Top 10 Bài văn thuyết minh về chùa Hương lớp 8 hay nhất
Chùa Hương không những là danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho đất nước ta mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa. Mời các ... xem thêm...bạn tham khảo một số bài văn thuyết minh về chùa Hương hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết sau để làm tốt bài văn của mình nhé!
-
Bài văn thuyết minh về chùa Hương số 1
Nói về văn hóa tâm linh của người Việt không thể không nhắc đến những đền chùa cổ kính, linh thiêng mang nét đẹp đặc trưng, trầm lắng, nơi bày tỏ niềm thành kính, biết ơn với người xưa, với tín ngưỡng tôn giáo. Một trong những ngôi chùa cổ, nổi tiếng của nước ta phải kể đến chùa Hương _ danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng của Việt Nam.
Chùa Hương hay còn gọi là Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp, nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17 vào thời kỳ Đàng Trong – Đàng Ngoài, sau đó bị hủy hoại trong kháng chiến chống Pháp năm 1947, sau đó được phục dựng lại năm 1988 do Thượng Toạ Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hòa thượng Thích Thanh Chân.
Nơi đây gắn liền với với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba, theo phật thoại xưa kể lại rằng người con gái thứ ba của vua Diệu Trang Vương nước Hương Lâm tên là Diệu Thiện chính là chúa Ba hiện thân của Bồ Tát Quan Thế Âm, trải qua nhiều thử thách, gian nan với chín năm tu hành bà đã đắc đạo thành Phật để cứu độ chúng sinh.
Dưới đôi bàn tay khéo léo của người xưa cùng với những nét đẹp tạo hóa mà thiên nhiên ban tặng, mà vẻ đẹp của chùa Hương mang một dấu ấn rất riêng, đưa ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến.
Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái.
Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên.
Ở lối xuống hang động có cổng lớn, trán cổng ghi bốn chữ “Hương Tích động môn”. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán“Nam thiên đệ nhất động” là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm. Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá. Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày mồng sáu tháng giêng, thường kéo dài đến hạ tuần tháng ba âm lịch. Vào dịp lễ, hàng triệu phật tử cùng du khách tứ phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.
Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.Đây là ngày lễ khai sơn của địa phương nhưng ngày nay nghi lễ khai sơn được hiểu theo nghĩa mở- mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Một ngày trước khi khai hội, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều được thắp hương nghi ngút.Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ.
Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo.
Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần. Ta có thể thấy phần lễ là tổng hợp toàn thể hệ thống tín ngưỡng, gần như là tổng thể những tín ngưỡng tôn giáo của Việt Nam.
Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng. Lễ hội chùa Hương còn là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn.
Không chỉ có vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc, phong cảnh chùa cùng với nét đặc sắc của ngày lễ mà chùa Hương còn chứa đựng những giá trị sâu sắc về văn hóa tâm linh, lịch sử dân tộc và còn là giá trị sống của chuỗi phát triển con người từ xa xưa đến ngày nay, cần được bảo tồn, duy trì và gìn giữ di sản mà ông cha ta để lại.
Như vậy, với những giá trị đó, chùa Hương chính là niềm tự hào của người Hà Nội nói chung và người Việt Nam nói riêng, đến với chùa Hương là đến với không gian thanh tịnh, sông chậm lại để cảm nhận sự nhẹ nhõm trong tâm hồn, buông bỏ mọi áp lực, căng thẳng trong cuộc sống ngoài kia.
-
Bài văn thuyết minh về chùa Hương số 2
Chắc hẳn ai cũng biết đến chùa Hương một danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Hằng năm cứ đến mùng sáu tháng giêng sau tết Nguyên Đán nơi đây lại tổ chức lễ hội chùa Hương. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, việt kiều, du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong mọi điều tốt lành và để đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.
Chùa Hương thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây, cách thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía tây nam. Từ đây đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đình, thẳng đến bến đục thì dừng. Du khách xuống đò, lướt theo dòng suối Yến Vĩ trong xanh giữa hai bên là cánh đồng lúa. Trước mắt là những dãy núi trung điệp đẹp vô cùng!
Có thể nói cái đẹp của Hương Sơn được tạo nên từ bàn tay khéo léo kì công của con người và sự ban tặng của mẹ thiên nhiên. Các ngôi chùa được xây rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng bên dưới là những rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi đi ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo,hành khách sẽ thắp nhang ở chùa ngoài rồi vào chùa trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Mụ,với động hình bồng, động Hương Tích. Chùa nào cũng cổ kính uy nghi ẩn hiện trong làn mờ mờ ảo ảo, tạo nên một bầu không khí huyền bí linh thiêng.Mỗi người đến đây đều mang theo một riêng nhưng tất cả mọi người đều cảm thấy trút bỏ được vướng bận hằng ngày, tất cả đều lâng thoải mái.
Trên con đường dốc quanh co, dòng người nối đuôi nhau, già trẻ, gái trai đủ mọi lứa tuổi, miền quê. Tất cả mọi người đều có được sự thân quen như người trong nhà trước câu “Nam mô A Di Đà Phật ”. Hương Sơn có rất nhiều động nhưng lớn nhất, kì thú nhất phải nói đến động Hương Tích. Lên đến đây, mọi mệt nhọc đều tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi. nơi đây hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách lúc gần lúc xa. Đứng tên cửa động, du khách hít căng lồng ngực không khí thơm, trong lành.
Được chúa Trịnh Xâm ca ngợi là “Nam Thiên đệ nhất động”. Từ bên ngoài, cửa động như miệng một con rồng khổng lồ ăn sâu vào trong lòng núi. Đáy rộng và phẳng có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn nến lung linh huyền ảo. Những nhũ đá, cột muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng.
Muốn tham quan được hết chùa Hương phải mất mấy ngày mới thăm hết được. Ngồi trong động Hình Bồng, lắng tai nghe tiếng gió tạo thành tiếng nhạc du dương trầm bổng ta sẽ được đắm mình vào trong cõi mộng. Trên đỉnh núi có một tảng đá lớn tương truyền dó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần nơi đây các vị tiên ông thương hay đánh cờ đọ tài cao thấp ở đó. Còn có biết bao những sự tích, huyền thoại gắn liền với chùa Hương, tạo thêm cho vẻ kì bí linh thiêng của chốn phong cảnh hữu tình này.
Khi đi về, trong tay ai cũng đều mang về một thứ gì đó làm kỉ niệm. Du khách lên xe mà lòng bâng khuâng lưu luyến, không ai bảo ai mỗi người đều quay lại ngắm nhìn để in đậm những kỉ niệm về chùa Hương càng thêm tự hào về giang sơn gấm vóc mong sớm đến năm sau để lại có dịp tới thăm chùa Hương một lần nữa.
-
Bài văn thuyết minh về chùa Hương số 3
Việt Nam là một cư dân gốc nông nghiệp nên mang những nét đặc trưng của khu vực dân cư này, một trong số đó chính là tín ngưỡng sùng bái thần linh. Bởi vì làm nông nghiệp nên người nông dân luôn mong muốn cho thời tiết ôn hòa, mùa màng bội thu. Nhưng trong thực tế thì mưa bão, lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra làm cho mùa màng thất bát, thiệt hại không chỉ về tài sản mà còn về tính mạng con người.
Vì vậy mà trong lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam, người dân luôn tín ngưỡng, sùng bái các thế lực tự nhiên, thế lực thần tiên siêu nhiên để mong một cuộc sống tốt đẹp không còn khổ đau. Chùa chiền, đền đài được lập nên ở khắp nơi trên đất nước. Nhắc đến những ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam thì không thể không nhắc đến chùa Hương (hay còn gọi là Hương Tích).
Chùa Hương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Việt Nam, chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa này được xây dựng vào khoảng thế kỉ mười bảy, nhưng trải qua cuộc chiến tranh ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì chùa Hương đã bị tàn phá nặng nề năm 1947. Phải đến năm 1988 chùa Hương mới được phục dựng, tu sửa bởi Thượng tọa Thích Viên Thành. Tuy phụng dựng được những nét đặc trưng nhất, song diện mạo của Chùa Hương ngày nay vẫn không thể giống hoàn toàn như ngôi chùa Hương linh thiêng, tiên cảnh như năm xưa.
Nói về cảnh sắc chùa Hương linh thiêng, lại mang không khí như trên tiên cảnh, nhà thơ Chu Mạnh Chinh đã thể hiện niềm xúc động khôn xiết của mình khi được đặt chân đến mảnh đất Hương Sơn:
"Bầu trời cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi rằng đây có phải?
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lững lờ khe yến cá nghe kinh"
Chùa Hương thường được mở hội vào ngày mồng sáu tháng Giêng hàng năm và lễ hội kết thúc vào khoảng hạ tuần tháng ba âm lịch. Vào mỗi dịp Hương Sơn mở hội thì phật tử khắp bốn phương nô nức kéo về đây dâng hương lễ Phật tỏ lòng thành kính, cầu xin những điều tốt đẹp cho gia đình, bản thân. Hương Sơn từ lâu đã được coi là mảnh đất Phật, nơi quan thế âm Bồ Tát hiển linh tu hành, vì vậy mà chùa Hương vô cùng linh thiêng, chỉ cần thành tâm tu hành, cầu nguyện thì những ước nguyện trong cuộc sống của con người sẽ được thần linh giúp đỡ, tương trợ.
Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực miền Bắc mỗi dịp sau Tết Nguyên Đán, từ ngày mở hội, phật tử kéo về nơi đây nhiều như nước, khiến cho không gian lễ hội vô cùng tấp nập, nhộn nhịp. Từ chân núi Hương Sơn lên đỉnh núi phải đi bằng thuyền qua một con kênh nhỏ nhưng dài, uốn lượn vô cùng thi vị, cảnh sắc trên đường đi cũng khiến cho người ta cảm thấy choáng ngợp, ngỡ ngàng và hiểu được lí do vì sao mọi người lại gọi Hương Sơn là mảnh đất Tiên Phật, bởi nó quá đỗi đẹp đẽ, thoát tục. Hai bên đường đi chính là những cánh đồng cỏ, những cánh đồng lúa chín vàng làm cho bức tranh Hương Sơn thêm tươi đẹp, rực rỡ.
Ngày nay, bên cạnh phương tiện di chuyển chính là thuyền thì chính quyền huyện Hương Sơn còn cho xây dựng hệ thống cáp treo hiện đại, nhằm phục vụ cho mục đích đi lại của du khách thập phương và những du khách nước ngoài. Từ trên cáp treo nhìn xuống, du khách có thể đón nhận trọn vẹn nhất vẻ đẹp linh thiêng, kì vĩ của chùa Hương. Nếu trên đường đi không gian cảnh vật tuyệt vĩ vô thường thì khi đặt chân vào chùa Hương, ta sẽ có một cảm giác khác hẳn, đó chính là không gian linh thiêng của chùa chiền, là những nén nhang khói nghi ngút trong không gian, những mâm lễ đầy được dâng lên lễ phật.
Phật tử bốn phương thành tâm bái lạy khiến cho không gian linh thiêng, cổ kính. Dù có tín ngưỡng hay không nhưng một khi đã đặt chân vào chùa Hương thì mọi người đều có một cảm giác chung nhất đó chính là sự nhẹ nhõm trong tâm hồn. Lúc ấy con người trở về với những cảm xúc tự nhiên nhất, những gánh nặng, áp lực của cuộc sống cũng vô thức được buông bỏ. Mọi người đều thành tâm cầu xin những thứ tốt đẹp, may mắn cho mình và gia đình bằng sự thành tâm, chân thành nhất. Chính những điều kì diệu đó đã khiến cho chùa Hương là một địa điểm thu hút đông đảo du khách thập phương về đây mỗi năm.
-
Bài văn thuyết minh về chùa Hương số 4
Lễ hội chùa Hương đã có tự lâu đời. Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.
Thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 70 km về phía Tây Nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đình, thẳng đến bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây đã là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò dọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cánh đồng lúa mơn mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng, đẹp vô cùng!
Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của tạo hoá với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hình Bổng. Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khói hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng. Mỗi người đến chùa Hương với một tâm trạng, một ước nguyện riêng tư, nhưng điều chung nhất là cảm giác trút bỏ được những vướng bận hằng ngày của đời thường, cả thể xác lẫn tâm hồn đều lâng lâng, thoát tục.
Trốn con đường dốc quanh co, dòng người nối theo nhau lên xuống. Già, trẻ, gái, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê. Lạ hóa thành quen qua câu chào: "Nam mô A Di Đà Phật". Nhiều cụ bà chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân bằng the nâu thắt vạt, tràng hạt đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, chân bước thoăn thoắt chẳng kém thanh niên. Tiếng "Nam mô" râm ran suốt mọi nẻo đường.
Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường. Trập trùng núi, trập trùng mây. Trốn triền núi, dưới thung sâu, hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió xuân. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách văng vẳng lúc gần, lúc xa. Quả là một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tinh. Du khách khoan khoái hít căng lồng ngực không khí thơm tho, trong lành trước khi xuống động.
Động Hương Tích được chúa Trịnh Sâm ca ngợi là "Nam thiên đệ nhất động". Nhìn từ bên ngoài, cửa động giống như miệng một Con rồng khổng lồ đang há rộng. Động ăn sâu vào lòng núi. Đáy động bằng phẳng, có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh. Những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng, cót thóc... Khách hành hương muốn cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên... cứ việc thắp nhang rồi thành tâm khấn vái, biết đâu Trời sẽ thương, Phật sẽ độ trì cho được như ý.
Đi hội chùa Hương ít nhất phải hai ngày mới thăm hết được các chùa. Ngồi trong động Hình Bồng, lắng tai nghe tiếng gió thổi tạo thành điệu nhạc du dương trầm bổng, ta sẽ đắm mình trong không khí mơ màng của cõi mộng. Trốn đỉnh núi có tảng đá lớn và phẳng, tương truyền rằng đó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần, các vị Tiên ông lại xuống trần, đọ tài cao thấp ở đó. Còn biết bao huyền thoại khác gắn liền với chùa Hương, tô đậm thêm vẻ kì bí và linh thiêng của danh lam thắng cảnh này.
Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi du khách đều có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trình chuỗi hạt bồ đề, gói trà lão mai hay bó rau sắn xanh mướt mà nhà thơ Tản Đà đã nhắc đến trong thơ ông từ những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ trước: Muốn ăn rau sắn Chùa Hương. Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa... Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau. Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mĩ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc.
-
Bài văn thuyết minh về chùa Hương số 5
Nước ta có rất nhiều những danh lam thắng cảnh đẹp chứa đựng những tinh hoa văn hóa của ông cha ta để lại như: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, cung đình Huế,….Tiêu biểu trong số đó phải kể đến chùa Hương với nét đẹp đặc sắc, độc đáo để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách tứ phương.
Chùa Hương mang một nét đẹp rất riêng mà không ngôi chùa nào có được bởi nơi đây được tạo nên bởi hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp, tọa lạc ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17 bị hủy hoại trong kháng chiến chống Pháp năm 1947, sau đó được phục dựng lại vào năm 1988.
Tuy được biết đến nhiều nhất nhưng chùa Hương ở Hà Nội lại chỉ là “phiên bản” của chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh, sử cũ kể lại rằng chúa Trịnh Sâm vì không muốn những vị phi tần, mỹ nữ của mình phải đi cúng bái xa như vậy nên đã cho người xây dựng quần thể chùa Hương ở Hà Nội.
Nơi đây thờ bà chúa Ba theo tín ngưỡng dân gian, truyền thuyết kể lại rằng Diệu Thiên_ công chúa thứ ba của nước Hương Lâm chính là bà chúa Ba hiện thân của Quan Thế Âm Bồ Tát ,trải qua những thử thách, gian khổ sau chín năm tu hành bà đã đắc đạo thành Phật đi phổ độ chúng sinh.
Có thể nói chùa Hương là sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp tự nhiên của tạo hóa và nét đẹp kiến trúc nhân tạo qua hình ảnh đền chùa nơi đây. Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù.
Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất.
Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi bốn chữ “Hương Tích động môn”. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán“Nam thiên đệ nhất động” là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm. Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.
Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày mồng sáu tháng giêng, thường kéo dài đến hạ tuần tháng ba âm lịch. Vào dịp lễ, hàng triệu phật tử cùng du khách tứ phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Đây là ngày lễ khai sơn của địa phương nhưng ngày nay nghi lễ khai sơn được hiểu theo nghĩa mở- mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản.
Một ngày trước khi khai hội, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều được thắp hương nghi ngút.Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo.
Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần. Ta có thể thấy phần lễ là tổng hợp toàn thể hệ thống tín ngưỡng, gần như là tổng thể những tín ngưỡng tôn giáo của Việt Nam. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn.
Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng. Lễ hội chùa Hương còn là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn.
Có thể thấy nét đẹp của chùa Hương còn nằm ở những giá trị văn hóa tâm linh, lịch sử dân tộc cùng với giá trị sống của con người từ xưa đến nay và giá trị du lịch đang ngày càng phát triển ở nơi đây. Chùa Hương chính là niềm tự hào của bao người con đất Việt, quảng bá đời sống văn hóa tâm linh của người dân ra ngoài thế giới.
-
Bài văn thuyết minh về chùa Hương số 6
Việt Nam ta tự hào khi sở hữu nhiều kỳ quan của tạo hóa, những di tích ghi dấu ấn tâm linh, cửa nhà Phật. Một trong những danh lam thắng cảnh trung hòa được cả vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp Phật giáo không thể không kể đến chùa Hương.
Chùa Hương là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia, bao gồm nhiều ngôi đền, chùa, hang động đẹp, linh thiêng, nằm gần con sông Đáy, tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Về thời gian hình thành, chùa Hương được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII thời vua Lê – chúa Trịnh khi chúa Trịnh Sâm còn tại vị. Tuy ngôi chùa này rất nổi tiếng tại nước ta nhưng chùa Hương tại Hà Nội không phải là ngôi chùa Hương gốc, chùa là phiên bản của chùa Hương Tích tại Hà Tĩnh.
Lịch sử ghi chép lại rằng, sở dĩ xây dựng thêm chùa Hương tại Hà Nội vì phi tần của chúa Trịnh, đoạn đường từ kinh đô đến chùa Hương rất xa khiến chúa Trịnh không yên tâm mỗi dịp phi tần đi trẩy hội chùa Hương vì thế chúa Trịnh đã cho xây một ngôi chùa Hương khác tại vùng núi Hà Sơn Bình, góp phần tạo nên một chùa Hương kỳ ảo, thơ mộng.
