Các dạng đục thủy tinh thể thường gặp

Tùy vào nguyên nhân và tình trạng người bệnh mà đục thủy tinh thể biểu hiện ở các dạng khác nhau như:

Đục nhân thủy tinh thể

  • Đây là loại thường thấy nhiều nhất, và bất cứ trường hợp lớn tuổi nào cũng có thể mắc dạng bệnh này.
  • Chúng hình thành ở trung tâm của thấu kính (thủy tinh thể), được gọi là hạt nhân. Khi chúng phát triển và trở nên tồi tệ hơn, thị lực của người bệnh thực sự có thể trở nên tốt hơn lúc đầu.
  • Theo thời gian, thấu kính (thủy tinh thể) cứng lại và chuyển sang màu vàng hoặc thậm chí là màu nâu. Khi đó người bệnh sẽ khó khăn khi nhìn thấy các chi tiết nhỏ trong một thời gian, màu sắc cũng trở nên kém phong phú hơn và họ nhìn thấy quầng sáng xung quanh các thiết bị có ánh sáng vào ban đêm.

Đục vỏ thủy tinh thể

  • Chúng có hình dạng ở rìa ngoài của thủy tinh thể, được gọi là vỏ. Dạng bệnh này thường bắt đầu bằng vết màu trắng chèn vào, giống như hình tam giác hướng về trung tâm mắt. Khi phát triển, chúng phân tán ánh sáng.
  • Nếu bạn có đục thủy tinh thể này, triệu chứng chính của nó là lóa. Và bạn có thể gặp nhiều khó khăn khi lái xe vào ban đêm. Ngoài ra chúng cũng có thể làm cho thị lực của bạn trở nên mờ dần, giống như bạn đang nhìn xuyên qua màn sương mù. Hoặc bạn cũng có thể khó phân biệt các màu tương tự hay đánh giá một vật thể ở khoảng cách bao xa.

Đục bao sau (Posterior Subcapsular Cataracts)

  • Ở dạng đục thủy tinh thể này, chúng hình thành ngay bên trong mặt sau của thủy tinh thể, đây là phần mắt bao quanh thấu kính và giữ nó đúng vị trí. Dạng bệnh này thường ảnh hưởng trực tiếp đường đi của ánh sáng khi nó đi qua thấu kính.
  • Thông thường chúng xuất hiện nhanh chóng hơn các đục thủy tinh thể khác và bạn có thể gặp các triệu chứng trong vòng vài tháng. Ngoài ra chúng ảnh hưởng đến tầm nhìn gần của bạn và khi gặp ánh sáng mạnh, bạn sẽ khó nhìn hơn.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh

  • Đây là dạng đục thủy tinh thể xảy ra khi bạn mới vừa chào đời hoặc hình thành khi bạn còn nhỏ. Trong đó một số trường hợp được liên kết với gen, còn những người khác là do một căn bệnh (như rubella) mà mẹ bạn đã mắc phải trong khi mang thai.
  • Khi chúng chưa phát triển hoặc nằm ngoài trung tâm của thủy tinh thể, chúng có thể không cần điều trị. Nhưng khi em bé được sinh ra, chúng gây cản trở cho thị lực, vì vậy bác sĩ cần phải loại bỏ chúng, bởi vì chúng có thể ngăn mắt nhìn thấy mọi thứ xung quanh.

Đục thủy tinh thể do chấn thương

Hiện nay nhiều loại chấn thương có thể dẫn đến đục thủy tinh thể. Bạn có thể bị dạng đục thủy tinh thể này nếu bạn bị một vật đập vào mắt hoặc bị thương do bỏng, hóa chất... Thông thường chúng có thể xảy ra ngay sau khi bị thương hoặc xuất hiện sau nhiều năm.


Đục thủy tinh thể dạng thứ phát

Khi một tình trạng khác hoặc điều trị y tế dẫn đến đục thủy tinh thể, các bác sĩ gọi đó là thứ phát. Ví dụ: Bệnh tiểu đường, sử dụng thuốc steroid như prednison và thậm chí phẫu thuật đục thủy tinh thể là những nguyên nhân có thể gây ra dạng bệnh này. Ngoài ra khi bạn mắc phải dạng bệnh này sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể, nó được gọi là đục bao sau (PCO - posterior capsule opacification). Khi đó bác sĩ của bạn có thể sử dụng phẫu thuật mở bao sau bằng laser YAG.


