Top 8 Địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Phan Thiết
Phan Thiết một trong những thành phố du lịch đẹp và nổi tiếng nhất tỉnh Bình Thuận. Nơi đây được xem như là một thiên đường du lịch thu nhỏ, là sự hòa quyện từ ... xem thêm...những điều đơn sơ, mộc mạc mà tuyệt vời nhất của tạo hóa như biển, đồi cát, núi rừng, khe suối, hang động. Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Phan Thiết.
-
Bãi biển Đồi Dương
Bãi biển Đồi Dương là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Phan Thiết, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nó không chỉ là một điểm tham quan mà còn là một nơi tuyệt vời để nghỉ dưỡng và thư giãn. Bãi biển này nằm ở khu vực trung tâm của thành phố, nên rất dễ dàng để đến đây bằng các phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ.
Khu vực bãi biển Đồi Dương được bao quanh bởi một rừng dương xanh mát, tạo nên một không gian yên tĩnh và thơ mộng. Hàng dương rì rào theo sóng biển, tạo nên một khung cảnh đẹp như tranh vẽ. Bãi biển này cũng mang tên đồi, mặc dù đó là một bãi biển. Cái tên này có vẻ nghịch lý, nhưng thật sự nó lại rất dễ hiểu. Ông cha ta từ xưa rất đơn giản, họ đặt tên địa danh theo điều mà họ nhìn thấy trước mắt. Chính vì vậy, khi nhìn thấy bãi biển này được ôm trọn bởi rừng dương xanh mát, họ đã quyết định đặt tên là Đồi Dương.
Để đến bãi biển Đồi Dương, bạn chỉ cần chạy thẳng theo hướng đại lộ Nguyễn Tất Thành từ trung tâm TP. Phan Thiết. Khi nhìn thấy hàng dương xanh mát phía xa xa và biển cả mênh mông, đó chính là bãi biển Đồi Dương. Nếu bạn đang tìm kiếm một bãi biển đẹp để tắm biển và nghỉ ngơi thì đây là địa điểm lý tưởng.
Nếu bạn đến bãi biển Đồi Dương vào mùa hè, thời tiết có thể khá nóng. Tuy nhiên, hàng dương lại mang đến cho du khách một cảm giác mát mẻ và thoải mái. Đây cũng là lý do tại sao hàng dương được xem là một điểm nhấn đặc biệt của bãi biển này.
-
Trường Dục Thanh
Thành phố Phan Thiết không chỉ nổi tiếng với bãi biển đẹp, mà còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trong số đó, Trường Dục Thanh là một công trình tưởng niệm có ý nghĩa tinh thần đặc biệt. Nằm ở trung tâm thành phố Phan Thiết, bên bờ sông Cà Ty, Trường Dục Thanh đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia từ năm 1986.
Trường Dục Thanh là nơi Bác Hồ dừng chân dạy học từ tháng 9 năm 1910 đến tháng 2 năm 1911 với tên gọi Nguyễn Tất Thành. Tại đây, Người truyền đạt kiến thức văn hóa và khơi dậy tinh thần yêu nước cho các học trò của mình trước khi Người ra Sài Gòn và ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Trường Dục Thanh là một trong những nơi ghi dấu cuộc đời cao đẹp của Người, với nếp sống giản dị, chân thật, tình yêu nước và hình ảnh của một thầy giáo trẻ đầy tâm huyết.
Hiện nay, Trường Dục Thanh là một điểm đến hấp dẫn cho du khách từ mọi miền đất nước, nơi mà họ có thể tìm hiểu thêm về cuộc đời của Bác Hồ và những cống hiến của Người cho sự nghiệp giáo dục và cứu nước.
-
Tháp Po Sha Nư
Tháp Po Sha Nư (hay còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài) là một trong những di tích kiến trúc cổ của Vương quốc Chăm Pa, được bảo tồn tại đồi Bà Nài, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Nhóm tháp này được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIII đến giữa thế kỷ XIV và được cho là là biểu tượng cho sự thịnh vượng của Vương quốc Chăm Pa tại khu vực miền Nam Trung Bộ.
Tháp Po Sha Nư là một trong những di tích kiến trúc nổi tiếng của Chămpa, nổi bật với phong cách kiến trúc Hòa Lai - một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa, có đặc trưng bởi những đường nét uốn cong, các hoa văn họa tiết tinh xảo, các màu sắc rực rỡ. Nhóm tháp này được xây dựng từ đá vôi, với các cột đá dựng theo kiểu chồng lên nhau, được chắp vá bằng chất dán từ cây cao su và vôi, cho đến nay vẫn còn đẹp và hoàn chỉnh.
Tháp được dành để thờ vị thần Shiva, là một trong những vị thần được sùng bái và tôn kính trong Ấn Độ giáo, một trong những tôn giáo lớn tại thời điểm đó. Về sau, vào thế kỷ 15, người Chăm xây thêm một số đền thờ khác với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Po Sha Inư - con gái của vua Para Chanh. Công chúa Po Sha Inư được người Chăm đương thời yêu quý và tôn trọng vì bà được coi là người có tài đức và phép ứng xử tốt.
Mặc dù nhóm đền tháp Po Sah Inư không quá lớn, nhưng lại rất đặc biệt với kiến trúc và nghệ thuật trang trí độc đáo của người Chăm, với những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Hiện nay, nhóm đền tháp Po Sah Inư được xem là một trong những điểm du lịch hấp dẫn ở Bình Thuận. -
Lầu Ông Hoàng
Lầu Ông Hoàng là một công trình kiến trúc đặc biệt, được xây dựng vào ngày 21/2/1911 trên đỉnh đồi Bà Nài, cách Tháp Chàm Pô sha nư khoảng 100m về hướng Nam. Công trình này có diện tích 536m2 và được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1945, Lầu Ông Hoàng trở thành một trong những địa điểm chiến sự quan trọng. Quân Pháp đã xây dựng một hệ thống đồn bót với nhiều lô cốt để canh giữ toàn vùng Phan Thiết, và Lầu Ông Hoàng đã trở thành nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, Lầu Ông Hoàng không được bảo tồn và chăm sóc, dần trở nên xuống cấp, hoang phế. Sau này, nhờ nỗ lực của các nhà hoạt động bảo tồn di sản, Lầu Ông Hoàng đã được cải tạo và khôi phục lại, trở thành một trong những điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Phan Thiết.
Móng nền của Lầu Ông Hoàng được đúc bằng đá hộc xanh, có nền cao tới hai thước và lót gạch bông sáng bóng. Phía trên nóc biệt thự là những phiến đá màu xanh, giúp bên trong luôn mát lạnh dù thời tiết bên ngoài có nóng nực đến cỡ nào. Phía trước biệt thự, người ta phải tròn mắt ngạc nhiên bởi một khoảng sân rộng với nhiều loại hoa, cây cảnh, thêm các cây che bóng mát và ghế đá ngồi trò chuyện, nghỉ ngơi.
-
Bãi đá Ông Địa
Có lẽ nhiều du khách đều tỏ ra tò mò về nguồn gốc của cái tên "Bãi Đá Ông Địa" vì nó rất đặc biệt. Những câu chuyện và truyền thuyết xoay quanh bãi đá này đều có liên quan đến tâm linh. Dân địa phương kể lại rằng trước đây có một tượng đá giống hình ông Địa, với miệng cười và đôi mắt hướng xuống đất liền. Khi phát hiện ra điều này, người dân sống bên bãi đá Ông Địa tin rằng đây là điềm báo lành, một dấu hiệu của thần linh để bảo vệ cho cuộc sống đánh cá của họ.
Mặc dù thời gian và tác động của thời tiết đã khiến cho tượng đá này bị hư hại và không còn nguyên vẹn như trước, nhưng người dân vẫn tận tâm lập bàn thờ Ông Địa ngay tại bãi đá, và cái tên "Bãi Đá Ông Địa" từ đó được lưu truyền. Tất cả mọi người ở đây đều tin vào tâm linh và sự thiêng liêng này. Điều này cũng giúp cho đời sống của họ trở nên thuận lợi hơn nhiều.
Nhiều người tin rằng, nếu họ thành tâm khấn nguyện trước bàn thờ Ông Địa, thì những điều may mắn và nguyện vọng của họ sẽ được đáp ứng. Đây là một tín ngưỡng đẹp và phúc hậu cho những người có lòng tin và hành động tích cực, và cũng giúp cho "Bãi Đá Ông Địa" không chỉ là một điểm check-in đẹp mắt, mà còn là một địa điểm tâm linh, nơi cầu nguyện và tôn vinh các vị thần linh.
-
Đồi Hồng
Thuộc khu vực Mũi Né, với các tên gọi khác nhau như Đồi Cát Mũi Né, Đồi Cát Bay, Đồi Cát Đỏ hay Đồi Cát Hồng, nơi này luôn mang lại cho du khách những trải nghiệm rất đặc biệt bởi những đặc điểm khá đặc trưng mà không đâu có được. Tên gọi bắt nguồn từ việc đồi cát có màu sắc chính là vàng, là mỏ sắt cổ tồn tại hàng trăm năm kiến tạo nên. Gọi là Đồi Cát Bay vì hình dáng của đồi cát thay đổi theo giờ, theo ngày, theo tháng và không có hình dáng nhất định. Việc tạo nên hình dáng trăm hình, trăm dáng của cát là do gió bào mòn và thổi bay lớp cát mỏng manh phía trên.
Trò chơi trên cát phổ biến nhất chính là trượt cát bằng ván, du khách dùng một tấm ván carton do chính những em nhỏ người địa phương cho thuê một tấm với giá là 10000 đồng. Khách có thể trượt trên những đồi cát cao xuống bên dưới. Độ dốc của cát càng cao, trượt ván càng thú vị. Đây cũng là một trong những địa danh nổi tiếng khi nhắc đến Phan Thiết. Đồi Cát Hồng cách trung tâm thành phố Phan Thiết không xa, và được coi là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của vùng đất Bình Thuận.
-
Bãi Rạng
Bãi Rạng được xem là bãi biển đẹp nhất của TP Phan Thiết. Bãi Rạng cách trung tâm thành phố khoảng 15 km về phía Bắc. Thiên nhiên bãi Rạng hoang sơ, mộc mạc vì phần lớn diện tích tự nhiên chưa bị khai thác, xây dựng nên khách du lịch đến đây không chỉ để tham quan, nghỉ dưỡng mà có thể khám phá nhiều điều kỳ thú. Người dân địa phương thường gọi là Rạng hoặc Bãi Rạng, du khách đến đây thường hay gọi biển Rạng. Đó là nơi có nhiều rạng san hô đã chết, hóa đá hoặc những bãi đá ngầm chìm trong nước. Đây là đặc điểm của nhiều bãi Rạng ở miền biển.
Nhiều du khách từng đặt chân đến bãi Rạng cho biết, khung cảnh nơi đây đẹp ấn tượng trong mọi thời điểm. Tuy nhiên, buổi sáng tinh mơ hoặc hoàng hôn ở bãi Rạng là điều mà bạn không nên bỏ qua nếu có dịp đặt chân đến đây. Hiện tại bãi Rạng, các quán ăn, nhà nghỉ mọc lên san sát, mọi người có thể ra tận các xuồng chài, ghe lưới chọn mua những đặc sản như cá, tôm, sò, ốc vừa mới đánh bắt mang lên tự chế biến hoặc trực tiếp vào nhà hàng thưởng thức, vừa ngon vừa rẻ so với nhiều nơi khác.
-
Hòn Ghềnh
Hòn Ghềnh (người dân địa phương gọi là Hòn Lao) nằm ngoài khơi cách Mũi Né chưa đầy 1 km. Từ trong đất liền nhìn ra, hòn Ghềnh tựa như con rùa biển khổng lồ đang bơi vào bờ. Cho đến bây giờ, hòn Ghềnh vẫn là ốc đảo hoang sơ, chỉ có cây dại, ghềnh đá và nhiều loài chim sinh sống, không có nhà dân, chỉ có một ngôi miếu thờ ông Nam Hải, ngư dân thay nhau hương khói quanh năm.
Ấn tượng đầu tiên khi thuyền cập đảo là nước ở khu vực này trong vắt, du khách có thể nhìn thấy những tầng san hô nằm dưới đáy rất đẹp và lạ mắt. Chung quanh đảo là những ghềnh đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau, tạo nên những hang động kích thích du khách khám phá, tìm hiểu. Hòn Ghềnh là địa điểm lý tưởng cho những ai thích loại hình du lịch khám phá và mạo hiểm. Ở đây bạn có thể cắm trại, vượt ghềnh, ngắm cảnh, câu cá... Nếu muốn ngắm cảnh hòn Ghềnh, bạn nên đi vào buổi chiều là đẹp nhất, vì bạn sẽ thấy được khoảnh khắc tuyệt đẹp của rạng chiều lúc hoàng hôn trên biển.
Nguyễn Hoàng Chương 2019-08-10 10:40:07
bài viết được chọn làm video của toplist.vn cảm ơn tác giả