Có thể nói, chùa Hương là sự giao thao hài hòa giữa nét đẹp thiên nhiên kỳ vĩ và vẻ đẹp tâm linh huyền bí, thiêng liêng. Ấn tượng đầu tiên khi đến với quần thể di tích chùa Hương là suối Yến trải dài, nhẹ nhàng trôi. Từ bến Trò qua một đoạn suối đến đến Trình thuộc quần thể chùa Hương, dâng hương báo cáo với thần Tướng người đến tham quan. Trên dòng suối Yến xuôi về khu vực chính của chùa Hương, du khách đi thuyền khoảng tiếng rưỡi thời gian, hai bên bờ suối có những núi, hòn trải dọc. Khu vực chính của chùa Hương được chia làm hai khu vực: chùa Ngoài và chùa Trong.
Chùa Ngoài tức là chùa Thiên Trù nằm tại chân núi Hà Sơn Bình có kiến trúc kiểu “ Ngũ môn tam cấp”, diện tích chùa rộng, đi sâu vào khu bảo thềm thứ ba là Tam Bảo nơi thờ Phật, dâng lễ, dâng hương. Đi tiếp qua Tam bảo là khu vực điện thờ thánh mẫu, gác tàng thư, nhà Tổ, tháp Thiên Thủy. Từ chùa Ngoài đến chùa Trong trên đỉnh núi là đoạn đường khá xa, khoảng 2 – 3 km, du khách có thể chọn đi bộ hoặc đi cáp treo, đường đến chùa Trong hầu hết là đường đất, có nhiều bậc thang, khá quanh co. Các chùa Giải Oan, chùa Hinh Bồng, chùa Tiên,…. Nằm phân bố trên đoạn đường lên núi.
Khác với chùa Thiên Trù, chùa Trong không phải do bàn tay con người xây dựng nên mà do thiên nhiên, tạo hóa ban tặng, chùa Trong hay “ Nam Thiên đệ nhất động” Hương Sơn động là hang động hùng vĩ ,huyền ảo. Từ chính diện cửa động đi vào là nơi thờ Phật chính, đặt tượng phật Bà Quan Âm, càng khám phá sâu bên trong động, càng thấy nhiều hòn mang hình thù gần gũi với con người như hòn Đụn gạo, núi Cô, núi Cậu,…..
Với vẻ đẹp kỳ ảo như vậy, chùa Hương đã trở thành một trong những điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước, mỗi dịp lễ hội chùa Hương, mùng 6 tháng Chạp Âm Lịch hàng năm, chùa Hương trở nên nhộn nhịp, có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như hát chèo, hát quan họ trên suối Yến. Không chỉ vậy, chùa Hương chính là nhân chứng của lịch sử, chứng kiến những thăng trầm, thay đổi triều đại, chiến tranh suốt ba thế kỷ, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chùa Thiên Trù thuộc quần thể chùa Hương đã bị bom Pháp tàn phá nặng nề. Ngoài ra, chùa Hương đóng góp một phần không nhỏ giúp ngành du lịch nơi đây phát triển, mang lại nguồn lợi khổng lồ cho người dân.
Như vậy, quần thể di tích chùa Hương là sự hội tụ của những nét đẹp thiên nhiên, tạo hóa cùng với vẻ đẹp tâm linh, hơi thở Phật giáo, du khách vừa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vừa được sống chậm lại, thư thái, bình yên tại đất linh thiêng.
-
Bài văn thuyết minh về chùa Hương số 7
Tôi có nghe một bài hát mở đầu bằng những câu hát rất dễ thương, tươi tắn như sau:
"Hôm qua em đi chùa Hương
Hoa cỏ còn mờ hơi sương
Cùng thầy mẹ em vấn đầu soi gương."
Tôi cũng lại đọc một bài hát nói của Chu Mạnh Trinh rằng:
"Bầu trời, cảnh bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
Kìa non non, nước nước, mây mây,
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?"
Tựu chung lại cả hai tác phẩm ấy đều nói về một địa điểm vô cùng nổi tiếng mà theo cách gọi của dân gian là Chùa Hương, nhưng chính xác nó không chỉ là một ngôi chùa riêng biệt mà là một quần thể di tích văn hóa - tôn giáo lớn gọi là Hương Sơn có tuổi đời lên tới vài trăm năm từ thuở vua Lê-chúa Trịnh. Chùa Hương không chỉ mang trong mình vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình tựa như chốn bồng lai tiên cảnh, mà còn mang trong mình sự thanh tịnh, không khí thâm nghiêm của chốn thiền tu. Một lần bước chân đến Hương Sơn dường như khách lữ hành cũng bỏ lại sau lưng mọi nỗi lo trần thế để được tịnh tâm ngắm nhìn phong cảnh núi non, đền chùa, nơi được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất động" này.
Quần thể di tích chùa Hương được xây dựng vào cuối thế kỷ thế kỷ 17 khoảng những năm 1680-1704, việc ra đời của ngôi chùa cũng có nhiều sự tích, nhiều người thắc mắc rằng tại sao lại có hai ngôi chùa tên Hương Tích, một ở Hà Tĩnh và một ở Hà Nội. Chuyện kể rằng, thuở xưa các phi tần, mỹ nữ của chúa quê gốc phần lớn ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh nên cứ mỗi độ xuân về các bà thường hay ngược về Hà Tĩnh để trẩy hội chùa Hương, dâng hương kính Phật. Đó vốn là chuyện tốt đẹp thế nhưng chúa Trịnh lại có mối nghi ngại, sợ phi tần chịu đường xa cực khổ, và vài lý do tế nhị thế nên chúa quyết định cho xây dựng thêm một chùa Hương Tích ở tại Hà Nội để cho các bà trẩy hội được gần hơn. Hiện nay, quần thể di tích này tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, bên cạnh sông Đáy, trong đó trung tâm cụm di tích là chùa Hương nằm trong động Hương Tích, người ta còn gọi là chùa Hương Tích hoặc chùa Trong.
Về kết cấu kiến trúc, quần thể di tích Hương Sơn là nơi quy tụ của hàng chục ngôi chùa lớn thờ Phật, nhiều ngôi đền thờ thần, thánh cùng các ngôi đình thờ khác, điểm độc đáo của khu di tích chính là lối kiến trúc kết hợp giữa phong cảnh thiên nhiên núi xanh, nước biếc, mây trắng lượn lờ cùng với hệ thống hang động tự nhiên và các kiến trúc chùa chiền cổ xưa, tạo nên một không gian vừa mang vẻ đẹp trữ tình thơ mộng vừa mang vẻ thoát tục, thiêng liêng chốn cửa Phật. Men dọc theo thung lũng suối Yến là những công trình kiến trúc tiêu biểu của chùa Hương bao gồm chùa Ngoài, tên khác là chùa Trò hay chùa Thiên Trù.
Bên trong ngôi chùa này có tháp chuông, với lối kiến trúc độc đáo gồm ba tầng mái, trên tầng cao nhất lộ ra hai đầu hồi tam giác, Chu Mạnh Trinh có câu thơ nhắc về tháp chuông này như sau "Thoảng bên tai một tiếng chày kình/Khách tang hải giật mình trong giấc mộng". Trung tâm của khu di tích chính là chùa Hương, hay còn gọi là chùa Trong, chùa Hương tích, đây không phải là ngôi chùa nhân tạo mà nó thực tế là một hang động lớn, vách động có khắc 5 chữ là bút tích cảu chúa Trịnh Sâm "Nam thiên đệ nhất động", thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ của ngài với vẻ đẹp của chốn Hương Sơn. Ngoài hai bộ phận kiến trúc chính thì, còn các công trình kiến trúc khác có thể tóm lược trong 2 câu thơ sau:
"Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh"
Trong đó, suối Giải Oan và chùa Cửa Võng là hai địa điểm nằm ở dọc quãng đường từ chùa Thiên Trù đến chùa Hương Tích, am Phật Tích tương truyền là nơi Quan Thế m bồ tát độ kiếp, động Tuyết Quynh hay chùa Tuyết Quynh là một ngôi chùa nhỏ tọa lạc gần với động Hương Tích.
Hội chùa Hương chính là một trong những lễ hội lớn nhất ở miền Bắc nước ta, mỗi năm thu hút đến hàng triệu du khách cùng phật tử khắp mọi miền tổ quốc đổ về đây trẩy hội, thăm quan và dâng hương kính phật. Lễ hội bắt đầu từ ngày 6/2 âm lịch hằng năm, kết thúc vào khoảng hạ tuần tháng âm lịch, trong đó chính thức diễn ra trong khoảng 4 ngày từ ngày 15 đến 18 tháng 2 âm lịch. Phù hợp với không khí linh thiêng và thanh tịnh chốn cửa Phật thế nên phần lễ của lễ hội chùa Hương diễn ra một cách đơn giản, biểu hiện rõ rệt nhất ấy là làn khói xanh nghi ngút, hương thơm thoang thoảng của nhang đèn không bao giờ dứt trong những ngày hội, khiến cho không khí nơi đây lại càng thêm phần thanh tao, nhã nhặn. Người đi dâng lễ cũng chỉ chuẩn bị một ít nhang đèn, hoa quả và đồ ăn chay đặt lên điện thờ, thắp nén hương thơm, thành tâm khấn vái đúng với quy cách của một Phật tử giác ngộ rồi đi thăm thú cảnh sắc xung quanh thanh lọc tâm hồn hoặc tham gia vào phần hội.
Phần hội thì cũng giống nhiều cách lễ hội phổ biến khác, gồm có lễ rước và lễ văn, sau đó là các hoạt động vui chơi nhẹ nhàng bên ngoài như bơi thuyền vãn cảnh, hát chèo, hát văn,... Có thể thấy rằng cả phần lễ và phần hội của lễ hội chùa Hương đều thiên về sự nhã nhặn, tinh tế, không quá nô nức, ồn ào phá hỏng cảnh thiêng liêng, mỗi một con người bước chân đến nơi đây đều hưởng một niềm vui hiếm có, ấy là cảm giác thanh tịnh tâm hồn, niềm vui sướng khi bắt gặp cảnh sắc độc đáo tựa chốn bồng lai tiên cảnh.
Di tích chùa Hương và lễ hội chùa Hương đã ăn sâu vào tiềm thức và văn hóa tín ngưỡng tôn sùng đạo phật, đạo giáo và cả nho học của người dân Việt Nam, đặc biệt với vẻ đẹp hiếm có bởi sự kết hợp tinh tế giữa cảnh thiên nhiên và các công trình kiến trúc nhân tạo đã đưa nơi đây trở thành nguồn cảm hứng bất tận của các văn nhân, thi sĩ xưa và nay. Trong bài tôi đã nhắc đến nhiều câu thơ có trong Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh, một bài hát nói được xem là áng văn kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam, ngoài ra có thể nhắc đến Hồ Xuân Hương với bài vịnh Động Hương Tích, hay Tản Đà với bài thơ Chơi chùa Hương Tích. Trong âm nhạc có một bài hát nổi tiếng, với giai điệu tươi vui, mang âm hưởng dân ca ấy là bài Em đi chùa Hương, phổ nhạc từ thơ của Nguyễn Nhược Pháp, từng một thời được phát đi phát lại trên ra-đi-ô, mà thế hệ ông bà ta vẫn thuộc trong lòng.
Phong cảnh chùa Hương có lẽ rằng vẫn còn đẹp và đặc sắc hơn tất cả những gì mà thơ ca đã vẽ nên, bởi chỉ có dùng chính đôi mắt, đôi tai và tâm hồn thanh tịnh thì con người ta mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp kỳ diệu ấy, thứ mà chẳng giấy bút nào viết nên được. Nếu ai có dịp ghé thăm Hà Nội một lần, hãy ghé thăm quần thể di tích Hương Sơn một lần để cảm nhận được cái vẻ thơ mộng trữ tình của trời mây non nước kết hợp với nét thâm nghiêm, thanh tịnh chốn thiền tu, được thế có lẽ cuộc đời chẳng còn gì sung sướng hơn.
-
Bài văn thuyết minh về chùa Hương số 8
Năm nào cũng vậy, mỗi độ xuân về, chùa hương thuộc xã hương sơn, huyện mĩ đức, hà nội lại thu hút hàng chục vạn khách hành hương từ mọi miền đất nước và không ít người nước ngoài đến đây vãn cảnh, lễ bái, dự hội, tham quan du lịch. Miền đất phật này thực sự là nơi có cảnh thiên nhiên đẹp, có nhiều chùa cổ, nhiều hang động kì thú…
Chùa hương chỉ cách hà nội 60km về phía tây nam nhưng lại hội đủ loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch hang động… Hội chùa hương kéo dài tới 2 tháng từ trước rằm tháng giêng đến rằm tháng ba âm lịch. Du khách có thể đến chùa hương bằng nhiều đường: dượng bộ, đường thủy, mà bến yến là điểm xuất phát của hành trình. Từ bến yến, khách đi bằng đường bộ xuyên qua rừng mơ, là con đường mòn của các tiều phu vào rừng lấy củi, được hòa mình vào nhiều chùa, hang, cảnh đẹp, được có dịp thắp nén nhang bên ngôi mộ tản đà, một thi sĩ danh tiếng của việt nam sống ở nửa đầu thế kỉ XX.