Đục thể thủy tinh do bức xạ

Hiện nay điều quan trọng mà mọi người quan tâm là phải bảo vệ làn da khỏi bức xạ tia cực tím (UV) của mặt trời, tuy nhiên nó cũng có thể gây tổn hại cho đôi mắt. Đôi khi ai đó có thể bị dạng đục thủy tinh thể này nếu họ dành quá nhiều thời gian dưới ánh mặt trời mà không có bảo vệ mắt. Hoặc những người làm việc ngoài trời, như ngư dân và nông dân, thường có nhiều khả năng bị loại đục thủy tinh thể này. Vì vậy để ngăn chặn nó, hãy đeo kính râm với 100% UVA và UVB. Đôi khi dạng đục thủy tinh thể này cũng là một tác dụng phụ có thể xảy ra từ xạ trị ung thư.


Đục thủy tinh thể Lamellar hoặc Zonular

Loại này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và chúng gây tổn hại cả hai mắt. Các gen gây ra chúng thường được truyền từ cha mẹ sang con. Dạng đục thủy tinh thể này tạo ra các chấm trắng mịn ở giữa thấu kính (thủy tinh thể) và có thể xuất hiện hình chữ Y. Theo thời gian, toàn bộ trung tâm của thấu kính có thể chuyển sang màu trắng.


Đục thủy tinh thể dạng Posterior Polar

Ở dạng đục tinh thể này, chúng thường xảy ra ở trung tâm phía sau thấu kính (thủy tinh thể) của bạn và do các gen được di truyền qua gia đình bạn. Cho đến nay chúng thường không gây ra triệu chứng, và khó bị loại bỏ.


Đục thủy tinh thể dạng Anterior Polar

Chúng hình thành ở mặt trước và trung tâm của thấu kính (thủy tinh thể), và trông giống như những chấm trắng nhỏ.

Nhưng tin tốt là những đục thủy tinh thể này thường không ảnh hưởng nhiều đến thị lực của bạn.


Đục thủy tinh thể sau phẫu thuật

Phẫu thuật loại bỏ dịch thủy tinh (Vitrectomy) có thể giúp điều trị một số vấn đề về mắt nhưng có thể dẫn đến đục thủy tinh thể. Vì vậy phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể điều trị và cải thiện thị lực của bạn.


Đục thủy tinh thể dạng Christmas Tree

Còn được gọi là đục thủy tinh thể đa sắc, dạng bệnh này tạo thành các tinh thể sáng bóng, có màu trong thấu kính (thủy tinh thể) của bạn. Hiện tại căn bệnh này phổ biến nhất ở những tường hợp bị loạn trương lực cơ.


Đục thuỷ tinh thể do tuổi tác

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở người có tuổi bởi khi bước qua tuổi trung niên, quá trình oxy hóa và chống oxy hóa bên trong cơ thể bị mất cân bằng. Do vậy, việc bổ sung chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhằm tạo ra một hàng rào bảo vệ mắt để ngăn chặn đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và các bệnh về mắt.


Đục thuỷ tinh thể do bệnh lý: thường gặp nhất là ở các đối tượng bị thiếu hụt canxi huyết, bệnh tiểu đường, cao huyết áp… do rác thải sinh ra trong quá trình bệnh tật quá lớn không được dọn dẹp kịp thời.


Đục thuỷ tinh thể do chấn thương: chấn thương, va đập có thể gây đục thể thuỷ tinh sớm hoặc muộn, vì vậy việc phòng ngừa quá trình viêm và stress oxy ở những đối tượng này cũng rất cần được coi trọng.


Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh: xuất hiện ngay từ khi trẻ mới sinh ra. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc do bệnh của phôi trong thời kì mang thai.

Đục nhân thủy tinh thể và đục vỏ thủy tinh thể
Đục nhân thủy tinh thể và đục vỏ thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể bẩm sinh và do chấn thương
Đục thủy tinh thể bẩm sinh và do chấn thương

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy