúng người ngoài nghe thấy lại cười mình không biết chữ.
Ở tình huống khó xử này, thầy đồ đã tự bộc lộ cái dốt của mình. Anh đến bàn thờ thổ công gieo đồng tiền sấp ngửa để xem có đúng “rủ rỉ là con rù rì” không thì Anh đến bàn thờ thổ công gieo đồng tiền sấp ngửa xin cái được ngay anh liền tự tin đắc chí bảo học trò đọc thật lớn. Một người không biết chữ lại khóac lác, đã vậy còn mê tín thật đáng phê phán cũng thật đáng chê cười.
Dốt nhưng lại mê tín, ngày hôm sau bệ vệ ngồi trên giường đắc trí, anh thầy bảo học sinh đọc thật lớn đến khi bố đứa trẻ nghe thấy vậy liền chạy vào nói. Chữ kê là gà mà cách đọc của thầy lại như vậy. Chi tiết này lại là môt tình huống gây cười. Bố đứa trẻ là người lao động chân tay, cuốc đất ngoài vườn mà còn biết chữ kê là gà thế mà thầy lại không biết. Thật đáng lực cười. Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng làm tiếng cười thêm phần thú vị, nhưng cũng để chuẩn bị cho cái đáng cười ở phần tiếp theo. Thầy đồ nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”.
Đã dốt rồi nhưng khi bị vạch trần cái dốt đó anh không cảm thấy xấu hổ với mọi người lại đi trách ngược thổ công nhà người ta. Thật đáng chê trách. Cách kể chuyện rất sinh động, chính xác làm cho mỗi tình huống gây cười đều thành công và tạo bất ngờ cho người đọc
Thấy bác nông dân nói dạy thầy đồ rởm liền nói rằng: “Tôi vẫn biết chữ ấy là “kê”, mà ,“kê” nghĩa là gà, nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia”. “Thế này nhé ! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!”. Anh ta càng cố che giấu thì người nghe càng nhận thấy sự dốt nát nhưng liều lĩnh, bất chấp đúng sai của anh ta.
Cách phản ứng tức thời của thầy để nói gỡ cho mình: “Dạy cho cháu biết đến tâm tam đại con gà” vô hình chung đã tự phơi bầy không chỉ bản chất dốt nát mà quan trọng hơn còn cả thói giấu dốt, sĩ diện hão. Tiếng cười phê phán đến đây bật lên thật mạnh mẽ và sâu sắc. Đây là biểu hiện của mâu thuẫn dốt nhưng lại thích khoe chữ. Và cũng chính vì thói thích khoe như vậy nên bao nhiêu cái dốt của thầy không chỉ được phô bày đầy đủ mà còn được khuếch đại.
Truyện Tam đại con gà là một câu truyện hay và mang ỹ nghĩa phê phán sâu sắc. Phê phán thói dốt hay chơi chữ, dốt học làm sang của một bộ phận nhân dân, một tật xấu phổ biến. Nhắc nhở chúng ta không nên giấu dốt và hhuyên mọi người phải không ngững học hỏi, rèn luyện tri thức cho bản thân mình.