Nhưng thông thường du khách thích đi đường thủy. Mọi người cùng xuống đò do các cô gái làng yến chèo lái, thả lững lờ dọc suối yến, lặng ngắm hai bên bờ, xa xa sau màn sương mỏng nhẹ là trùng điệp núi biếc. Nếu ngồi cạnh bạn lại là một khách ưa chuyện trò, hiểu biết kể cho bạn nghe những huyền thoại đất hương sơn thì không còn gì thú vị hơn. Tên núi được đặt theo hình dáng núi. Nào là núi ngũ nhạc có hình năm trái chuông, núi đụn như đụn thóc, núi voi, núi lân hình con kì lân, núi quy hình con rùa. Ngoài ra, còn các núi thuyền rồng, phượng hoàng ở hai bên suối tuyết – con suối dẫn đường vào chùa tuyết sơn, núi mâm xôi, núi trống, núi chiêng, núi ông sư, núi bà vãi,… Đò dừng lại ở khu đền trình để các bà, các chị… Vào làm lễ trình diện với các vị sơn thần, với một dũng tướng của vua hùng cai quản vùng đất thiêng. Rồi khách lại xuống đò tiếp tục theo dòng suối uốn lượn quanh co qua hàng bà, cầu hội cảnh đẹp như tranh thủy mặc với cỏ, cây, hoa, lá đung đưa theo gió xuân.
Thuyền ghé bến đầu tiên đưa khách thăm chùa thiên trù, ngôi chùa được coi là “bếp nhà trời” còn gọi với các tên dân gian là chùa ngoài, chùa trò. Bên phải chùa thiên trù có động tiên sơn với nhiều nhũ đá trên vách và5 pho tượng đá. Nơi đây còn có hồ bán nguyệt nuôi thả hoa sen, cá, quanh chùa thiên trù là núi cao và hàng trăm ngọn tháp.
Du khách đi tiếp vào chùa trong nơi có động hương tích cổ kính, được chúa trịnh sâm (thế kỉ XVIII) tôn vinh là “nam thiên đệ nhất động” với ý nghĩa: hang động đẹp nhất trời nam. Cửa động hương tích có lối lên trời, lôi xuống âm phủ. Nơi đây là điểm hội tụ nhiều cảnh đẹp của chùa giải oan, chùa cửa võng, am phật tích, động tuyết quỳnh với chim ca, vượn hót, tiếng suối róc rách như bản hòa tấu của thiên nhiên. Động hương tích gắn với bao nhân vật lịch sử, thi nhân việt nam như trịnh sâm, chu mạnh trinh, cao bá quát, xuân diệu…. Núi hương sơn có cách đây khoảng 200 triệu năm nhưng theo truyền thuyết và ngọc phả còn lưu giữ thì động hương tích mới ra đời cách đây hơn 200 năm. Trong động nhũ đá hình thù muôn vẻ, được dân gian đặt những tên gọi thân quen như cây gạo, cây vàng…. Và trong chùa hương tích có các tượng phật quan âm, kim đồng, ngọc nữ được phối thờ… Đặc biệt có tòa cửu long hình 9 con rồng bằng nhũ đá.
Tại hương tích sơn còn có các đền, chùa, hang động hấp dẫn, với những cái tên đẹp như núi long vân, động long vân, chùa long vân, động tuyết sơn, động hinh bồng gắn với cảnh đồng ruộng, núi lão, thung lão., hang sũng sàm mới phát hiện năm 1975 là nơi cư trú của Người cổ bản địa cách đây hàng vạn năm…hương tích sơn nói chung, chùa hương nói riêng quả là một kì tích mà đất nước Việt Nam được thiên nhiên ban tặng.
Chùa hương không chỉ hấp dẫn du khách ở vẻ đẹp thiên tạo, nơi đây còn giữ lại dấu tích văn hóa của nhiều giai đoạn lịch sử. Đó là những sản phẩm vô giá kết tinh tài năng trí tuệ, tâm tư tình cảm của nhân dân lao động, phản ánh tư tưởng của các thời đại. Một trong những cổ vật ghi niên đại sớm nhất ở hương sơn là quả chuông đồng có tên “đảo đài hương tích sơn hồng chung”. Chuông cao l,24m, đường kính đáy 0,63m, thân chuông có tám núm lồi chìa ra bốn góc, mỗi góc hai núm. Xung quanh mỗi núm là những chấm tròn nên có sự khác biệt so với chuông cùng thời. Đây là quả chuông khá đẹp hiện treo trong động hương tích có niên đại cảnh hưng 27 tức năm 1766. Một quả chuông khác nhỏ hơn, đúc thời tây sơn (1793) treo ở nhà tổ chùa thiên trù. Chuông chùa như khí cụ tích tụ linh khí núi sông và phát tiếng ngân vang vọng thấm nhuần vào chúng sinh trong thế giới ta bà.
Ở chùa hương, cổ vật bằng đá cũng khá nhiều. Điển hình là bia đá, có loại bia dẹt, bia trụ (tứ trụ, lục trụ), bia mài khắc trên đá. Trong đó bia có niên đại sớm nhất là bia “thiên trù tự bi kí” hiện dựng ở nhà bia trên đường từ bến thiên trù vào chùa. Bia có niên đại chính hòa thứ bảy (1688). Đây là tấm bia đâ lớn, diềm bia được chạm đẽo công phu, các nét chạm bay bướm mà khoẻ khoắn đưa được hơi thở của cuộc sống dân dã lên mặt bia qua hình tượng các con vật như voi, trâu, vịt, cua.. Các bệ đá đặt trước điện thờ phật ở động hương tích mang tính nghệ thuật cao thời lê – trịnh, chạm nổi hình người ở tư thế ngồi đóng khố để trần, đầu và hai tay nâng phần trên của bệ phật. Đó là biến dạng của chim thần garuda mình người mặt chim thường được tạc ở các bệ đá thời lí – trần. Giá trị nhất về nghệ thuật điêu khắc không những trong động hương tích mà kể cả trong hệ thống chùa chiền ở hương sơn là pho tượng phật bà quan âm bằng đá xanh tạc vào thời tây sơn. Tượng có dáng người thon thon, mặt hơi trái xoan, cổ cao ba ngấn. Chân trái để trần đặt lên một đài sen, chân phải hơi co, tay trái cầm một viên ngọc minh châu, lá sen tỏa ra mềm mại như có gió lay động dưới chân tượng.
