Bài văn thuyết minh về chùa Tây Phương hay nhất - Bài số 4

Núi Câu Lậu – xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội – Nơi có di tích lịch sử lớn của nước ta đó là danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương. Đến bây giờ ngôi chùa vẫn tồn tại trên đất Hà Nội ta.


Chùa Tây Phương nằm trên ngọn núi Câu Lậu, cao chót vót, bao phủ xung quanh là cây xanh. Ngôi chùa có diện tích khá rộng, cảnh tượng cây xanh bao vây trù phú đậm sắc dân tộc cổ xưa, hoang sơ mộc mạc. Cảnh thiên nhiên hùng vĩ với lối kiến trúc thiêng liêng mà líu lo tiếng chim hót. Tạo nên một bức tranh đẹp vô cùng. Ai ai cũng có thể đến nơi đây bằng bất kì phương tiện đường bộ nào nhưng muốn lên đến chùa thì phải đi bộ bằng chính đôi chân của mình.


Từ xưa, vào thời Mạc ngôi chùa đã được trùng tu lại theo nền cũ của cha anh xây trước để lại. Năm 1554, chùa lại được trùng tu lại cho đẹp hơn và đậm sắc dân tộc Việt Nam hơn. Năm 1632 thì chùa lại được xây dựng thêm thượng điện ba gian, hậu cung cùng hành lang 20 gian. Và vào năm 1660 vào thời Tây Sơn, chùa được Tây Đô Vương Trịnh Lạc tu sửa lại và lấy tên là “Tây Phương cổ tự” – Một cái tên truyền thống và đẹp đẽ. Nhưng nhờ cái tên đó mà giờ đây nó vẫn còn tồn tại mà không hề qua một lần tu sửa nào khác. Kiến trúc độc đáo, nguyên liệu xây dựng vững chắc, lưu giữ bền vững đến bây giờ. Giờ đây, danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương đã trở thành một di tích lịch sử của Việt Nam.


Chúng ta đi lên 239 bậc đá ong thì đến đỉnh núi và cổng chùa, chính điện và hậu cung. Mỗi nếp chùa có hai tầng mái, tường được xây bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần tạo nên vẻ hoang sơ, mộc mạc. Các cột gỗ đều được kê trên đá tảng xanh, trong khắc hình cánh sen. Mái chùa Tây Phương cũng rất đặc biệt, có những góc mái cong như con rồng uốn lượn. Mái bên trên in hình lá đề, lớp dưới lót mái vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa. Xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều trạm trổ tinh tế, các đầu mái đao cũng bằng đất nung đỏ nổi lên hình hoa lá, rồng bay, giàu sức truyền cảm. Nhìn từ xa ta thấy danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương như một ngọn núi um tùm xanh lá cây cỏ nhưng nổi bật lên trên ngọn núi đó là mái chùa cong cong mà như cổ xưa trù phú.


Chùa nổi tiếng với rất nhiều pho tượng, ngôi tượng thần thánh, vị La Hán và Phật đều được tạc bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng làm cho bức tượng càng tôn thêm vẻ uy nghi. Có những pho tượng cao hơn người như pho Kim Cương, Hộ pháp, cao 3m, trang nghiêm, phúc hậu, phần lớn chúng được tạc từ thế kỉ XVII, ngoài ra còn có cả những tác phẩm ở giữa thế kỉ XIV. Đặc biệt hơn cả là 18 vị La Hán to bằng người thật trong các tư thế: ngồi, đứng…Mỗi vị thể hiện một nỗi khổ, tính cách khác nhau, khá sinh động và ít thấy trong điêu khắc Việt Nam. Đó là hình tượng của những con người đắc đạo mà lòng vẫn trầm ngâm suy nghĩ về nỗi khổ của chúng sinh.


Danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương không chỉ nổi tiếng vì nguồn gốc lịch sử lâu đời mà còn nổi tiếng là khu du lịch thu hút các du khách thập phương gần xa, trong và ngoài nước về du lịch và lễ Phật. Với lối kiến trúc cổ lâu đời được lưu giữ đã qua bao thế kỉ, sự cổ kính đã được nhiều người yêu thích. Vào ngày 06-3 Âm lịch hàng năm là ngày Hội chính của Chùa, các du khách khắp nơi đổ về đây đi trẩy hội, lễ phật trốn linh thiêng. Vừa nổi tiếng, vừa mang đậm bản sắc dân tộc và ý nghĩa lịch sử nên vào năm 1962, nơi đây đã được Bộ văn hóa công nhận là di tích văn hóa cấp Quốc gia.

Bài văn thuyết minh về chùa Tây Phương hay nhất - Bài số 4
Bài văn thuyết minh về chùa Tây Phương hay nhất - Bài số 4
Bài văn thuyết minh về chùa Tây Phương hay nhất - Bài số 4
Bài văn thuyết minh về chùa Tây Phương hay nhất - Bài số 4

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy