Bốn cái bánh đúc
Chi tiết 4 bát bánh đúc là chi tiết kinh điển của văn học Việt Nam, tượng trưng cho hiện thực đau lòng của nước ta vào nạn đói 1945. Nạn đói năm 1945 đi vào lịch sử dân tộc như một trong những sự kiện đau lòng nhất, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói vì chính sách nhỏ lúa trồng đay của Nhật. Cái đói ám ảnh thành mùi thành hương thành vị.
Hình ảnh bốn bát bánh đúc thể hiện sự khốn cùng của người dân Việt Nan. Vì miếng ăn mà Thị mất đi nữ tính của người con gái, Thị đánh đổi cái sĩ diện, cái duyên của người con gái. Khi Thị "sa xuống ăn một chắp bốn bát bánh đúc". Chi tiết bát bánh đúc trong tác phẩm đã phản ánh hiện thực về nạn đói trong đó con người bị coi như cọng rơm cái rác, giá trị cả con người trở nên rẻ mạt, bị bào mòn trước gánh nặng cơm áo gạo tiền.
Hình ảnh này cũng đồng thời làm nổi bật lên phẩm chất của Thị - khát vọng sống mãnh liệt. Trước cái đói, những hành động của Thị chỉ như một bản năng, con người ai cũng muốn sống. Thị thể hiện là một con người mạnh mẽ và có sức sống mãnh liệt.
Chi tiết bốn cái bánh đúc được nhà văn khéo léo đưa vào, làm đòn bẩy để làm bật lên tình người trong nạn đói. Giữa cái đói đang hoành hành, Tràng sẵn sàng mua cho thị bốn bát bánh đúc để ăn. Như vậy không chỉ có giá trị hiện thực sâu sắc, hình ảnh bốn bát bánh đúc đồng thời cũng thể hiện phẩm chất cao cả của Tràng, lời khẳng định cho những giá trị nhân văn cao đẹp không bị lu mờ trước cái ăn, cũng như truyền tải lời xót thương cho thân phận của con người trở nên rẻ mạt.