Về kiến trúc, qua thời gian nghiệt ngã của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng những năm tháng chiến tranh, hầu hết những công trình kiến trúc cổ của vùng chùa hương sơn bị phá hủy. Một kiến trúc cổ nhất còn lại là toà “viên công bảo tháp” gần suối điện trong khu vực chùa ngoài “chùa thiên trù”. Tháp này được xây dựng từ thế kỉ xvii, nơi lưu giữ xá lợi của tổ viên quang có công kiến tạo lại chùa hương sau nhiều năm hoang vắng. Tháp viên công xây bằng gạch tốt, màu đỏ hồng, để lộ thiên, mạch được miết đều chứng tỏ kĩ thuật xây tháp rất tinh xảo. Tháp viên công là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc đặc sắc ỏ' thời hậu lê.
Tòa tam bảo chùa thiên trù là công trình kiến trúc có quy mô lớn, kết hợp hài hòa phong cách kiến trúc hiện đại với phong cách kiến trúc truyền thống. Do vậy, du khách chiêm ngưỡng tòa tam bảo thấy thân quen mà mới lạ, bắt gặp nét dung dị trầm lắng mà sâu xa triết lí của nghệ thuật quá khứ bên cái bộn bề của không gian nhiều chiều, của hình khối, của những mảng màu gây ấn tượng của nghệ thuật hiện đại.
-
Bài văn thuyết minh về chùa Hương số 9
Cùng với chùa Thiên Mụ, chùa Bái Đính chùa Hương được xem là một quần thể du lịch thu hút được đông đảo khách thập phương. Đến với Chùa Hương, du khách sẽ có cơ hội được thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh, những tín ngưỡng văn hóa cổ truyền đặc sắc và thế giơi tâm linh trang nhã.
Chùa Hương là cách gọi chung trong dân gian nhưng xét về khía cạnh học thuật. Chùa Hương nằm trong quần thể Hương Sơn là một di tích lịch sử nằm tọa lạc tại xã Hương Sơn; huyện Mỹ Đức; Tỉnh Hà Nội. Quần thể văn hóa nổi tiếng bậc nhất này nằm trải dài ven bờ sông Đáy với nhiều động; đền; chùa khác nhau. Trong đó trung tâm đó là chùa Hương nằm tại động Hương Tích. Chùa Hương còn có tên gọi khác là chùa Trong.
Theo lịch sử ghi chép lại chùa Hương có nguồn cội từ tỉnh Hà Tĩnh được xây dựng từ cuối thế kỉ XVII, sau đó bị tàn phá trong kháng chiến chống pháp và mãi đến năm 1988 mới được phục dựng lại và trùng tu dưới đôi bàn tay của thượng tọa Thích Viên Thành. Vậy tại sao chùa Hương hiện nay lại xuất hiện ở ngoài Bắc. Điển tích ghi lại chuas Trịnh vì muốn tiết kiệm công sức tiền bạc cũng như tạo điều kiện cho các phi tần đi lễ đức phật từ bi hỉ xả đầu năm nên đã cho phép một vị hòa thượng tiến hành xây dựng một ngôi chùa trên núi Hà Sơn Bình. Và Chùa Hương ngày nay đã ra đời từ đó.
Chùa Hương bao gồm nhiều kiến trúc độc đáo, nằm rải rác trong thung lũng suối Yến, thu hút nhiều du khách ghé thăm và thưởng ngoạn. Các điểm di tích thắng cảnh có thể kể đến như: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Cửa Võng -Động Hương Tích – Động Hinh Bồng – Động Đại Binh; Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Cửa Võng -Động Hương Tích – Động Hinh Bồng – Động Đại Binh;Đền Trình Chùa Tuyết Sơn – Chùa Bảo Đài – Động Ngọc Long – Chùa Cá
Các công trình này đều là những công trình thiên nhiên cổ, là các hang đọng thạch nhủ bắt mắt; do tạo hóa chạm khắc rất công phu, tỉ mỉ và điêu luyện đến từng chi tiết. Chùa Hương là miền đất hứa của du khách thập phương mỗi dịp tết đến xuân về. Đây cũng chính là thời gian diễn ra hội Chùa Hương. Hội Chùa Hương kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng đến hết cuối tháng ba âm lịch nhưng hội chính diễn ra chủ yếu vào rằm tháng giêng đến 18 tháng hai. Đến với chùa Hương thời điểm này du khách sẽ được thưởng ngoại hoa mơ nở trắng rừng đầy thơ mộng; được ngồi thuyền hít hà cái dáng vẻ thanh tịnh; trầm tĩnh và hùng vĩ của núi rừng mây mù giăng kín.
Lễ hội Chùa Hương là sự kết hợp hài hòa giữa đạo giáo; phật giáo và Nho Giáo. Khai mạc lễ trẩy hội chùa Hương là tiết mục múa Lân nghệ thuật, thay lời kính chào đầy hiều khách mà bà con Hương Sơn cũng như trụ chì; tăng ni gửi đến các Phật tử gần xa. Tiếp đó là lễ chính. Lễ chính của chùa Hương nghiêng về thiền, hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ chay; hoa quả; đèn; nến chaỵ đàn rồi tiến cúng lên bàn lễ. Trong suốt lễ hội định kỳ sẽ có các vị trụ chì thay nhau lên gõ mõ tụng kinh tại các chùa miếu đền. Tại các bàn thờ thánh lúc nào cũng nghi ngút khói hương và có người trông nom đèn dầu; nhang khói.
