Phương pháp điều trị đục thủy tinh thể

Dựa trên các giai đoạn của bệnh, người bệnh sẽ được tư vấn biện pháp cải thiện thị lực và điều trị đục nhân mắt một cách thích hợp.
Sử dụng kính hỗ trợ

Trong giai đoạn sớm, thị lực chưa suy giảm nhiều, các bác sĩ thường cho người bệnh đeo kính hoặc sử dụng kính lúp hỗ trợ song song với việc cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mắt. Người bệnh nên làm việc trong môi trường ánh sáng tốt để giảm thiểu các rối loạn thị giác.


Phương pháp dùng thuốc và giải pháp bổ trợ

Hiện nay các thuốc tổng hợp hóa dược rất khó có thể làm trong thủy tinh thể trở lại. Với những trường hợp bị đục thủy tinh thể giai đoạn đầu chưa cần thiết phải phẫu thuật ngay, các bác sĩ sẽ cho bổ sung một số vitamin như C, A, E.. và một số hoạt chất khác để làm chậm lại tiến trình đục thuỷ tinh thể.


Nếu những biện pháp này không có tác dụng thì chỉ có phẫu thuật là cách điều trị hiệu quả nhất. Phẫu thuật được chỉ định khi đục thủy tinh thể gây giảm thị lực cản trở sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như lái xe, đọc sách hoặc xem ti vi. Bệnh nhân và bác sĩ cùng quyết định thời điểm phẫu thuật. Trong đa số trường hợp có thể trì hoãn phẫu thuật cho đến khi tư tưởng đã sẵn sàng.


Phương pháp nhũ tương hóa thủy tinh thể hay phaco: Tạo một đường rạch nhỏ ở một bên giác mạc (giác mạc là cái vòm trong suốt che phủ phía trước tròng đen), sau đó đưa một thiết bị nhỏ vào mắt. Thiết bị này phát ra sóng siêu âm làm thủy tinh thể mềm và phân thành những mảnh nhỏ, do đó có thể hút ra. Hiện nay hầu hết phẫu thuật lấy thủy tinh thể được thực hiện bằng phương pháp phaco, còn gọi là phẫu thuật đường rạch nhỏ.

Phương pháp lấy thủy tinh thể ngoài bao:

  • Áp dụng với trường hợp bị đục thủy tinh thể nặng, mức thị lực 1- 2/10. Thủy tinh thể bị đục mờ sẽ được thay thế bằng một thủy tinh thể nhân tạo nhằm đem lại ánh sáng cho đôi mắt. Tuy nhiên chi phí khá cao, hơn nữa một số người đang mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch… khó có thể khôi phục được thị lực hoàn toàn sau mổ.
  • Ngoài ra, phẫu thuật thay thủy tinh thể cũng có nguy cơ gây ra một số biến chứng, điển hình là đục bao sau khiến mắt nhìn mờ sương, nhức mỏi, thấy chấm đen… như trước khi mổ. Một số trường hợp khác có thể bị nhiễm trùng mắt, tăng nhãn áp, bong rách võng mạc… khiến thị lực suy giảm.
  • Bác sĩ sẽ tạo một đường rạch dài hơn ở một phía giác mạc và lấy phần nhân cứng thủy tinh thể ra, sau đó hút phần còn sót lại. Sau khi lấy thủy tinh thể, bác sĩ sẽ đặt một kính nội nhãn thay vào vị trí của thủy tinh thể. Kính nội nhãn là một thấu kính nhân tạo trong suốt, sẽ là một phần của mắt bạn suốt đời nhưng bạn không cần phải chăm sóc cho nó.
  • Một số trường hợp không thể đặt kính nội nhãn vì đang có bệnh mắt khác hoặc có tai biến khi phẫu thuật. Trường hợp này có thể đeo kính sát tròng hoặc đeo kính gọng sau mổ

Chăm sóc mắt sau phẫu thuật:

Sau phẫu thuật thay thủy tinh thể, bạn có thể cảm thấy: đau nhẹ xung quanh mắt, ngứa hoặc cảm giác bị dính mắt, hình ảnh nhìn thấy bị mờ, mắt di chuyển không linh hoạt, đau đầu nhẹ, sợ ánh sáng… Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng phụ thường gặp và sẽ mất dần sau vài ngày. Nếu đau quá, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ uống thuốc giảm đau như paracetamoll, ibuprrofen.

  • Người bệnh cần đeo kính chống bụi cả ngày và cả lúc ngủ để tránh vô tình dụi mắt khi ngứa mắt.
  • Vài tuần đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân nên hạn chế xem tivi, sử dụng máy tính.
  • Luôn rửa tay sạch trước khi chạm vào mắt. Hàng ngày rửa mi mắt bằng gạc và nước rửa mắt để lấy đi chất dịch bám vào mắt.
  • Bệnh nhân phải sử dụng thuốc nhỏ mắt và uống thuốc đầy đủ như bác sĩ hướng dẫn, ngay cả khi cảm thấy mắt đã ổn. Không nhỏ bất kỳ loại thuốc nào khác vào mắt, ngoại trừ thuốc do bác sĩ chỉ định. Thông thường, mắt có thể hồi phục thị lực tối đa trong vòng 8 tuần.

Những việc cần tránh sau phẫu thuật thay thủy tinh thể

  • Tuyệt đối không dụi tay lên mắt, nháy mắt mạnh, tránh để xảy ra đè áp mạnh gây chấn thương mắt.
  • Tránh các hoạt động gắng sức như nâng vật nặng.
  • Tránh cúi đầu thấp hơn thắt lưng.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên để xà phòng rơi vào mắt, tránh xa môi trường ô nhiễm trong vòng 1 tháng.
  • Không đi bơi, tắm biển, cúi đầu nhiều, không làm việc nặng, tránh hoạt động mạnh trong 3 tháng sau khi mổ.

Bạn nên khám lại theo giấy tái khám để kiểm tra tình trạng phục hồi hoặc tự đi nếu gặp phải các biến chứng như đau nhói hoặc đau nặng trong mắt, đau đầu nhưng không kèm buồn nôn/nôn, suy giảm hoặc đột ngột mất thị lực, mắt đỏ. đột nhiên nhìn thấy chấm đen, lốm đốm hoặc từng vệt nổi lơ lửng trước mắt.

Phẫu thuật chữa đục thủy tinh thể
Phẫu thuật chữa đục thủy tinh thể
Chữa trị đục thủy tinh thể

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy