Bột sắn dây
Sắn dây được làm đặc thành dạng bột có khả năng đi vào thành ruột và trung hòa axit trong đó, có tác dụng chống lại vi trùng, ngăn cản bệnh tiêu chảy. Bột sắn dây còn làm giảm tình trạng đau họng và đầy hơi trong ruột. Hơn thế nữa, bột sắn dây rất giàu plavonodit - một hoạt chất tăng cường sự hoạt động của hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Cho nên, sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột. Tuy nhiên Mẹ bầu có các dấu hiệu như mệt mỏi, tay chân, người lạnh thì không nên uống nước sắn dây vì nó có tính hàn, khi vào cơ thể sẽ làm các bệnh lý này nặng hơn và thậm chí còn nguy hiểm đến cả tính mạng. Hơn nữa, khi mẹ có triệu chứng động thai kèm theo dấu hiệu co bóp dạ con thì nên tránh xa các món ăn, thức uống liên quan đến bột sắn dây.
Sắn dây có thể gây ra tác dụng không mong muốn nếu dùng chung với thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng. Vì vậy bà bầu có được ăn bột sắn dây hay không thì cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng những thuốc vừa nêu. Ngoài ra, do sắn dây là thực phẩm có tính hàn nên thai phụ không sử dụng khi tay chân lạnh, cơ thể mệt mỏi. Mẹ bầu cũng không nên lạm dụng bột sắn. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng một lượng nhất định. Vì cơ thể mẹ và thai nhi giai đoạn này rất nhạy cảm nên cần sử dụng bột khi đã nấu chín để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Folate trong sắn dây là vitamin nhóm B rất quan trọng trong thai kỳ. Thiếu folate, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật ống thần kinh. Bột sắn dây nói riêng và các loại ngũ cốc, củ quả tươi nói chung chính là nguồn cung cấp folate rất tốt cho thai phụ. Bổ sung 100g mỗi ngày sẽ đáp ứng được khoảng 84% lượng folate cần thiết cho cả mẹ và thai nhi.