Chùa Hương không chỉ là một quần thể tín ngưỡng tâm linh mà còn là điểm hội tụ nhiều di sản văn hóa phi vật thể. Với khung cảnh thanh tịnh; núi non trùng điệp; du khách đến đây sẽ được hòa mình vào những điệu hát trầu văn ngọt ngào; được thưởng thức nhiều lễ hội truyền thống dân tộc đặc sắc như: Đua thuyền; rước rồng; rước kiệu; leo núi;…
Do tổng thể chùa Hương trải rộng và dài; hài hòa đan xen núi rừng nên du khách có thể lựa chọn cho mình những phương tiện phù hợp để tiện di chuyển: di chuyển bằng đò để cảm nhận cái thanh thanh man mát của dòng nước hay di chuyển bằng cáp treo phòng tầm mắt trên cao để chiêm ngưỡng và trọn hết bức tranh núi rừng sinh động.
Chùa Hương là nơi giao thoa đất trời; tụ hội linh thiêng vạn vật. Chùa Hương gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật; đền thờ thánh; các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Đa số các phật tử vượt ngàn dặm xa về đây để xin chút lộc thành cầu cho bình an; may mắn; hạnh phúc và sức khỏe cho gia đình vào năm mới. Chùa Hương còn nổi tiềng về mặt cầu tự con cái. Các cặp đôi hiếm muộn thường đến đây để xin bên trên rủi lòng xót thương ban cho một mụn con tâm tình. Nếu muốn cầu con trai ta đặt lễ lên bàn Lầu cậu; nếu muốn cầu con gái ta đặt lễ và thành tâm tại lầu cô.
Ai đi trẩy hội Chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi dùm
Mớ rau sắn, quả mơ non
Mơ chua sắn ngọt biết còn thương chăng?
Về chùa Hương xin đừng bỏ qua dư vị đâm đà của mơ rau sắn; vị chua chua rôn rốt, vàng ươm của những quả mơ non được trồng tại các sườn núi và thung lũng. Hay mỏi mệt, dừng chân ta cũng có thể tranh thủ thưởng thức bát chè mài thanh thanh man mát; và gói gém một chút bánh củ mài; môt chút chè Lam đặc sản nơi đây về làm quà. Chính cái vẻ đẹp hiền hòa của cảnh vật và con người Chùa Hương đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều đề tài văn học xưa và nay. Với tâm hồn lãng mạn bảng lảng cùng gió sương Hương Tích,Tản Đà đã từng ví:
“Chùa Hương trời điểm lại trời tô
Một bức tranh tình trải mấy Thu
Xuân lại xuân đi không dấu vết
Ai về ai nhớ vẫn thơm tho.
Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt
Đá hỏm hang đen tối tối mò.
Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối
Phàm trần chưa biết, nhắn nhe cho.”
Hay nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đã từng họa tô bức tranh núi rừng nơi đây bằng những nét vẽ trân thực, sinh động; âm thanh ánh sáng quyện hòa
“Réo rắt suối đưa quanh/
Ven bờ ngọn núi xanh
Nhịp cầu xa nho nhỏ
Cảnh đẹp gần như tranh
Sau núi oản -gà-xôi
Bao nhiêu là khỉ ngồi
Đến núi con voi phục
Thấy đủ cả đầu đuôi
Chùa lấp sau rừng cây
(Thuyền ta đi một ngày)”
Xứng đáng với bút đề của vua Trịnh Sâm “Thiên Hạ đẹp nhất trời Nam”; chùa Hương qua hàng ngàn năm trường tồn vẫn giữ nguyên cái dáng vẻ trầm mặc; cổ kính và linh thiêng mà tạo hóa ban tặng. Chùa Hương là biểu tượng cho thuân phong mỹ tục đẹp đẽ dân tộc; là sự thanh thản; ước mơ vươn tới cái đẹp; cái hạnh phúc trong tâm hồn mỗi người du khách ghé thăm.
-
Bài văn thuyết minh về chùa Hương số 10
Chùa Hương một cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhắc đến chùa Hương cũng phải nói đến những lễ hội, trò chơi tổ chức hàng năm thu hút rất nhiều du khách cùng với các phật tử tham gia.
Chùa Hương có vị trí ở xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, Thành phố Hà Nội. Ngôi chùa xây dựng vào khoảng thế kỉ XVI, trải qua các cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ chùa đã bị tàn phá. Năm 1988, chùa mới được tu sửa bởi Thượng tọa Thích Viên Thành, diện mạo của Chùa Hương ngày nay dù đã được khôi phục những khó lòng được như xưa.
Cảnh sắc chùa Hương linh thiêng, như tiên cảnh.
Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến, người hành hương và khách du lịch thường đi theo các tuyến đường khác nhau. Tuyến chính là từ bến Yến, đi thuyền đến bến Trò. Cũng có thể đi bộ theo con đường ven chân núi. Người đến chùa Hương có đủ già, trẻ, gái, trai, lớn, bé…
Khi đi đường từ bến Yến đến bến Trò phải ghé đền Trình trên núi Ngũ Nhạc, diện tích không lớn nhưng ngôi đền đang thờ một vị thần núi. Trên dòng suối Yến có cây cầu gỗ được gọi tên là Cầu Hội. Từ chân cầu đi vào bên trái có thể đi vò ngôi chùa Thanh sơn trong động núi.
Khi đến chùa Thiên Trù bạn phải ghé đến núi Tiên, trong núi lại có chùa Tiên. Trong chùa Tiên hiện có 5 pho tượng phật bằng đá do những người thợ đá ở Kiện Khê (Hà Nam) làm ra vào năm 1907 dựa theo truyền thuyết Bà Chúa Ba Diệu Thiện đã đắc đạo thành Quan Thế Âm Bồ Tát ở Hương Sơn. Giữa đường khi đi từ chùa Thiên Trù đến động Hương Tích là chùa Giải Oan, ở đây có giếng nước trong vắt gọi là “Thiên nhiên thanh trì”. Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích.
Nhắc đến chùa Hương bạn phải nói đến Lễ hội chùa Hương diễn ra vào ngày mồng 6 tháng Giêng. Lễ hội kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đến ngày lễ sẽ có hàng triệu phật tử và các du khách trẩy hội chùa Hương. Lễ hội này còn có ngồi thuyền và thả mình vào chốn thần tiên. Ngoài ra còn có lễ hội đua thuyền rất hấp dẫn diễn ra hàng năm.
Chùa Hương cảnh sắc đẹp tự nhiên, con người như lạc vào tiên cảnh, nơi đây thu hút nhiều phật tử và các du khách đến khám phá và thành kính cầu mong những điều tốt lành trong cuộc sống.